Đặc điểm tài nguyên nước mưa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Điện Biên (Trang 45 - 56)

2.1.2.1. Lưu vực sông Đà

Lưu vực sông Đà trên địa bàn tỉnh Điện Biên có lượng mưa năm dao động trong phạm vi khá rộng, khoảng 1.400 - 2.500 mm/năm, lượng mưa phân bố không đều trong năm, phân hoá rõ rệt theo mùa: mùa mưa và mùa ít mưa. Mùa mưa thường kéo dài 6 tháng (IV-IX); ở một số nơi mùa mưa có thể ngắn hơn, khoảng 5 tháng (Mường Mươn và Mường Nhé); có nơi mùa mưa chỉ diễn ra trong 4 tháng (Nậm He). Lượng mưa tập trung chủ yếu trong mùa mưa, chiếm 76 - 81% tổng lượng mưa năm. Ba tháng mưa lớn nhất trên toàn lưu vực là các tháng VI, VII, VIII, với lượng chiếm 56-62% tổng lượng mưa năm.

Ngược lại, mùa ít mưa ở lưu vực sông Đà kéo dài tới 5-7 tháng, lượng mưa chỉ chiếm khoảng 20 - 25% tổng lượng mưa năm. Đặc biệt, lượng mưa của ba tháng mưa ít nhất (tháng XII-II hoặc I-III) chỉ chiếm 3,4 - 4,9% tổng lượng mưa năm.

Như vậy, sự phân hoá của lượng mưa theo mùa (mùa mưa và mùa ít mưa) rất rõ rệt trên lưu vực. Vào mùa mưa, nhất là trong ba tháng mưa lớn nhất, không những thừa nước đối với cây trồng, mà còn có nguy cơ gây úng ngập, lũ lụt, lũ quét, lũ bùn đá, sạt trượt lở đất, đặc biệt là ở những nơi thảm thực vật không còn và bề mặt lưu vực bị xói mòn. Ngược lại, những tháng ít mưa nhất, thường xảy ra hạn hán, cây trồng thiếu nước; thậm chí thiếu nước sinh hoạt cho con người và vật nuôi.

2.1.2.2 .Lưu vực sông Mã

Trên lưu vực sông Mã ở Điện Biên, lượng mưa năm dao động trong phạm vi khá rộng, khoảng 1.500 - 2.500 mm/năm, lượng mưa phân bố rất không đều trong năm và phân hoá rõ rệt theo mùa: mùa mưa và mùa ít mưa. Trên phần lưu vực sông Mã mùa mưa kéo dài 6 tháng (IV-IX). Lượng mưa tập trung chủ yếu trong mùa mưa, chiếm tới 85-87% tổng lượng mưa năm. Ba tháng mưa lớn nhất trên toàn lưu vực là các tháng VI, VII, VIII, với lượng mưa chiếm 55-60% tổng lượng mưa năm.

Ngược lại, mùa ít mưa ở lưu vực sông Mã cũng kéo dài tới 6 tháng, nhưng lượng mưa của mùa ít mưa chỉ chiếm khoảng 13-15% tổng lượng mưa năm. Đặc biệt, lượng mưa của ba tháng mưa ít nhất (XII-II) chỉ chiếm 4,3-4,6% tổng lượng mưa năm.

2.1.2.3. Lưu vực sông Mê Kông

Lượng mưa phân bố không đều trong năm, phân hoá rõ rệt theo mùa: mùa mưa và mùa ít mưa. Trên toàn lưu vực mùa mưa kéo dài 6 tháng (IV-IX). Lượng mưa tập trung chủ yếu trong mùa mưa, chiếm tới 86-89% tổng lượng mưa năm. Ba tháng mưa lớn nhất trên toàn lưu vực là các tháng VI-VIII, với lượng chiếm khoảng 53-57% tổng lượng mưa năm.

