Các giải pháp khác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Điện Biên (Trang 72 - 77)

3.3.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước

Công tác tuyên truyền, phổ biến với mục đích cho người dân biết tầm quan trọng về vai trò của tài nguyên nước sẽ giúp phát huy hiệu quả tối đa trong việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ tài nguyên nước. Việc tuyên truyền pháp luật về tài nguyên nước phải có chương trình cụ thể, từ đó phân loại ra các đối tượng tuyên truyền dựa vào căn cứ là trình độ nhận thức khác nhau của người dân. Trong thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền pháp luật, nâng cao nhận thức cộng đồng về tài nguyên nước các hoạt động tuyên truyền hưởng ứng Ngày Nước thế giới 22/3 hàng năm đã thu hút được sự quan tâm và tham gia tích cực của toàn xã hội, có ý nghĩa và sức lan tỏa cao, góp phần làm thay đổi nhận thức, hành vi, thói quen và cách ứng xử với Tài nguyên nước ở hiện tại và tương lai;...

Tuy nhiên, do đặc thù của một tỉnh miền núi còn nhiều những khó khăn, ở Điện Biên, có 19 dân tộc anh em, vì vậy tuyên truyền pháp luật cần phải tuyên truyền tiếng địa phương, tiếng dân tôc để người dân được biết và hiểu hơn về quy định. Những kiến thức tuyên truyền cần chọn lọc một số nội dung cơ bản và cần thiết. Nhận thức về tầm quan trong của các tổ chức, cá nhân về bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước còn nhiều hạn chế dẫn đến việc chưa tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật về tài nguyên nước, còn nhiều công trình đang khai thác, sử dụng tài nguyên nước nhưng chưa có giấy phép hoạt động.

Có thể thấy, nhận thức của người dân trên địa bàn tỉnh Điện Biên phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố tác động. Để pháp luật đi vào cuộc sống được hiệu quả đòi hỏi phải có công tác tuyên truyền được hiệu quả, người dân phải áp dụng được những kiến thức đó vào thực tiễn. Tình hình nhu cầu của người dân về tài nguyên nước hiện nay cũng khác nhau do vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên khác nhau ở các địa hình. Vì vậy, việc tuyên truyền vận dụng quy định của pháp luật cũng cần khaonh vùng và khoanh đối tượng. Những trường hợp tuyên truyền giáo dục hiệu quả sẽ có tác động rất tích cực trong công tác quản lý tài nguyên nước, nhất là tỉnh Điện Biên

đang nằm giáp giữa hai đường biên giới của Lào và Campuchia, việc ảnh hưởng đến tài nguyên nước ở sông hồ tại Việt Nam cũng trực tiếp tác động đến môi trường và tài nguyên nước tại các nước bạn vì các hệ thống sông có tính thống nhất.

Bên cạnh hoạt động tuyên truyền, nâng cao ý thức và trình độ hiểu biết của cộng đồng dân cư trong hoạt động bảo vệ và sử dụng hợp lý tài nguyên nước; hoạt động tuyên truyền về tài nguyên nước cần chú trọng tới cả đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước thực hiện các hoạt động này. Thực tế chỉ ra rằng, đội ngũ cán bộ tuyên truyền pháp luật cũng phải có kiến thức chuyên môn nhất định để đảm bảo cho việc tuyên truyền kiến thức được chính xác và hiệu quả, cán bộ quản lý cần có tính trách nhiệm cao, nhiệt tình vì đối tượng tuyên truyền ở Điện Biên khá đa dạng và trình độ nhận thức không đồng đều. Nguồn nhân lực làm công tác trong lĩnh vực tài nguyên nước: Phòng Tài nguyên nước của Sở Tài nguyên và Môi trường được thành lập vào tháng 6 năm 2016, tiền thân là phòng Khoáng sản, Nước, Khí tượng thủy văn và Biến đổi khí hậu. Phòng có 03 cán bộ công chức thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tài nguyên nước ở cấp tỉnh.

