Nhóm các giải pháp quản lý

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Điện Biên (Trang 71 - 72)

3.3.1.1. Hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên nước tỉnh Điện Biên

Hoàn thiện hệ thống cơ quan quản lý nhà nước cấp địa phương trên địa bàn tỉnh là yêu cầu quan trọng trong việc đảm bảo thực hiện hiệu quả pháp luật về quản lý tài nguyên nước. Thực tiễn về xử lý các vấn đề về tài nguyên nước yêu cầu phải có trình độ chuyên môn cao phù hợp về các lĩnh vực tài nguyên nước, các chỉ tiêu, thuật ngữ chuyên sâu về môi trường, tài nguyên nước.

Vì vậy, cần nâng cao năng lực chuyên môn của các cán bộ quản lý các cấp về kiến thức chuyên môn trong lĩnh vực tài nguyên nước nói riêng và tài nguyên môi trường nói chung. Cần tổ chức những buổi tập huấn, tuyên truyền chuyên sâu ngắn ngày về kiến thức tài nguyên nước, môi trường cho các cán bộ được quy hoạch.

3.3.1.2. Ban hành hướng dẫn quy định mới về trình tự thủ tục cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước với quy mô nhỏ

Luật Tài nguyên nước năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành ra đời đã đánh dấu một bước tiến quan trọng trong công tác quản lý tài nguyên nước ở nước ta; đã có quy định cụ thể về trình tự thủ tục cấp phép xả nước thải vào nguồn nước với lưu lượng xác định. Tuy nhiên những quy định về trình tự thủ tục đối với cấp phép xả nước thải lưu lượng nhỏ thì chưa được pháp luật quy định rõ.

Tình hình xả thải của cá nhân tổ chức trong lĩnh vực tài nguyên nước khá đa dạng và mang tính phức tạp, có những nguồn nước thải quy mô, lưu lượng nhỏ nhưng nó ảnh hưởng rất lớn tới môi trường sống và điều kiện tự nhiên, nguồn nước như các nguồn thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp dệt nhuộm; nhuộm, in hoa; giặt tẩy; luyện kim, tái chế kim loại, mạ kim loại; linh kiện điện tử…Những nguồn nước thải nguy hại như vậy đòi hỏi phải có văn bản hướng dẫn và quy định cụ thể về trình tự thủ tục xả nước thải vào nguồn nước như các đối tượng đã quy định để hạn chế tối đa chất độc nguy hại vào môi trường.

Tuy nhiên trong quá trình triển khai các văn bản vẫn còn bộc lộ hạn chế, cụ thể: Đối với quy định tại Điển e, Khoản 5 Thông tư số 27/2014/TT-BTNMT ngày 30 tháng 5 năm 2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc đăng ký khai thác nước dưới đất, mẫu hồ sơ cấp, gia hạn, điều chỉnh, cấp lại giấy phép tài nguyên nước quy đinh: “5. Cơ sở sản xuất, kinh doan dịch vụ xả nước thải với quy mố dưới 5m3/ngày đêm nhưng phải có giấy phép xả nước thải vào nguồn nước là cơ sở hoạt động trong các lĩnh vực sau đây….e) Khám chữa bệnh có phát sinh nước thải y tế”. Thực tế, trên địa bàn tỉnh Điện Biên có nhiều cơ sở y tế ngoài công lập có lưu lượng xả thải nhỏ, chủ yếu là khám chữa bệnh ngoài giờ nhằm tăng thêm thu nhập, trong khu đó việc thực hiện lập hồ sơ cấp giấy phép xả nước thải vào nguồn nước của các phòng khám đều gặp khó khăn do phải đáp ứng các điều kiện cấp phép như: Xây dựng hệ thống xử lý đạt chuẩn, hợp đồng quan trắc nước thải định kỳ, thuê các tổ chức, cá nhân có đủ điều kiện , năng lực để lập hồ sơ cấp phép xả nước thải vào nguồn nước.

Vì vậy, cần có hướng dẫn cụ thể đối với việc các cơ sở y tế ngoài công lập có lưu lượng xả thải dưới 5m3, để các cơ sở này vẫn đảm bảo điều kiện hoạt động và bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên nước.

Triển khai thực hiện các đề án kiểm kê tài nguyên nước, kiểm kê hiện trạng khai thác sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2020 - 2025 theo Kế hoạch quốc gia về nâng cao hiệu quả quản lý, bảo vệ, sử dụng tổng hợp tài nguyên nước đến 2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt;

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Điện Biên (Trang 71 - 72)