Ngược lại mùa ít mưa ở lưu vực sông Mê Kông cũng kéo dài tới 6 tháng, nhưng lượng mưa của mùa ít mưa chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ, khoảng 11-14% tổng lượng mưa năm. Đặc biệt trong mùa ít mưa, lượng mưa của ba tháng mưa ít nhất (XII-II hoặc XI-XII, II) chỉ chiếm 3,6-4,7% tổng lượng mưa năm.

Bảng 2.3: Tổng lượng mưa trung bình tháng, năm (giai đoạn 1961-2019)

Đơn vị: mm

Tháng Tên trạm

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Năm Mùa mưa Mùa khô Điện Biên 22 28 56 112 187 250 312 310 154 60 31 20 1.539 1.200 327 Mường Chà 20 22 49 97 185 277 343 310 109 72 48 17 1.547 1.223 324 Mường Lay 32 36 62 136 273 444 449 375 148 87 48 24 2.113 1.689 424 Mường Mùn 23 29 47 113 183 291 296 269 142 70 33 9 1.505 1.181 324 Mường Mươn 16 17 43 86 134 198 281 281 117 40 22 11 1.246 1.011 235 Nậm He 17 19 38 79 186 289 338 303 139 94 47 23 1.572 1.255 317 Nậm Mức 18 21 36 95 159 274 303 314 106 52 22 15 1.416 1.156 260 Pha Đin 23 29 59 127 218 304 340 273 130 63 31 18 1.614 1.264 349 Tủa Chùa 28 27 63 140 223 303 364 329 167 74 44 28 1.788 1.385 399 Tuần Giáo 30 34 47 149 218 280 361 299 151 72 38 20 1.698 1.310 392

Bảng 2.4: Tổng hợp TNN mưa tỉnh Điện Biên (giai đoạn 1977-2019)

TT Lưu vực sông F (km2)

Mưa trung bình (mm) Lượng nước mưa (tr. m3) X0 X mùa mưa X mùa khô W0 W mùa mưa W mùa khô I LVS ĐÀ 5.709,5 1.636 1.327 309 9.350 7.582 1.768 1 Khu Nậm Ma 728,5 2.349 2.183 166 1.713 1.592 121 2 Khu Nậm Nhè 507,8 1.715 1.354 361 872 689 184 3 Khu Nậm Chà 457,7 1.542 1.155 387 707 530 177 4 Khu Nậm Pồ 1178,9 1.436 1.110 326 1.694 1.310 385 5 Khu Nậm Lay 453,1 1.419 1.153 266 644 523 121 5 Khu Nậm Lay 453,1 1.419 1.153 266 644 523 121 6 Khu Nậm Mức 1836,8 1.426 1.134 292 2.621 2.084 537 7 Khu ven sông Đà 546,7 2.006 1.560 446 1.098 854 244

II LVS MÃ 2.408,7 1.749 1.349 399 4.222 3.258 964

1 Khu suối Lư 320 1.633 1.240 393 526 399 127

2 Khu Nậm Hua 1054,1 1.469 1.145 324 1.551 1.209 342 3 Khu ven sông Mã 1034,6 2.069 1.591 478 2.145 1.649 495

III LVS MÊ KÔNG 1.423 1.615 2.888 627 2.307 1.807 500 1 Khu thượng Nậm Rốm 251 1.491 1.176 315 374 295 79 2 Khu hạ Nậm Rốm 481,3 1.491 1.176 315 718 566 152 3 Khu Nậm Núa 690,5 1.746 1.359 387 1.211 942 268 TỔNG 9.541,2 1.661 1.566 380 15.880 12.647 3.233

(Nguồn: Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước miền Bắc)

Tổng lượng tài nguyên nước mưa của tỉnh Điện Biên là 15,88 tỷ m3/năm, trong đó mùa mưa chiếm 12,65 tỷ m3 và mùa kiệt là 3,23 tỷ m3. Lượng nước tổn thất là 8,28 tỷ m3/năm do bốc hơi, thấm, giữ lại tại các ao hồ, còn lại lượng nước hình thành dòng chảy mặt là 7,60 tỷ m3/năm.