Việc hiểu biết sâu về kiến thức tài nguyên nước, các khái niệm chuyên môn giúp cho các cơ quan Nhà nước quản lý hiệu quả các hoạt động ảnh hưởng đến môi trường từ trung ương đến địa phương. Điều này thể hiện ở việc các cán cán bộ quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên nước hiểu biết các quy định về quy chuẩn môi trường hay các chỉ số của nguồn nước thì có thể việc quản lý sẽ được hiệu quả hơn. Ngoài ra, việc tuân thủ pháp luật của cán bộ quản lý sẽ là tấm gương điển hình cho việc thực hiện đúng các yêu cầu và quy định của pháp luật. Tuy nhiên, nguồn nhân lực trong lĩnh vực tài nguyên nước còn thiếu, cán bộ làm công tác quản lý tài nguyên nước chưa được đào tạo chuyên sâu. Đặc biệt là các cán bộ tài nguyên và môi trường cấp xã còn mang tính kiêm nhiệm. Thực trạng đặt ra trong thời gian tới là cần tiếp tục công tác đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về pháp luật, quản lý nhà nước về tài nguyên nước cho cán bộ quản lý các cấp đặc biệt là tại các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh nhằn nâng cao hơn nưa hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên nước.

Do đó, cần tăng cường công tác phố biến, tuyên truyền Luật Tài nguyên nước năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành nhằm nâng cao nhận thức của các cơ quan, tổ chức, đoàn thể và cộng đồng dân cư trên địa bàn tỉnh Điện Biên; tuyên truyền trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức cá nhân và cộng đồng dân cư trong việc bảo vệ, khai thác, sử dụng tài nguyên nước hợp lý, không xả nước thải đã qua xử lý vào môi trường. Khai thác sử dụng nước theo đúng quy định của pháp luật về tài nguyên nước. Tuyên truyền các quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước tới cộng đồng dân cư để người dân hiêu được các quy định của pháp luật trong quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, tạo sự đồng thuận trong dự luận đối với quá trình xử lý các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật.

3.3.2.2. Phê duyệt khu vực cấm , hạn chế khai thác nước dưới đất ở một số vùng ở Điện Biên

Căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, Sở Tài nguyên và Môi trường xây dựng dự án khoanh định, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất, lập danh mục khu vực đăng ký khai thác nước dưới đất, ngưỡng, giới hạn khai thác nước dưới đất trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt, hướng dẫn việc đăng ký khai thác nước dưới đất đối với trường hợp phải đăng ký theo quy định.

Tuy nhiên nguồn ngân sách cho các hoạt động này còn rất hạn hẹp. Cần có chính sách đầu tư chi phí cho việc khảo sát, thăm dò các vùng đất, nước trên địa bàn tỉnh Điện Biên từ đó để tiến hành lên danh sách, kế hoạch phê duyệt khu vực cấm, quy hoạch tài nguyên nước ở một số địa điểm ở Điện Biên. Hướng dẫn này đưa ra sẽ đảm bảo cho việc quy hoạch đồng bộ hệ thống tài nguyên nước trên địa bà tỉnh Điện Biên.

3.3.2.3. Tăng cường địa vị pháp lý của chính quyền địa phương trong quản lý tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh.

Muốn tăng cường địa vị pháp lý của chính quyền địa phương trong quản lý tài nguyên, trước hết cơ quan quản lý phụ trách lĩnh vực tài nguyên nước phải mạnh về số lượng và chất lượng, hệ thống văn bản cần được đồng bộ và cụ thể hóa chức năng của các bộ phận cụ thể. Cá nhân hóa chức năng quản lý nhà nước về tài

nguyên nước sẽ tăng tính trách nhiệm cho các cá nhân chịu trách nhiệm chuyên môn, từ đó cá nhân, tổ chức sẽ tự chịu trách nhiệm về việc trau dồi kiến thức chuyên môn được cao để đảm bảo trách nhiệm của mình.

