5. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
1.4 Các chính sách bán hàng của doanh nghiệp
1.4.1 Chính sách sản phẩm
Trong nền kinh tế thị trường người ta quan niệm sản phẩm là bất cứ cái gì có thể đáp ứng nhu cầu thị trường và đem lại lợi nhuận. Có nhiều cách phân loại sản phẩm theo những quan điểm khác nhau, một trong những cách phân loại phổ biến là người ta chia sản phẩm theo 2 nhóm:
Sản phẩm thuần vật chất là sản phẩm mang tính lý hóa nhất định bao gồm : chất lượng sản phẩm, hình dáng thiết kế, đặc tính, bao bì và nhãn hiệu...
Sản phẩm phi vật chất như hình thưc dịch vụ, giao hàng, sửa chữa...Liên quan đến sản phẩm có hàng loạt quyết định mà mỗi công ty phải quan tâm đó là: các quyết định về chủng loại và danh mục sản phẩm, các quyết định về chiến lược và chính sách marketing cho sản phẩm mới, các quyết định về bao gói, dịch vụ, nhãn hiệu hàng hóa...
Tùy thuộc vào loại sản phẩm mà doanh nghiệp lựa chọn để tổ chức công tác bán hàng sao cho có hiệu quả nhất. Mọi sản phẩm có chất lượng và đủ phù hợp với khả năng tài chính của khách hàng thì sẽ thu hút được khách hàng đến và mua hàng của DN và ngược lại.
1.4.2 Chính sách giá
Thông thường giá là một yếu tố nhạy cảm trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động thương mại nói riêng, bởi giá liên quan đến lơi ích cá nhân có tính mâu thuẫn giữa người mua và người bán.
Các mức giá được tính toán và sử dụng trong hoạt động kinh doanh của DN hình thành nên hệ thống giá cả của DN
Doanh nghiệp có thể lựa chọn mục tiêu định giá từ các mục tiêu chính như sau :
Định giá nhằm đảm bảo mức thu nhập được xác định trước
Định giá nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận
Định giá nhằm tối đa hóa doanh số bán hàng
Định giá nhằm mục tiêu phát triển của các phân đoạn thị trường
Định giá nhằm mục tiêu cạnh tranh không mang tính giá cả
1.4.3 Chất lượng sản phẩm, dịch vụ
Chất lượng sản phẩm cung cấp cho khách hàng là giá trị mà khách hàng nhận được từ hiệu quả của sản phẩm dịch vụ do doanh nghiệp cung ứng. Ngày nay chất lượng sản phẩm không những là thước đo quan trọng khẳng định sự tồn tại của DN mà còn là chuẩn mực trong các mối quan hệ kinh tế, thương mại và sức cạnh tranh của nền kinh tế.
- Chất lượng là thuộc tính của bất cứ sản phẩm, dịch vụ nào. Nếu không có đủ các yêu cầu tối thiểu về các tính chất đặc trưng để có giá trị sử dụng ở mức chấp nhận được thì tự nó không còn là sản phẩm, dịch vụ nữa.
- Tạo ra sản phẩm, dịch vụ có chất lượng cao, thỏa mãn khách hàng là phương án phù hợp và tiết kiệm. Khi chất lượng sản phẩm, dịch vụ được nâng cao, thỏa mãn khách hàng với giá bán thấp một cách tương đối thì uy tín của các nhà cung cấp sẽ được nâng cao, ưu thế cạnh tranh mạnh hơn.
- Khi có chất lượng cao trên nền tảng công nghệ tiên tiến sẽ giải quyết được nhiều vấn đề khác như : nâng cao dân trí, nâng cao ý thức trách nhiệm và kỷ luật, phong cách công nghiệp,văn minh trong các hoạt động kinh tế và đời sống xã hội.
1.4.4 Vị trí điểm bán
Trong kinh doanh, doanh nghiệp biết lựa chọn đúng đắn địa điểm kinh doanh và quản lý kinh doanh tốt sẽ giúp đảm bảo vững chắc cho sự phát triển của doanh nghiệp.
Một số tiêu chí để chọn vị trí điểm bán tối ưu :
Thuận tiện: Đây là tiêu chí vô cùng quan trọng khi doanh nghiệp xác định địa điểm bán hàng của mình.
Danh tiếng: Một vị trí ở khu vực mua bán sầm uất, nhộn nhịp sẽ tăng thêm sức hút cho DN.
An toàn: Tình hình an ninh khu vực, sự an toàn tại vị trí điểm bán... không chỉ là mối quan tâm của DN mà còn có ảnh hưởng đến khách hàng.
1.4.5 Hoạt động xúc tiến bán hàng
Xúc tiến bán hàng là các hoạt động nhằm tìm kiếm và thúc đẩy cơ hội mua bán hàng hóa và cung ứng dịch vụ thương mại. Hoạt động kinh doanh thương mại là hoạt động mua bán hàng hóa nhằm mục đích kiếm lợi nhuận, mua là để bán, mua tốt thì mới có khả năng bán tốt. Chính vì vậy, để đạt được mục tiêu kinh doanh, các doanh nghiệp phải đẩy mạnh xúc tiến bán hàng, xúc tiến thương mại.
