I Các Tài Liệu Bất Nhất Về Số Thành Bị Lược Định

Một phần của tài liệu VHVN 80 mua xuan 2018 - TOÀN TẬP- dan trangva kiem xong Feb 25-2018 (Trang 97 - 100)

CD Thơ PHẠM TƯƠNG NHƯ

I Các Tài Liệu Bất Nhất Về Số Thành Bị Lược Định

SáchThủy Kinh Chú水 經 注của Lệ Đạo Nguyên 酈 道 元 (kh. 466-527), dẫn sách Giao Châu Ngoại Vực Ký 交 州 外 域 記của tác giả khuyết danh, tuy đề cập tới cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, nhưng hồn tồn khơng nĩi gì đến việc quân khởi nghĩa hạ các thành, mà chỉ nĩi một cách tổng quát, khá mơ hồ, là họ đã “cơng phá châu quận”攻 破 州 郡(q. 37, tr. 277).

Cịn về phần sách Hậu Hán Thư 後 漢 書 của Phạm Diệp 范 曄 (398-445), được biên soạn trong cùng thời gian, chúng ta thấy cĩ 2 thái độ: trong khi mục Lưu Long Truyện 劉 隆 傳

trong quyển 22 (Chu Cảnh Vương Đỗ Mã Lưu Phĩ Kiên Mã Liệt Truyện 朱 景 王 杜 馬 劉 傅 堅 馬 列 傳) của sách cũng khơng nĩi đến số thành quân khởi nghĩa lược định được, thì hai quyển

Mã Viện Liệt Truyện 馬 援 列 傳(q. 24) vàNam Man Tây Nam Di Liệt Truyện 南 蠻 西 南 夷 列 傳 (q. 86) lại cho biết bằng hai con số.

Thực vậy, Mã Viện Truyện chép rằng quân khởi nghĩa Việt đã "khấu lược Lĩnh ngoại lục thập dư thành"寇 略 嶺 外 六 十 餘 城 (q. 24), nghĩa là "cướp đoạt hơn sáu mươi thành ở bên ngồi [Ngũ] Lĩnh."

Cịn Nam Man Truyện thì xác định con số thành là 65: “phàm lược lục thập ngũ thành”凡 略 六 十 五 城, nghĩa là “tĩm lược sáu mươi lăm thành.”

Ngồi ra, sách Tư Trị Thơng Giám資 治 通 鑒của Tư Mã Quang司 馬 光 (1019-1086) cũng nhắc lại nguyên văn Nam Man Truyện: "phàm lược lục thập ngũ thành” (q. 43).

Đĩ là về phía các tài liệu của người Trung Quốc. Cịn về phần các tài liệu của người Việt thì cĩ bốn con số được nêu ra.

Hai sách Việt Điện U Linh Tập của Lý Tế Xuyên và Lĩnh Nam Chích Quái của Trần Thế Pháp đã nhắc lại Mã Viện

TruyệntrongHậu Hán Thư, nĩi rằng Hai Bà Trưng đã lược định

hơn 60 thành.

Cịn đại đa số các tài liệu khác, xưa cũng như nay, đều nĩi giống như Nam Man Truyện trongHậu HánThưvà sáchTư Trị Thơng Giám rằng quân của Hai Bà Trưng đã đánh chiếm được 65 thành. Chẳng hạn: An Nam Chí Lược của Lê Tắc (q. 15, tờ 12b),Việt Sử Lược của tác giả khuyết danh (q. 1, tờ 3b), Đại Việt Sử Ký Tồn Thư của Ngơ Sĩ Liên (NK, q. 3, tờ 2a-b), Khâm Định Việt Sử Thơng Giám Cương Mục của Quốc sử

quán triều Nguyễn (TB, q. 2, tờ 10a), Lịch Sử Việt Nam của Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam (tập I, tr. 82), Việt Nam Sử Lược của Trần Trọng Kim (q. I, tr. 39), Lịch Sử Dân Tộc Việt Nam của Phạm Cao Dương (q. I, tr. 87), Histoire du Viet Nam des Origines à 1858 của Lê Thành Khơi (tr. 92), v.v. Hơn nữa, bộ

Tồn Thư cịn thuật lại lời phê bình của Lê Văn Hưu (tác giả bộ Đại Việt Sử Ký, bị mất từ lâu) và cũng đưa ra con số 65 thành

(NK, q. 3, tờ 3a). Sau hết, Hồng Xuân Hãn trong Lời Giải số 2 sáchĐại Nam Quốc Sử Diễn Ca của Lê Ngơ Cát và Phạm Đình Tối đã ghi rõ hơn một chút: "hai bà chiếm Long Biên và 64 thành nữa" (tr. 75).