Chính quyền địa phương ở Điện Biên cũng cần có những kế hoạch liên kết với các cơ quan địa phương ở các tỉnh khác đảm bảo cho việc thực hiện quản lý ở các cấp địa phương khác nhau trong lưu vực sông ở khu vực trong nước và nước biên giới Lào, Trung Quốc. Điều kiên tự nhiên có tính liên kết chặt chẽ theo một hệ thống địa lý, vấn đề này đặc biệt quan trọng vì tài nguyên nước có những đặc trưng so với các loại tài nguyên khác. Các cơ quan quản lý nhà nước về địa phương giữa các tỉnh cần có trao đổi phối hợp chặt chẽ với nhau trong việc quản lý tài nguyên nước; tiến tới sửa đổi, cắt giảm bớt các thủ tục hành chính rườm rà nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trong quá trình khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước. Đồng thời cơ quan quản lý tài nguyên nước cũng cần chú trọng đến các hiệp định hợp tác quốc tế, hiệp định song phương về tài nguyên nước.

3.3.2.4. Tăng trường sự phối hợp giữa các cơ quan quản lí nhà nước trong quá trình thực hiện hoạt động quản lí tài nguyên nước

Tài nguyên nước nằm trong mối liên hệ với các loại tài nguyên khác theo một hệ thống. Để công tác quản lý nhà nước về Tài nguyên nước được thực hiện hiệu quả và toàn diện đòi hỏi phải có sự phối hợp giữa các cơ quan chức năng với nhau. Việc phối kết hợp giữa các cơ quan giúp cho các bộ phận được tương tác, hỗ trợ lẫn nhau tạo điều kiện cho công tác quản lý nhà nước được phát huy hiệu quả, không mang tính cô lập và không có sự liên kết tù đó đảm bảo theo ngành dọc từ trung ương đến địa phương và theo chiều ngang từ các cơ quan chuyên môn của nước ta hiện hành Nếu xuất hiện tình trạng đùn đẩy trách nhiệm giữa các cơ quan thì công tác bảo vệ tài nguyên nước cũng không phát huy hết hiệu quả mà các nhà lập pháp muốn hướng đến..

Tại Điều 7 và Điều 8 của Quy chế Quản lý sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Điện Biên được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành tại Quyết định số

06/2015/QĐ-UBND ngày 03 tháng 6 năm 2015 đã quy định cụ thể về trách nhiệm quản lý nhà nước, công tác phối hợp giữa các đơn vị trong các hoạt động về tài nguyên nước. Cụ thể tại Điều 7: “Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên thống nhất quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Điện Biên và phân công, phân cấp quản lý cho các cấp, các ngành theo quy định của pháp luật”.

Theo đó Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm chỉ đạo, các sơ, ban ngành, UBND các huyện thị xã, thành phố trong việc cung cấp, trao đổi, tiếp nhận xử lý thông tin về các tổ chức, cá nhân hoạt động thăm dò, khai thác, sử, dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước cũng như giải quyết, xử lý các vấn đề liên quan đến tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Các sở, ban ngành có liên quan trong phạm vi chức năng nhiệm vụ của mình có trách nhiệm phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc thống nhất quản lý, cấp phép về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh theo quy định. Đồng thời tiến hành phối hợp với Ủy Ban Mặt trận tổ quốc tỉnh Điện Biên trong việc tuyên truyền vận động các thành viên của tổ chức và nhân dân tham gia bảo vệ tài nguyên nước, giám sát việc thực hiện pháp luật về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

Thực tế cho thấy rằng, trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh đã có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cấp, các ngành, các tổ chức Chính trị xã hội, Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố đặc biệt là trong công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong việc bảo vệ tài nguyên nước, bảo vệ môi trường.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Điện Biên (Trang 72 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w