Hình 2.2: Sơ đồ phân phối tài nguyên nước mưa trên tỉnh Điện Biên

2.1.3. Đặc điểm tài nguyên nước mặt

2.1.3.1. Dòng chảy năm và phân phối dòng chảy năm

Tỉnh Điện Biên có mô đun dòng chảy năm thuộc loại trung bình, mô đun dòng chảy năm trên toàn vùng vào khoảng 25 l/s/km2. Tuy nhiên sự do sự phân bố về lượng mưa nên dòng chảy năm cũng phân bố không đều theo không gian và thời gian.

Về mặt không gian, khu vực phía Bắc tỉnh thuộc lưu vực sông Đà có lượng mưa lớn có tâm mưa Mường Chà nên mô đun dòng chảy bình quân khu vực này lớn

từ 31 -4 34 l/s/km2. Trong khi đó khu vực phía Nam tỉnh có mô đun dòng chảy nhỏ chỉ từ 12 l/s/km2 (lưu vực sông Mã) đến 19 l/s/km2 (lưu vực sông Mê Kông).

Theo thời gian sự biến đổi dòng chảy năm trên toàn tỉnh không lớn, năm nhiều nước cũng chỉ gấp từ 2 đến 3 lần năm ít nước, hệ số Cv của dòng chảy năm biến động từ 0,28 (trạm Nậm Mức) đến 0,33 (trạm Bản Yên), các lưu vực sông có diện tích lớn có khả năng điều tiết dòng chảy tốt hơn nên giá trị Cv nhỏ hơn so với những lưu vực sông có diện tích nhỏ.

Bảng 2.5: Đặc trưng dòng chảy năm STT Tên trạm Sông Chuỗi tính

toán Flv (km2) Qo (m3/s) Mo (l/s/km 2) 1 Nậm Ty Nậm Ty 1961-1974 744 9,6 12,9 2 Nậm Pồ Nậm Pồ 1963-1976 475 15,1 31,8 3 Nậm Mức Nậm Mức 1961-2015 2.680 83,8 31,3 4 Nậm He Nậm He 1965-1969 217 7,4 34,2 5 Lai Châu Đà 1961-2015 33.800 1109 32,8 6 Bản Yên Nậm Mưa 1976-2015 638 12,0 18,7

(Nguồn: Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước miền Bắc)

Phân phối trong năm của dòng chảy ở Điện Biên cho thấy mùa lũ thường kéo dài 4 tháng bắt đầu từ tháng VI đến tháng IX, có nơi muộn nhất là đến tháng X như ở khu sông Nậm Ty và dòng chính sông Đà tại trạm Lai Châu. Mùa kiệt thường kéo dài 8 tháng, từ tháng X đến tháng V năm sau. Tuy nhiên trong từng năm cụ thể do sự biến động của chế độ mưa, mùa lũ có thể bắt đầu sớm hoặc muộn đến 1 tháng. Sự phân bố dòng chảy trong năm trên các sông cũng không đều, lượng nước chỉ tập trung vào các tháng mùa lũ. Lượng dòng chảy mùa lũ từ tháng VI đến tháng IX chiếm từ 64% - 77% lượng dòng chảy cả năm. Trong khi thời gian mùa kiệt dài trong 7 đến 8 tháng từ tháng X hoặc XI tới tháng V năm sau có lượng dòng chảy chỉ chiếm 23 - 36% lượng dòng chảy năm. Tháng VIII là tháng thường có lượng dòng chảy lớn nhất chiếm 19 - 26% tổng lượng dòng chảy năm. Tháng III là tháng có lượng dòng chảy nhỏ nhất chỉ chiếm 1,7 - 2,5 % lượng dòng chảy năm.