Trong hoạt động bán hàng, khuyến mãi có thể được xem là công cụ hữu hiệu để tăng cường hiệu quả bán hàng. Nó có thể coi là công cụ kích thích nhu cầu trong thời gian ngắn, tác động nhanh chóng vào nhận thức của người tiêu dùng, dẫn tới quyét định mua.
Bên cạnh công cụ khuyến mãi, DN có thể sử dụng kết hợp các công cụ khác để tăng hiệu quả bán hàng như tăng cường hoạt động quảng cáo, tam gia vào các sự kiện mang tính cộng động... để gia tăng mức độ nhận biết của khách hàng về thương hiệu, qua đó khơi gợi nhu cầu và kích thích người tiêu dùng mua và sử dụng sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp
1.4.6 Nhân viên bán hàng
Để đáp ứng những yêu cầu của khách hàng, nhân viên bán hàng cần phải thay đổi và phát huy những điểm mạnh của bản thân. Một doanh nghiệp muốn tồn tại, hoạt động hiệu quả đều phải dựa vào hoạt động bán hàng, cho dù là bán sản phẩm, bán dịch vụ, hay bán công nghệ, thì đội ngũ bán hàng và kỹ năng bán hàng là yếu tố then chốt đem đến một con số doanh thu kỳ vọng cao cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Một nhân viên bán hàng chuyên nghiệp không thể thiếu 3 thứ : kiến thức, kỹ năng và thái độ.
1.4.7 Dịch vụ chăm sóc khách hàng
Chăm sóc khách hàng sau bán hàng cũng như nhiều hoạt động marketing khác đều hướng tới việc thỏa mãn nhu cầu, mong đợi của khách hàng, dịch vụ chăm sóc khách hàng có vai trò giữ mức doanh thu trong doanh nghiệp, tạo dựng hình ảnh và uy tín trong doanh nghiệp, đòi hỏi sự sáng tạo không ngừng nhằm duy trì “ cảm xúc” của khách hàng để gắn kết giữa khách hàng với DN, giữa khách hàng với nhau bằng sự hài lòng, quý mến.Vì vậy, cùng với việc không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ, sản phẩm thì tạo ra sự gắn bó lâu dàu của khách hàng thân thiết luôn được các doanh nghiệp quan tâm. Dịch vụ chăm sóc khách hàng là một công cụ hữu hiệu để tạo dựng lòng trung thành của khách hàng.
Phân phối có thể hiểu một cách đơn giản là việc đem hàng hóa hay dịch vụ từ người sản xuất đến tay người tiêu dùng.
Trong marketing phân phối được hiểu một cách đầy đủ là những quyết định đưa hàng hóa vào các kênh phân phối để tiếp cận và khai thác hợp lý nhất nhu cầu của thị trường. Từ đó thực hiện việc đưa hàng hóa từ nơi sản xuất tới người tiêu dùng cuối cùng nhằm đạt được lợi nhuận tối đa.
Một cách tổng quát hơn, hoạt động phân phối của công ty gồm 3 nhóm vấn đề: - Tổ chức kênh phân phối.
- Tổ chức việc lưu thông hàng hóa.
- Tổ chức việc phân phối hàng hóa ở khâu bán buôn và bán lẻ. Cấu trúc của kênh phân phối
- Kênh trực tiếp: Là loại kênh phân phối trực tiếp từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng không qua trung gian phân phối.
- Kênh gián tiếp:
+ Kênh cấp 1: Là kênh chỉ có một trung gian bán hàng trong thị trường tiêu dùng, trung gian này thường là một người bán lẻ.
+ Kênh cấp 2: Là kênh có hai trung gian trong thị trường người tiêu dùng đó là nhà bán sĩ hay lẻ.
+ Kênh cấp 3: Kênh này được sử dụng khi có nhiều người bán nhỏ lẻ, một đại lý được sử dụng để phối hợp cung cấp sản phẩm số lượng lớn.
CHƯƠNG II: TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ KỸ
THUẬT HOÀNG PHÁT
Giới thiệu về công ty TNHH Dịch vụ công nghệ kỹ thuật Hoàng Phát
Tên công ty viết bằng tiếng Việt: CÔNG TY TNHH DỊCH VỤ CÔNG NGHỆ KỸ THUẬT HOÀNG PHÁT
Tên công ty viết bằng tiếng Anh: HOANG PHAT TECHNOLOGY ENGINEERING
COMPANY LIMITED
Ngày thành lập: 19/01/2017
Địa chỉ: 211 Lê Lợi, Phường Đức Ninh Đông, Thành phố Đồng Hới, Tỉnh Quảng Bình.
Mã số thuế: 3101028751
Giấy phép kinh doanh: 3101028751
Người đại diện pháp luật: Lê Văn Hoàng
Số điện thoại: 0832 212 311
Emai: hoanglevan@gmail.com
Lĩnh vực hoạt động :
Sữa chữa máy móc, thiết bị
Lắp đặt hệ thống điện
Lắp đặt hệ thống cấp, thoát nước, lò sưởi và điều hòa không khí
Lắp đặt hệ thống xây dựng khác
Bán buôn thiết bị và linh kiện điện tử, viễn thông
Bán buôn máy móc, thiết bị và phụ tùng khác