Hỗ trợ khách hàng làm thủ tục, hợp đồng mua bán, ra sổ đỏ

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: th s nguyễn minh nhật (Trang 53 - 56)

CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN

4. Thường xuyên đào tạo thái độ & kỹ năng nhân viên

2.5. quy trình chăm sóc khách hàng

2.5.2 Hỗ trợ khách hàng làm thủ tục, hợp đồng mua bán, ra sổ đỏ

Thủ tục làm hợp đồng mua bán nhà hình thành trong tương lai (dự án chung cư, liền kề, biệt thự đang và sẽ xây dựng).

Những điều kiện để được chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai.

Thứ nhất, không phân biệt phía bên mua đã được nhận bàn giao nhà hay chưa, việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán sẽ phải được thực hiện trước khi chủ đầu tư dự án nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (sổ hồng) đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thứ hai, việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán phải được thực hiện theo từng căn nhà riêng lẻ hoặc từng căn hộ. Với trường hợp hợp đồng mua bán, thuê mua nhiều căn nhà riêng lẻ hoặc nhiều căn hộ trong một dự án thì phải chuyển nhượng toàn bộ số căn nhà hoặc căn hộ trong hợp đồng đó. Trong trường hợp bên bán muốn chuyển nhượng một hoặc một số căn hộ thì phải ký lại hợp đồng hoặc ký phụ lục bổ sung cho các căn hộ dự định chuyển nhượng này.

Các bước trình tự, thủ tục chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai.

Bước 1: Bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng phải thống nhất và tiến hành lập Văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở theo quy định và theo mẫu tại Thông Tư 19/2016/TT-BXD.

Bước 2 (nếu có): Trong trường hợp bên chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở không phải là một tổ chức doanh nghiệp, hợp tác xã có chức năng kinh doanh bất động sản theo quy định của pháp luật về kinh doanh bất động sản thì Văn bản chuyển nhượng hợp đồng phải được công chứng, chứng thực. Trái lại, nếu bên chuyển nhượng có chức năng kinh doanh bất động sản thì việc công chứng, chứng thực hợp đồng sẽ phụ thuộc vào thoả thuận của các bên.

Hồ sơ đề nghị công chứng hoặc chứng thực gồm các giấy tờ sau:7 bản chính văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở;Bản chính hợp đồng mua bán nhà ở đã ký với chủ đầu tư; trường hợp chuyển nhượng từ lần thứ hai trở đi thì phải kèm theo bản chính văn bản chuyển nhượng hợp đồng của lần chuyển nhượng liền kề trước đó; Bản sao có chứng thực hoặc bản sao và phải xuất trình bản chính để đối chiếu của các giấy tờ: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn giá trị nếu là cá nhân, nếu là tổ chức thì phải kèm theo quyết định thành lập hoặc giấy đăng ký thành lập tổ chức đó;Các giấy tờ khác theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực.

Bước 3 (nếu có): Hai bên tiến hành thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, phí và lệ phí tại cơ quan thuế cho việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hình thành trong tương lai. Trường hợp được miễn thuế cần phải có tài liệu chứng minh.

Bước 4: Yêu cầu chủ đầu tư xác nhận vào Văn bản chuyển nhượng hợp đồng. Bên nhận chuyển nhượng nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị chủ đầu tư xác nhận vào văn bản chuyển nhượng hợp đồng, gồm các giấy tờ sau đây: 5 bản chính văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở, trong đó có 1 bản của bên chuyển nhượng; Bản chính hợp đồng mua bán nhà ở đã ký với chủ đầu tư. Trường hợp chuyển nhượng từ lần thứ hai trở đi thì phải kèm theo bản chính văn bản chuyển nhượng hợp đồng của lần chuyển nhượng liền kề trước đó. Trường hợp đã nhận bàn giao nhà ở thì phải có thêm bản sao có chứng thực biên bản bàn giao nhà ở; Biên lai nộp thuế cho việc chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở hoặc giấy tờ chứng minh về việc được miễn thuế theo quy định pháp luật về thuế; Bản sao có chứng thực hoặc bản sao và phải xuất trình bản chính để đối chiếu các giấy tờ của bên nhận chuyển nhượng: Chứng minh nhân dân hoặc thẻ căn cước công dân hoặc hộ chiếu hoặc giấy tờ tương đương nếu là cá nhân. Nếu là tổ chức thì phải kèm theo quyết định thành lập hoặc giấy đăng ký thành lập tổ chức đó.