Bảng 2.6: Phân phối dòng chảy trung bình tháng

Đơn vị: m3/s

Trạm Tháng Năm

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

Nậm Ty 4,6 3,9 3,4 3,7 3,7 8,6 14,1 25,8 22,4 11,4 8,0 5,5 9,6 Nậm Pồ 3,6 3,0 2,3 3,0 6,5 22,6 42,3 45,9 22,5 13,4 10,8 5,5 15,1 Nậm Mức 29,9 25,4 23,4 26,4 42,6 105,4 209,8 236,1 143,4 74,5 51,8 37,5 83,8 Nậm He 1,6 1,4 1,1 1,5 2,5 13,0 21,6 25,4 9,3 4,8 4,4 2,4 7,4 Lai Châu 396 329 270 282 506 1410 2870 2830 1810 1200 860 533 1110 Bản Yên 3,9 3,2 2,9 3,2 5,1 12,2 30,6 37,8 23,5 10,4 6,3 4,5 12,0

Nguồn: Trung tâm mạng lưới khí tượng thủy văn và môi trường

Hình 2.3 : Phân phối dòng chảy trung bình năm tại trạm Nậm Ty và Bản Yên

2.1.3.2. Tổng lượng tài nguyên nước mặt

Dòng chảy trên các con sông thuộc địa phận tỉnh Điện Biên được hình thành từ mưa và nhập lưu từ các tỉnh lân cận, chủ yếu là Lai Châu qua dòng chính sông Đà. Dựa vào tài liệu đo đạc thủy văn cho thấy hàng năm tỉnh Điện Biên nhận nguồn nước từ các sông:

ứng như sau: Nậm Ma 0,73 tỷ m3/năm, Nậm Nhè 0,51 tỷ m3/năm, Nậm Chà 0,46 tỷ m3/năm, Nậm Pồ 1,18 tỷ m3/năm, Nậm Lay 0,49 tỷ m3/năm, Nậm Mức 1,82 tỷ m3/năm, và các phụ lưu thuộc khu giữa sông Đà 0,57 tỷ m3/năm. Ngoài ra khu vực còn nhận lượng nước từ dòng chính sông Đà từ thượng lưu nằm trên đất Lai Châu và Trung Quốc tính đến trạm thủy văn Lai Châu có diện tích 33.800 km2 với lượng dòng chảy chừng 1.121 m3/s ứng với lượng nước 35,4 tỷ m3/năm.

- Trên lưu vực sông Mã có các sông: Nậm Hua 0,43 tỷ m3/năm, suối Lư 0,13 tỷ m3/năm và các sông suối nhỏ nằm ven sông Mã 0,42 tỷ m3/năm.

- Trên lưu vực sông Mê Công có các sông: có lượng nước 0,84 tỷ m3/năm. Trong đó sông Nậm Núa đóng góp 0,41 tỷ m3/năm.

Như vậy tổng lượng tài nguyên nước mặt của tỉnh Điện Biên là 42,95 tỷ m3/năm trong đó nhận từ sông Đà phần ngoại tỉnh là 35,35 tỷ m3/năm, lượng dòng chảy sinh ra trên địa bàn nội tỉnh là 7,60 tỷ m3/năm. Tỉnh Điện Biên hiện chưa có công trình chuyển nước qua lại với các lưu vực khác của tỉnh lân cận nên lượng nước mặt có thể sử dụng được xác định trên cơ sở tổng lượng tài nguyên nước mặt trừ đi lượng nước lũ không trữ được, kết quả tính toán chi tiết lượng nước mặt có thể sử dụng ở mục.

