Kinh nghiệm của một số địa phương

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Điện Biên (Trang 34 - 36)

a) Khai thác, sử dụng nước mó tại tỉnh Thanh Hóa:

Hiện nay trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 496 công trình khai thác, sử dụng nước sạch trong đó có 213 công trình hoạt động bền vững chiếm 43%. Điều đó cho thấy công tác quản lý, khai thác, sử dụng nước sạch tại khu vực nông thôn còn nhiều bất cập, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: người dân sống phân tán, trong địa hình phức tạp nên không thể áp dụng mô hình cấp nước tập trung. Trước tình hình đó việc tìm ra mô hình, giải pháp để khai thác, sử dụng tài nguyên nước bền vững tiết kiệm, hiệu quả vừa đáp ứng được chương trình mục tiêu nước sạch vệ sinh nông thôn và xây dựng nông thôn mới là hết sức cần thiết.

Để giải bài toán này tỉnh Thanh hóa đã xây dựng mô hình khai thác và sử dụng nước mó tại hai xã Cẩm Thủy và Cẩm Tầm kết hợp các mô hình xây dựng kênh mướng đồng mức, trồng rừng, chăn bò sinh sản, xây dựng cống dưới đập Cọc và kết hợp nuôi trồng thủy sản nhằm giảm tình trạng hạn hán, thiếu nước, hạn chế lũ quét đồng thời cải thiện sinh kế cho người dân. Kết quả có 86 hộ gia đình tại hai xã đã được tham gia mô hình, với 392 người hưởng lợi trực tiếp. Trong đó có 70% là người dân tộc Dao. 30% là dân tộc Mường. Có 19 bể trung chuyển nước được xây

dựng với 28.950m đường ổng dẫn nước từ các bể nước trung chuyển về bể của từng hộ gia đình.

b) Mô hình tưới nước tiết kiếm chống khô hạn tại tỉnh Ninh Thuận:

Để giải bài toán thiếu nước sản xuất vào mùa khô hạn, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Ninh Thuận đã triển khia mô hình áp dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm trên các loại cây trồng khác nhau nhằm khắc phục tình trạng thiếu nước, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất trong mùa khô hạn.

Phương pháp tưới nước tiết kiệm không chỉ giúp cây trồng hấp thụ nước hiệu quả, các hộ cũng có thể tính toán được từng loại cây trồng sử dụng lượng nước bao nhiêu để cân đối nguồn nước tưới hợp lý. Sử dụng công nghệ tưới nước tiết kiệm còn giúp giảm được nguồn nhân công, tiết kiệm thời gian chăm sóc cây. Nhờ hiệu quả mang lại, hiện nay cùng với áp dụng tưới tiết kiệm cho cây nho, nhiều nông hộ cũng đang nhân rộng mô hình tưới tiết kiệm trên một số loại cây trồng như cây măng tây xanh, nha đam, hành, ngò, đậu phộng và một số cây hoa màu khác. Đặc biệt, nhờ áp dụng tưới nước tiết kiệm, bà con nông dân có thể mở rộng sản xuất trên các vùng đất cát bạc màu, góp phần hạn chế quá trình hoang mạc hóa đất đai.

Việc đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng và áp dụng công nghệ tưới tiên tiến là một trong những giải pháp khả thi nhằm sử dụng nguồn nước tưới hợp lý và hiệu quả trước ảnh hưởng của thời tiết khô hạn.

Để ứng phó với tình trạng khan hiếm nguồn nước tưới vào mùa khô, ngành nông nghiệp địa phương khuyến khích và sẵn sàng tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật lắp đặt mô hình tưới nước tiết kiệm. Có thể thấy, hệ thống tưới nước tự động đang có những ưu điểm vượt trội hơn với phương pháp tưới truyền thống.

c) Tiết kiệm nước tại Hà Giang:

Tình trạng khan hiếm nước sinh hoạt tại các vùng cao núi đá của Hà Giang đang là một vấn đề cần quan tâm giải quyết. Trong đó huyện Quản Bạ là một trong bốn huyện của tỉnh Hà Giang là vùng thiếu nước sinh hoạt trầm trọng. Do đặc điểm địa hình là triền đồi dốc, lộ đá khối, đá tai mèo, nước ngầm vừa nghèo lại nằm rất sâu. Đây là khu vực thiếu nước trầm trọng đặc biệt là về mùa khô. Trước đây, dù

không thiếu nước do các mạch nước tự nhiên chảy từ trên núi xuống nhưng người dân phải vất vả đi nhiều cây số gùi từng can nước về dùng. Cả thôn chỉ có một bể nước đặt ở đầu thôn dẫn nước về các hộ, nhưng các hộ được sử dụng nước vẫn hạn chế. Người dân không có ý thức bảo vệ nước chung, nước trong bể hay bị bẩn, phung phí, vòi nước có lúc xả tự do. Đến mùa khô bể nước cạn, chất lượng nước thay đổi theo mùa có lúc pha lẫn bùn đất.

Năm 2013, tỉnh Hà Giang được sự tài trợ của dự án phát triển công đồng tổng của Thụy Sỹ tại Việt Nam đã xây dựng công trình cấp nước sinh hoạt thí điểm tại Thôn Mỏ Nhà Thấy huyện Quản Bạ. Theo đó, hệ thống bể lọc nước được xây dựng ở đầu nguồn và giao lại cho cộng đồng thôn quản lý, vận hành, bảo dưỡng. các gia đình được hỗ trợ tiền mua ống nước, đồng hồ đo nước lắp đặt tại nhà. Có hệ thống đường ống dẫn nước mới sạch sẽ hợp về sinh, người dân đề ra Quy ước quản lý, bảo vệ, vận hành và thu tiền hàng tháng để chi trả cho các chi phí trên. Trường hợp hư hỏng ban quản lý có phương án xử lý…Nhờ các quy định chặt chẽ này, hệ thống nước sạch tại thôn được vận hành tốt, mọi người có ý thức bảo vệ nguồn nước.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Điện Biên (Trang 34 - 36)