II Ý Nghĩa của Thành

Một phần của tài liệu VHVN 80 mua xuan 2018 - TOÀN TẬP- dan trangva kiem xong Feb 25-2018 (Trang 100 - 102)

CD Thơ PHẠM TƯƠNG NHƯ

II Ý Nghĩa của Thành

Trước khi giải đáp các thắc mắc trên, chúng ta cần tìm hiểu nghĩa của từ “thành” dùng trong các tài liệu Việt và Hoa kể trên.

Xin mở một dấu ngoặc ở đây. Hầu hết các tài liệu Việt và Hoa chỉ nĩi trống khơng là “thành”, thì sáchViệt Nam Sử Lược

viết là “thành thị ”, sáchLịch Sử Việt Nam của Ủy ban Khoa học

Xã hội Việt Nam viết là “huyện thành”, sách Histoire du Viet Nam viết là “places” (chỗ; địa vị; thứ bậc; cơng trường; yếu tái),

và sáchThe Birth of Vietnam viết là “strongholds” (đồn, thành lũy).

Từ Hoa ngữ “thành” 城 cĩ nhiều nghĩa, trong đĩ cĩ một nghĩa đáng chú ý: khu đất vuơng 10 lý (khoảng 5.76 cây số). Theo

Thuyết Văn Giải Tự 說 文 解 字 của Hứa Thận 許 慎(kh. 58- kh. 147 SCN), bộ tự điển được biên soạn từ năm 100 đến năm 121, nghĩa là khoảng từ 60 đến 81 năm sau khi cĩ cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, từ 城“thành” cĩ nghĩa là "dĩ thịnh dân dã”以 盛 民也

(để chứa đựng dân), với ý chỉ thành là nơi dân chúng cư ngụ ở bên trong (giống như một vật dùng để chứa đựng nhiều vật ở bên trong).

Định nghĩa của Thuyết Văn Giải Tự cĩ lẽ bắt nguồn từ việc, theo quyển Nguyên Đạo原 道sách Hồi Nam Tử淮 南 子

của Lưu An 劉 安 (179-122 TCN), Ki Cổn 姬 鯀 (sử sách thường viết trống khơng là Cổn), tù trưởng bộ lạc Hạ Hậu 夏 后 氏 (ở vùng nay là thành phố Vũ Châu 禹 州 thuộc tỉnh Hà Nam 河 南) và là phụ thân của vua Vũ Tự Văn Mệnh, vua đầu tiên nhà Hạ (2205-1776 TCN), đã xây thành cao 3 nhẫn 仞(1) vây quanh ấp 邑

(ấp thường vuơng 10 lý 里, hay vuơng 26 cây số) cho dân cư ngụ bên trong để che chở họ khỏi bị người ngồi hay ác thú xâm nhập (trong chữ thành 城 cĩ chữ qua 戈, tiếng chỉ chiếc giáo, một thứ binh khí).

Do việc này, từ “thành” 城 mới cĩ nghĩa thứ hai là bức tường thành (gọi là "thành tường"城 牆 trong Hoa ngữ), thường là đắp bằng đất (do đĩ viết với bộ thổ 土), xây quanh một khu vực để cho dân chúng ở. Hơn nữa, cũng vì mục đích của thành là để chứa đựng (trong Hoa ngữ gọi là "thịnh"盛) dân cư, nên vào thời thượng cổ từ 城 đọc là thịnh(Thuyết Văn Giải Tự đã phiên thiết

Từ nghĩa thứ hai này sinh ra nghĩa thứ ba của “thành”城

là khu vực cĩ tường thành vây quanh.

Hai nghĩa thứ hai và thứ ba thường được dùng như nhau và cĩ thể thay thế cho nhau. Vì thế từ “thành” trong vấn đề đang nghiên cứu của chúng ta ở đây cĩ nghĩa chỉ khu vực cĩ tường thành vây quanh.

Trong thời nhà Hán 漢 (206 TCN – 220 SCN) ở Trung Quốc nĩi chung và thời Hán thuộc (111 TCN – 220 SCN) ở Việt Nam nĩi riêng, các khu vực cĩ tường thành vây quanh chính là các huyện 縣, đơn vị hành chính địa phương cấp ba (cấp một là bộ 部, sau đổi là châu 州; cấp hai là quận 郡). Đĩ là lý do trong khi quyển Địa Lý Chí 地 理 志trong bộ Hán Thư 漢 書của Ban Cố

班 固 (32-92 SCN) chỉ dùng từ “huyện” 縣khi nĩi số mỗi huyện trong một quận nào đĩ, thì quyển Quận Quốc Chí 郡 國 志trong bộ Hậu Hán Thư của Phạm Diệp, phần nĩi về châu Giao 交 州

(tức bộ Giao Chỉ 交 趾 部), chẳng hạn, khi viết về 7 quận (sách khơng nĩi đến 2 quận Chu Nhai và Đạm Nhĩ) đều cho biết mỗi quận cĩ bao nhiêu "thành" (sẽ xét trong đoạn C bên dưới), nhưng khi kết luận thì lại nĩi tổng cộng châu (tức châu Giao) cĩ 56 "huyện":

“... bộ thứ sử Giao Châu [gồm cĩ] bảy quận, năm mươi sáu huyện.” (q. 23, tờ 3533)

(… Giao Châu thứ sử bộ, quận thất, huyện ngũ thập lục.

交 州 刺 史 部,郡 七,縣 五 十 六.)

Phải chăng vì lý do này mà sách Lịch Sử Việt Nam của Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam mới viết rằng cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng đã tập hợp được "65 huyện thành" (tập I, tr. 82)?

Một phần của tài liệu VHVN 80 mua xuan 2018 - TOÀN TẬP- dan trangva kiem xong Feb 25-2018 (Trang 100 - 102)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)