Chủ đầu tư dự án có trách nhiệm xác nhận vào văn bản chuyển nhượng hợp đồng trong thời hạn tối đa là 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ và bàn giao lại cho bên nộp hồ sơ các giấy tờ theo quy định.

Bên nhận chuyển nhượng cuối cùng sẽ được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở theo quy định.

Thủ tục làm hợp đồng mua bán nhà đất. Thủ tục mua bán bất động sản thay đổi qua từng thời kỳ và ngày càng được thắt chặt để tránh những rủi ro có thể gặp phải sau này. Vì vậy, môi giới phải thường xuyên cập nhật thông tin và nắm rõ thủ tục mua bán nhà đất mới nhất.

Trong đó, điều kiện để thực hiện được thủ tục mua bán gồm có: Đất không có tranh chấp;

Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và các giấy tờ hợp pháp liên quan khác: Đất còn trong thời hạn sử dụng: Việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê hay thừa kế phải được đăng ký tại cơ quan quản lý đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Các điều kiện pháp luật có quy định khác. Đối với từng loại đất cụ thể, pháp luật sẽ có nhưng quy định riêng.

Bước 1: Hai bên ký vào bản hợp đồng mua bán nhà đất tại văn phòng công chứng. Hồ sơ chuẩn bị gồm có: Giấy chứng nhận chủ quyền và các giấy tờ liên quan khác. Giấy chứng minh nhân dân, hộ khẩu, giấy đăng ký kết hôn của bên mua và bên bán đất.

Bước 2: Người cần mua nhà đất nộp hồ sơ kê khai và đóng lệ phí trước bạ tại Chi cục thuế cấp quận, huyện hoặc Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất.

Bước 3: Bên mua hoặc bên bán nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất của UBND cấp quận/huyện. Trường hợp, nhà ở gắn với quyền sử dụng đất thì trong hồ sơ có gửi kèm bản vẽ sơ đồ diện tích đất, nhà ở đã được thẩm tra bởi UBND cấp tỉnh.

Bước 4: Căn cứ vào hồ sơ nộp tại văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất, họ sẽ tiến hành kiểm tra, so sánh với thực tế và gửi thông tin cho cơ quan thuế để xác định những nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật hiện hành.

Bước 5: Khi nhận được thông tin từ cơ quan thuế, cơ quan quản lý đất đai sẽ gửi thông báo nộp thuế để chủ nhà thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình.

Bước 6: Bước cuối cùng trong thủ tục mua bán nhà đất là người nắm quyền chủ sở hữu mảnh đất phải nộp biên lai thu thuế, lệ phí trước bạ cho cơ quan quản lý đất ở để nhận GCN quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở. Để hoàn thành các thủ tục mua bán mà không tốn quá nhiều thời gian và công sức, nhân viên môi giới cần tư vấn khách hàng tìm đến đúng cơ quan có thẩm quyền liên quan để giải quyết như văn phòng công chứng trong phạm vi tỉnh nơi có nhà đất mua bán; Phòng tài nguyên môi trường; Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thuộc UBND huyện/thị xã/ thành phố thuộc tỉnh; Cơ quan thuế thuộc UBND huyện/thị xã/thành phố thuộc tỉnh và Ủy ban nhân dân phường/xã.

2.5.3. Tư vấn hỗ trợ khách hàng hoàn thiện căn nhà, các thủ tục về hộ khẩu,giấy tờ liên quan đến việc ở tại căn nhà.

Một phần của tài liệu Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: th s nguyễn minh nhật (Trang 53 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w