Bảng 2.7: Tổng hợp tài nguyên nước mặt tỉnh Điện Biên

Đơn vị: Diện tích - km2; M - l/s/km2; Q - m3/s; W – tỷ. m3

TT Tiểu khu Diện tích

Trung bình năm Mùa lũ Mùa cạn Mo Qo Wo Mlũ Qlũ Wlũ Mcạn Qcạn Wcạn NGOẠI TỈNH 35,35 24,75 10,60 NỘI TỈNH I LVS. ĐÀ 5.709,5 32,0 183,0 5,77 21,6 123,6 3,90 16,5 46,1 1,45 1 Nậm Ma 728,5 31,8 23,2 0,73 65,7 47,9 0,48 15,5 11,3 0,18 2 Nậm Nhè 507,8 31,8 16,2 0,51 65,7 33,4 0,33 15,5 7,9 0,13 3 Nậm Chà 457,7 31,8 14,6 0,46 65,7 30,1 0,30 15,5 7,1 0,11 4 Nậm Pồ 1178,9 31,8 37,6 1,18 65,7 77,5 0,77 15,5 18,3 0,29 5 Nậm Lay 453,1 34,2 15,5 0,49 100, 0 45,4 0,46 22,6 10,3 0,18 6 Nậm Mức 1836,8 31,4 57,8 1,82 65,3 120,0 1,19 14,5 26,7 0,42 7 Khu giữa sông Đà 546,7 33,2 18,2 0,57 67,1 36,8 0,37 16,2 8,9 0,14 II LVS. MÃ 2.408,7 12,9 31,1 0,98 13,0 31,5 0,99 12,2 13,6 0,43 1 Suối Lư 320 12,9 4,2 0,13 42,7 13,8 0,13 12,2 3,9 0,06 2 Nậm Hua 1054,1 12,9 13,6 0,43 42,7 45,1 0,43 12,2 12,9 0,19 3 Khu giữa sông Mã 1034,6 12,9 13,4 0,42 42,7 44,3 0,43 12,2 12,6 0,18 III LVS. MÊ KÔNG 1.423 18,7 26,7 0,84 14,7 21,1 0,66 9,0 5,0 0,16 1 Thượng Nậm Rốm 251 18,7 4,7 0,15 47,8 12,0 0,13 9,0 2,28 0,03 2 Hạ Nậm Rốm 481,3 18,7 9,0 0,28 47,8 32,0 0,24 9,0 4,32 0,05 3 Nậm Núa 690,5 18,7 13,0 0,41 47,8 33,2 0,32 9,0 6,2 0,08 TỔNG NỘI TỈNH 9.559,2 9.541,2 240,9 7,60 18,4 176,2 5,56 6,8 64,7 2,04 TỔNG TOÀN TỈNH 42,95 30,31 12,64

(Nguồn: Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước miền Bắc)

Về mùa cạn, tổng lượng nước mặt trong 8 tháng mùa cạn chỉ có 2,04 tỷ m3/mùa. Khu vực có dòng chảy cạn nhỏ nhất là lưu vực Suối Lư chỉ có 0,06 tỷ m3/mùa cạn, tiếp đến là lưu vực sông Nậm Rốm, sông Nậm Núa có lượng dòng chảy mùa cạn là 0,08 tỷ m3, cho thấy đây là khu vực có khả năng xảy ra thiếu nước

vào mùa khô.