Trái lại, sách Việt Sử Tiêu Án của Ngơ Thời Sĩ trong một đoạn nĩi là quân khởi nghĩa đã "bình định được hơn 50 thành" (tr. 39), nhưng trong một đoạn khác, tác giả đã nhắc lại lời bàn của "sử thần" rằng "định được 56 thành" (tr. 41). Đáng tiếc là sách khơng nĩi rõ "sử thần" ở đây là vị nào. Chắc chắn khơng phải là Lê Văn Hưu (soạn giả bộ Đại Việt Sử Ký) hay Ngơ Sĩ Liên (soạn giả bộ Tồn Thư) bởi vì trong Tiêu Án mỗi khi nhắc đến lời bàn của hai vị này sách bao giờ cũng bắt đầu bằng câu "Lê Văn Hưu bàn rằng" hay "Ngơ Sĩ Liên bàn rằng". Cũng khơng chắc vị "sử thần" ấy là Phan Phu Tiên, tác giả bộ Đại Việt Sử Ký Tục Biên, bởi vì tuy sách này cũng đã bị mất từ lâu, nhưng chúng ta biết được sách chỉ là nối tiếp sách của Lê Văn Hưu, thêm từ thời nhà Trần (1225-1400) đến hết thời Minh đơ hộ (1407-1427), như vậy cĩ thể suy đốn khơng lầm là tác giả cũng nĩi đến 65 thành như Lê Văn Hưu.

Mặt khác, trong Việt Sử Tồn Thư, Phạm Văn Sơn cũng đã đưa ra con số 56 thành (tr. 108). Lại nữa, trong chú thích số 5

truyện "Hai Bà Trưng (Nhị Trưng Phu Nhân)" sáchViệt Điện U Linh Tập Lục Tồn Biên (bản Việt dịch sách Việt Điện U Linh Tập, do Ngọc Hồ thực hiện, Sống Mới, Sài Gịn, 1974), nhà chú

giải Nhất Tâm đã viết rằng: "Ngơ Thời Sĩ chứng minh là 56 thành chứ khơng phải 65" và ơng dẫn chứng là điều này được nêu ra trong "Đại Việt Sử Ký Tiền Biên, III, 4b." (tr. 67)

Nĩi tĩm lại, trong khi các tài liệu của người Trung Quốc đưa ra hai con số: (a) hơn 60 thành, và (b) 65 thành, thì các tài liệu của người Việt đưa ra bốn con số: (a) hơn 60 thành, (b) 65 thành, (c) hơn 50 thành, (d) 56 thành.

Trong các con số này, con số 65 thành đã được nhiều tài liệu xưa cũng như nay nhắc đến nhiều nhất. Chúng ta cũng nên kể thêm một tác giả ngoại quốc là Keith Weller Taylor trong sách

The Birth of Vietnamcũng nĩi con số thành là 65 (tr. 38).

Dù là hơn 60 thành hay 65 thành, hoặc hơn 50 thành hay 56 thành, điều đáng tiếc là, ngoại trừ lời Chú Giải số 2 của Hồng Xuân Hãn trong sách Diễn Ca đã nĩi "Long Biên và 64 thành nữa", các tài liệu lại khơng kể tên các thành đĩ, hay ít nhất là cho biết số các thành của mỗi quận. Vì vậy chúng ta thắc mắc khơng hiểu:

a. tất cả các thành này là huyện thành khơng thơi hay là gồm cả huyện thành lẫn thành lũy của quân đơ hộ Hán?

b. các thành này chỉ thuộc quận Giao Chỉ hay cịn cĩ cả các thành của nhiều quận khác nữa;

c. trong trường hợp thứ hai này, các thành đều thuộc các quận Việt hay cịn cĩ cả những thành thuộc các quận Hoa nữa?

Một phần của tài liệu VHVN 80 mua xuan 2018 - TOÀN TẬP- dan trangva kiem xong Feb 25-2018 (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)