chính quyền tỉnh
Có nhiều yếu tố tác động, ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước; theo các tiêu chí khác nhau, có thể phân nhóm thành: các yếu tố bên trong và bên ngoài; các yếu tố trực tiếp và gián tiếp; các yếu tố chủ yếu và thứ yếu… Tại tỉnh Điện Biên có một số yếu tố chủ yếu tác động đến hiệu quả quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước:
Thứ nhất: năng lực, chất lượng của của đội ngũ cán bộ công chức công tác trong lĩnh vực quản lý nhà nước về tài nguyên nước, của nền hành chính tỉnh Điện Biên, biểu hiện ở các yếu tố: thể chế, tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ, công chức, tài chính công.
Thứ hai: tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý, hiệu lực, hiệu quả quản lý của Sở Tài nguyên và Môi trường tại địa phương cùng với sự tham gia, phối hợp của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Điện Biên và các tổ chức chính trị - xã hội; sự phân công, phối hợp và kiểm soát giữa các cơ quan liên quan thực hiện chức năng quản lý nhà nước về Tài nguyên nước.
Thứ ba: sự tham gia, ủng hộ của người dân đối với Nhà nước nói chung và bộ máy hành chính nhà nước nói riêng. Thứ tư, các nhân tố khác như văn hóa, tập quán, sự phát triển của khoa học, công nghệ, hội nhập quốc tế của tỉnh…
1.2.5.1. Các yếu tố thuộc về chính quyền tỉnh
Tham mưu giúp Ủy ban nhân dân tỉnh thực hiện trách nhiệm về quản lý nhà nước về tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh theo quy định tại Khoản 1 Điều 71 của Luật Tài nguyên nước năm 2012 và thực hiện các nhiệm vụ sau:
Lập và thực hiện kế hoạch điều tra cơ bản, điều hòa, phân phối tài nguyên nước, phục hồi nguồn nước bị ô nhiễm, cạn kiệt; giám sát các hoạt động khai thác, sử dụng, bảo vệ tài nguyên nước, phòng, chống và khắc phục hậu quả tác hại do
nước gây ra trên các lưu vực sông nội tỉnh.
Tuyên truyền, hướng dẫn các quy định về hoạt động tài nguyên nước.
Lập và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và công bố vùng phải đăng ký khai thác nước dưới đất trên địa bàn tỉnh.
Tổ chức điều tra, đánh giá, xác định vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước dưới đất; lập và trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt và công bố danh mục, bản đồ phân vùng khai thác nước dưới đất theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 71, Luật Tài nguyên nước năm 2012.
Tổ chức xây dựng, quản lý hệ thống giám sát hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước đối với các lưu vực sông trong tỉnh.
Chủ trì cùng các Sở, ngành, đơn vị liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã trong việc xây dựng danh mục các nguồn nước phải lập hành lang bảo vệ và xây dựng phương án cắm mốc giới hành lang bảo vệ trên địa bàn tỉnh.
Tham gia ý kiến về hành lang bảo vệ nguồn nước đối với các đồ án quy hoạch xây dựng, quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh.
Xác định vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt của các công trình khai thác nước trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt sau khi công trình được cấp có thẩm quyền cấp giấy phép, khai thác sử dụng tài nguyên nước được quy định tại Thông tư số 24/2016/TT-BTNMT ngày 09 tháng 9 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định việc xác định và công bố vùng bảo hộ vệ sinh khu vực lấy nước sinh hoạt.
Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương thông tin, tuyên truyền bảo vệ tài nguyên nước, xây dựng, đề xuất phương án và triển khai thực hiện các biện pháp nhằm bảo vệ nguồn nước, phòng, chống, khắc phục hậu quả do nước gây ra.
Hướng dẫn, tiếp nhận, thẩm định hồ sơ xin cấp, gia hạn, điều chỉnh, đình chỉ hiệu lực giấy phép tài nguyên nước, cho phép chuyển nhượng và trả lại giấy phép
tài nguyên nước theo thẩm quyền.
Tổ chức kiểm tra, thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý theo thẩm quyền hoặc kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm về hoạt động tài nguyên nước theo quy định của pháp luật.
Cung cấp thông tin cơ sở dữ liệu tài nguyên nước và quản lý, sử dụng tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh cho các cơ quan liên quan phục vụ quản lý, bảo vệ nguồn nước theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Tài nguyên và Môi trường.
1.2.5.2. Các yếu tố khác
Điện Biên có tài nguyên nước thuộc loại trung bình của Việt Nam, song ẩn chứa nhiều yếu tố kém bền vững. Nếu chỉ xét lượng nước trên lưu vực 03 sông lớn vào mùa khô thì phải đối mặt với tình trạng thiếu nước, một số khu vực như Tủa Chùa, Mường Nhé, Nậm Pồ, Điện Biên Đông thuộc loại khan hiếm nước. Tình trạng suy kiệt nguồn nướctrong hệ thống sông, hạ lưu các hồ chứa trên địa bàn tỉnh và nước dưới đất ở nhiều vùng đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng.
Ngoài nguyên nhân khách quan do diễn biến theo quy luật tự nhiên của tài nguyên nước, do điều kiện khí hậu , thủy văn, do tác động của BĐKH, còn do tác động của con người, như khai thác quá mức, sử dụng lãng phí, gây ô nhiễm... Nước sạch đang ngày một khan hiếm. An ninh về nước cho đời sống và phát triển kinh tế một cách bền vững và bảo vệ môi trường đã và đang không được bảo đảm ở nhiều nơi.
Trong những năm qua, cùng với quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, sự gia tăng dân số, quá trình đô thị hóa đòi hỏi nhu cầu nước cho sản xuất và dân sinh ngày càng tăng cả về số lượng và chất lượng, nhưng phát triển cũng ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng, trữ lượng nguồn nước. Điều đó cho thấy, nguy cơ thiếu nước là rõ ràng và ở mức nghiêm trọng. Suy thoái, cạn kiệt nguồn nước mặt, nước ngầm, thiếu nước, khan hiếm nước trở nên phổ biến hơn. Cạnh tranh giữa sử dụng nước cho thủy điện và các nhu cầu tiêu thụ nước khác, đặc biệt cho sản xuất
nông nghiệp ở hạ du một số lưu vực sông lớn đã xảy ra trong những năm gần đây, nhất là trong mùa khô.
Chất lượng môi trường nước đang kém dần đã ảnh hưởng lớn đến cộng đồng, đặc biệt là những cộng đồng nghèo sống phụ thuộc nhiều vào môi trường tự nhiên...Việt Nam đang đứng trước thách thức lớn về bảo đảm an ninh nguồn nước cho phát triển và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Sẽ khó khăn hơn nếu chúng ta không có những cơ chế, chính sách để chia sẻ nguồn nước một cách hợp lý và thay đổi cơ bản trong việc quản lý, sử dụng và bảo vệ tài nguyên nước.