Bảng 2.8: Phân phối lưu lượng dòng chảy trung bình năm của các tiểu lưu vực

Đơn vị: m3/s

TT Tiểu khu Tháng Năm

I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII

I LVS. ĐÀ 52,8 46,9 51,6 69,8 133,8 278,5 457,9 491,2 275,1 160,8 110,6 68,2 183,1 1 Nậm Ma 5,7 5,5 7,1 10,4 21,0 38,8 57,5 61,7 31,1 19,2 13,1 7,3 23,2 2 Nậm Nhè 4,0 3,8 5,0 7,3 14,7 27,1 40,1 43,1 21,7 13,4 9,1 5,1 16,2 3 Nậm Chà 3,6 3,4 4,5 6,6 13,2 24,4 36,2 38,8 19,6 12,1 8,2 4,6 14,6 4 Nậm Pồ 9,2 8,9 11,5 16,9 34,0 62,8 93,1 100,0 50,5 31,1 21,2 11,9 37,6 5 Nậm Lay 3,5 2,7 3,3 6,1 13,2 27,4 39,2 38,2 24,0 14,2 9,1 5,1 15,5 6 Nậm Mức 20,4 17,3 16,0 18,2 29,4 74,3 144,2 163,0 98,6 50,9 35,7 25,6 57,8 7 Khu giữa sông Đà 6,4 5,4 4,2 4,3 8,2 23,7 47,6 46,4 29,6 19,8 14,1 8,6 18,2

II LVS. MÃ 11,2 8,9 8,4 13,1 20,7 39,5 62,3 74,3 62,4 37,3 21,9 14,5 31,2

1 Suối Lư 1,5 1,2 1,1 1,8 2,8 5,3 8,4 10,0 8,4 5,0 3,0 2,0 4,2 2 Nậm Hua 4,9 3,9 3,7 5,7 9,0 17,2 27,1 32,4 27,2 16,2 9,6 6,3 13,6 3 Khu giữa sông Mã 4,8 3,8 3,6 5,6 8,9 17,0 26,7 31,9 26,8 16,0 9,4 6,2 13,4

III LVS. MÊ KÔNG 8,6 7,1 6,4 7,1 11,4 28,2 68,1 83,9 52,8 22,9 14,0 9,9 26,7

1 Nậm Rốm 4,4 3,7 3,3 3,7 5,9 14,5 34,9 43,1 27,1 11,7 7,2 5,1 13,7 2 Nậm Núa 4,2 3,5 3,1 3,5 5,6 13,7 33,1 40,9 25,7 11,1 6,8 4,8 13,0

TỔNG 72,5 63,0 66,4 90,1 165,9 346,1 588,2 649,4 390,3 220,9 146,5 92,6 240,9

(Nguồn: Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra Tài nguyên nước miền Bắc) 2.1.3.3. Đánh giá tài nguyên nước

Để đánh giá tài nguyên nước mặt trên địa bàn tỉnh Điện Biên ta sử dụng chỉ số Mô đun dòng chảy. Dòng chảy trung bình nhiều năm sản sinh trên lãnh thổ nước ta có mô đun phần lớn biến đổi từ 10 - 80 l/s/km2, trung bình toàn quốc là 30 l/s/km2. Vì vậy, có thể phân cấp tài nguyên nước mặt như:

Bảng 2.9: Đánh giá tài nguyên nước theo mô đun dòng chảy M0

TT Phạm vi của M0 Mức đánh giá tài nguyên nước

1  10 l/s/km2 Hiếm nước

2 Từ 10 l/s/km2 đến  20 l/s/km2 Thiếu nước 3 Từ 20 l/s/km2 đến  40 l/s/km2 Đủ nước 4 Từ 20 l/s/km2 đến  60 l/s/km2 Tương đối giàu nước 5 Từ 60 l/s/km2 đến  80 l/s/km2 Giảu nước

(Nguồn: Dự án Quy hoạch tài nguyên nước lưu vực sông Đà)

Như vậy có thể thấy tất cả các lưu vực sông nằm trong tỉnh Điện Biên đều có tiềm năng nước trung bình và ở mức đủ nước, tuy nhiên do đặc điểm địa hình mà tỉnh Điện Biên phân thành các vùng: vùng khan hiếm nước, vùng có khả năng cấp nước trung bình và vùng cấp nước thuận lợi căn cứ vào tiêu chí sau:

- Vùng khan hiếm nước: vùng có địa hình chia cắt mạnh, không có sông suối chảy qua hoặc nằm ở đầu nguồn sinh thủy của các nhánh suối gồm khu giữa

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sỹ - Quản lý nhà nước đối với tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh Điện Biên (Trang 45 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(88 trang)
w