- Parker Williams Library, The Eye Clinic of Texas,
CHƯƠNG TRÌNH TỐI THIỂU
Gần đây hơn, Chomsky trong cuốn The Minimalist Program (1995) đã áp dụng một thảo chương ở mức tối thiểu để sắp xếp lại tồn bộ lý thuyết ngữ pháp mà ơng đã xây đắp trên căn bản nguyên lý và thơng số (principles and parameters approach) trong cuốn Lectures on Government and Binding (1981). Lần này, Chomsky đã bỏ đi rất nhiều và chỉ giữ lại những yếu tố cần thiết tối thiểu, vì ơng đã hết tâm chú trọng đến các “nguyên tắc tiết kiệm” (economy) và “đồ án tối lợi” (optimal design).
NGUYÊN LÝ
Chomsky và các cộng sự viên (nhất là Howard Lasnik) đã mổ xẻ tận tường khoảng 30 ngơn ngữ đại diện các vùng, các ngữ hệ, các sắc tộc. Họ đã tạm thời xác định được khoảng 45 nguyên lý (principles) áp dụng cho tồn thể ngơn ngữ nhân loại.
Một thí dụ về nguyên lý của ngữ pháp hồn vũ là sự phụ thuộc cấu trúc (structure dependency). Điều này cĩ nghĩa là nếu chúng ta muốn hiểu một ngơn ngữ, chúng ta phải dựa vào kiến thức của những tương quan cấu trúc (structural relationships)
trong câu, thay vì chỉ nhìn vào câu đĩ như một chuỗi chữ nối tiếp nhau. Do đĩ, sự hiểu ý của câu [hoa đào năm ngối cịn cười giĩ đơng] khơng phải chỉ là nhìn vào một chuỗi chữ độc lập [hoa - đào - năm - ngối - cịn - cười - giĩ - đơng] mà phải là được giải thích như sau: Câu này gồm hai phần mệnh danh chủ ngữ(subject) và
vị ngữ (predicate). “Chủ ngữ” là vai trị của phần câu danh(noun phrase) [hoa đào năm ngối] và “vị ngữ” là vai trị của phần câu động (verb phrase) [cịn cười giĩ đơng]. Tương quan cấu trúc giữa chủ ngữ và vị ngữ trong câu này giúp người nghe, người đọc hiểu ý nghĩa của nĩ.
Cấu trúc câu tiếng Việt trên đây cũng nằm trong cái “quy luật kết cấu cú phần” (phrase-structure rule) khét tiếng trong cuốn
Syntactic Structures được biểu hiện bằng cơng thức [S >> NP + VP] với các chữ viết tắt và ký hiệu cĩ nghĩa như sau:
[S = sentence, >> = rewritten as, + = and, NP = noun phrase, VP = verb phrase].
Cơng thức trên của cú pháp hồn vũ được chuyển sang Việt ngữ như sau:
[Câu >> Phần câu danh + Phần câu động]. Trong cơng thức cú pháp hồn vũ (cũng như cú pháp Việt ngữ) nêu trên, phần câu danh và phần câu động cũng được gọi là hai cấu phần cấp kỳ
(immediate constituents) của một câu, với phần câu danh đĩng vai “chủ ngữ” (subject) và phần câu động đĩng vai “vị ngữ” (predicate).
Đi vào chi tiết hơn nữa, chúng ta cĩ thể diễn tả phần câu danh và phần câu động của câu thơ qua các quy luật viết lại
(rewritten rules) như sau:
– phần câu danh >> danh từ 1 + tĩnh từ [hoa đào + năm ngối]
– phần câu động >> động từ + danh từ 2 [cịn cười + giĩ đơng]
– danh từ 1 >> danh từ đầu (head noun) + danh từ bổ nghĩa (modifier noun)
– danh từ 2 >> danh từ đầu + danh từ bổ nghĩa
– tĩnh từ >> danh từ + tĩnh từ
– thứ tự các yếu tố của phần câu danh câu thơ là: (danh từ đầu + danh từ bổ nghĩa) + (danh từ + tĩnh từ)
– thứ tự các yếu tố của phần câu động câu thơ là: (trạng từ bổ nghĩa+ động từ) + (danh từ đầu + danh từ bổ nghĩa)
– thứ tự các yếu tố của hai phần câu danh và động trên đây là một cơng thức để cấu tạo một câu “đúng” cú pháp Việt, trong khuơn khổ ngữ pháp hồn vũ. Do đĩ, câu sau đây (hồn tồn đúng cú pháp Việt) cũng do cơng thức trên kiến tạo:
[ơng thầy ngữ học / vẫn dậy văn khoa]. THƠNG SỐ
Một thí dụ về thơng số là thơng số bỏ rơi đại danh từ chủ ngữ (“the pro-drop parameter” trong trường phái biến tạo). Thơng số này cĩ 2 lựa chọn: (1) khơng bỏ rơi [non-pro-drop] hoặc (2) bỏ rơi[pro-drop].
Thơng số “khơng bỏ rơi” đại danh từ chủ ngữ phổ cập hơn và hiện diện trong nhiều ngơn ngữ đơng người sử dụng như Anh ngữ, Pháp ngữ, Đức ngữ. Xin quan sát các chủ ngữ khơng thể bỏ rơi viết bằng chữ lớn cho ba thí dụ đồng nghĩa trong Anh, Pháp, và Đức ngữ:
–John is my friend. “HE” speaks Spanish.
–Jean est mon ami. “IL” parle espagnol.
–Johann ist mein Freund. “ER” spricht Spanisch.
Thơng số “bỏ rơi” đại danh từ chủ ngữ là sự lựa chọn của ngữ pháp tiếng Việt và một số tiếng khác cĩ đơng người sử dụng như Hoa ngữ, Tây ban nha ngữ. Xin quan sát các thí dụ dưới đây, trong đĩ các ký hiệu [ai?] / [谁?] / [quién?] đánh dấu chỗ đại danh từ chủ ngữ bị bỏ rơi:
– [ai?] phong tư tài mạo tuyệt vời
–[ai?] vào trong thanh nhã ra ngồi hào hoa (Nguyễn Du)
–[谁?] 举 头 妄 明 月= [ai?] ngửng đầu nhìn trăng tỏ
– [谁?] 低 头 思 故 乡= [ai?] cúi đầu nhớ cố hương
(Lý Bạch)
– ẳnque [quién?] no me quieras = dù cơ chẳng yêu tơi
– [quién?] tengo el consuelo = tơi cịn niềm an ủi
–que [quién?] te quiero = tơi cịn mãi yêu cơ (Tác giả khuyết danh)