Đánh giá kết quả phiếu điều tra về tình hình khai thác, sử dụng nước

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Điện Biên (Trang 60 - 61)

địa bàn tỉnh Điện Biên

- Đối tượng khảo sát: Các tổ chức, doanh nghiệp và các cá nhân khai thác, sử dụng nước trên địa bàn tỉnh Điện Biên.

- Số lượng tổ chức, doanh nghiệp được khảo sát là 20. Địa điểm khảo sát trên địa bàn các huyện Tuần giáo, Tủa Chùa, huyện Điện Biên Đông và Thành phố Điện Biên Phủ. Tổng số tổ chức, doanh nghiệp trả lời khảo sát là 20, đạt 100%.

Kết quả khảo sát cho thấy: Các tổ chức, doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn tỉnh Điện Biên chủ yếu dùng nước giếng khoan (13 doanh nghiệp khai thác khoáng sản, chiếm 65%) và nước sông (07 nhà máy thủy điện, chiếm 35%) , chất lượng nguồn nước theo đánh giá cảm quan không màu, không mùi, có chất lượng sử dụng tốt. Nguồn nước dồi dào trong các tháng mùa mưa (6,7,8). Tuy nhiên thiếu nước cho sản xuất vào các tháng mùa cạn (1, 2, 3, 4), đặc biệt là đối với các thủy điện, một số thủy điện không đủ nguồn nước để phát điện ảnh hưởng rất nhiều đến sản xuất, kinh doanh.

- Số lượng cá nhân được khảo sát là 50, tổng số cá nhân trả lời khảo sát là 50 đạt 100%. Địa điểm khảo sát Huyện Tủa Chùa, Tuần Giáo, huyện Điện Biên, Huyện Điện Biên Đông. Có 19 phiếu được khảo sát tại thành phố Điện Biên Phủ và thị trấn người dân sử dụng nước máy (chiếm 38%), chất lượng nguồn nước được đánh giá là rất tốt, nước được cung cấp thường xuyên và đảm bảo. 31 phiếu được khảo sát tại một số xã vùng cao thuộc địa bàn các huyện Tủa Chùa, Tuần Giáo, Điện Biên Đông. Người dân tại các khu vực này chủ yếu sử dụng nước mó, nước suối, nguồn cấp nước không ổn định theo mùa, thiếu nước trầm trọng trong mùa khô và chất

lượng nước thay đổi theo mùa, nhất là vào mùa mưa nước thường đục và không sử dụng được.

-> Hiện nay, tình trạng thiếu nước cho sản suất, sinh hoạt đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng, nguyên nhân là do sự suy giảm nguồn nước ở các lưu vực sông, suối đã gây tác động lớn đến môi trường của các dòng sông, gia tăng nguy cơ kém bền vững trong phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. Nguy cơ thiếu nước ngày càng tăng vào các tháng cuối mùa khô. Sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân bị ngưng trệ. Việc đảm bảo đủ nước cho sản xuất và đảm bảo an ninh nguồn nước đang trở thành một vấn đề cấp bách đòi hỏi sự vào cuộc của các cấp, các ngành.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Điện Biên (Trang 60 - 61)