- Quản lý tài nguyên nước theo phương thức tổng hợp và toàn diện.
3.2.3. Phương hướng hoàn thiện QLNN đối với TNN trên địa bàn tỉnh Điện Biênđến năm 2025 đến năm 2025
Lĩnh vực tài nguyên nước là loại hình sản xuất “sản xuất vật chất đặc biệt” mang tính xã hội hóa cao. Nhu cầu sử dụng nguồn nước của người dân là một điều tất yếu khách quan, xã hội ngày càng phát triển đòi hỏi dịch vụ liên quan tới lĩnh vực này ngày càng cao, các nguồn tài nguyên nước phải được khai thác và sử dụng hợp lý nhằm đáp ứng kịp thời sự phát triển của đất nước. Vì vậy, cần có sự quan tâm quản lý đúng mức của nhà nước để hoạch định đúng hướng cho sự phát triển.
Trong lĩnh vực tài nguyên nước cần phát triển đồng bộ cả số lượng, chất lượng nguồn nước, các phương tiện xử lý và cung cấp nước nhưng phải có chiến lược, kế hoạch phát triển, định hướng rõ ràng để không tạo ra sự lãng phí trong đầu tư. Vì vậy trong thực tế cần phải có sự quản lý của nhà nước để điều tiết các hoạt động trong lĩnh vực này. Đây là yêu cầu cấp bách trong giai đoạn hiện nay.
Đối với tỉnh Điện Biên, đặc điểm địa lý, kinh tế xã hội, tốc độ đô thị hóa, dân số tăng và sản xuất nông nghiệp là chủ yếu đòi hỏi các hoạt động tài nguyên nước cần phát triển ổn định và bền vững đáp ứng nhu cầu của xã hội với sự định hướng đúng đắn của chính quyền địa phương.
Như vậy, phương hướng phát triển của quản lý nhà nước đối với lĩnh vực tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2025 là:
Xây dựng và không ngừng hoàn thiện thể chế, chính sách, chiến lược quy hoạch để tại điều kiện cho lĩnh vực tài nguyên nước phát triển đúng định hướng không xảy ra lãng phí trong đầu tư, phát triển ổn định và bền vững để đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội.
Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cung cấp và xử lý tài nguyên nước để phục vụ nhu cầu cuộc sống của người dân.
Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh tài nguyên nước hoạt động trong môi trường kinh doanh lành mạnh, ít có sự thay đổi trong
chính sách.
Thanh tra, kiểm tra đúng quy định của pháp luật, không để tình trạng tham nhũng, nhũng nhiễu trong thanh kiểm tra, kiểm soát.
Hạn chế lượng nước thải chưa xử lý ra môi trường, tạo thói quen cho người dân có ý thức sử dụng tiết kiệm nguồn nước, tránh lãng phí, thất thoát.
Tạo điều kiện giúp người dân hiểu rõ hơn sự cần thiết phải biết luật tài nguyên nước, đồng thời người dân đồng tình ủng hộ các phong trào bảo vệ nguồn nước xanh sạch đẹp