NGỮ PHÁP BIẾN TẠO

Một phần của tài liệu VHVN 80 mua xuan 2018 - TOÀN TẬP- dan trangva kiem xong Feb 25-2018 (Trang 126 - 129)

- Parker Williams Library, The Eye Clinic of Texas,

NGỮ PHÁP BIẾN TẠO

Sự đĩng gĩp quan trọng nhất của Chomsky là đã đề xướng được một mơ thức khơng ai sánh kịp để mở đường cho các khám phá ngoạn mục trong các mơn khoa học tri thức (cognitive sciences). Mơ thức riêng cho ngơn ngữ, thường được biết đến dưới danh hiệu ngữ pháp biến tạo (transformational grammar), được cơng bố trong cuốn Syntactic Structures (1957). Cuốn sách khiêm

tốn khơng quá 120 trang giấy này, xuất bản tại Hịa Lan, đã đánh dấu một “kỷ nguyên mới” cho khoa ngữ học trong hậu bán thế kỷ 20, thách thức mọi ức thuyết trong các lãnh vực triết lý, tâm lý, và lịch sử tri thức. Chomsky đã làm thay đổi hướng đi của khoa ngữ pháp bằng cách “khơng đối hồi” tới những cơng việc “mơ tả và xếp loại” các câu nĩi thực sự như các nhà ngữ học thời đĩ thường làm, mà là bắt đầu đặt những câu hỏi về “bản chất” cái hệ thống sản xuất ra ngơn ngữ lồi người. Chomsky cho rằng lý thuyết của “trường phái hành vi” (behaviorist school), đang làm mưa làm giĩ trong lĩnh vực ngơn ngữ học thời đĩ, là “quá hạn hẹp” vì nĩ chỉ chú trọng đến việc mơ tả những câu nĩi “đã thực sự xảy ra” và khơng cắt nghĩa được “bản chất sáng tạo”(creativity) của ngơn ngữ cá nhân. Theo Chomsky, một ngữ pháp đích thực phải cĩ khả năng cắt nghĩa được cái bản chất sáng tạo của ngơn ngữ, vì phải nhờ vào bản chất này nhân loại mới cĩ thể thốt ra và hiểu được một con số vơ hạn định những “câu nĩi hồn tồn mới mẻ”(novel utterances).

Xác quyết căn bản của ngữ pháp biến tạo là sự thừa nhận một ngữ pháp hồn vũ (universal grammar). Ngữ pháp hồn vũ được khám phá ra dựa vào các đặc trưng hiện diện trong tồn thể ngơn ngữ nhân loại, chắc hẳn do bản chất đồng nhất của bộ ĩc con người. Ngữ pháp biến tạo chủ trương làm sáng tỏ, qua những cơng thức cĩ hình dạng tốn học, tất cả những quy luật ngữ pháp cĩ thể tạo sinh ra các cấu thức nổi (surface structures) tức là tất cả những gì chúng ta thực sự nĩi, nghe, đọc, và viết. Nĩ cũng giả định sự hiện hữu của các cấu thức chìm (deep structures) ở một mức độ trừu tượng hơn, nằm trong não bộ của người nĩi, người nghe, người viết, hoặc người đọc để giúp chúng ta hiểu nghĩa các cấu thức nổi.

Để cụ thể hĩa ý niệm “deep structure” cho dễ hiểu hơn, trường phái Chomsky cũng đưa ra ý niệm tương đương là kernel sentence (câu lõi). Một câu lõi là một câu đơn gồm cĩ một chủ từ, một động từ ở thời hiện tại và thể xác định, và một túc từ, chẳng hạn như: [The boy eats an apple]. Các thí dụ bằng tiếng Việt sau đây sẽ làm sáng tỏ phần nào những ý niệm nêu trên của ngữ pháp biến tạo:

[Kim Trọng và Thúy Kiều nhớ nhau] là một cấu thức nổi, gọn gàng hơn so với câu cĩ thể được coi như cấu thức chìm là:

[Kim Trọng nhớ Thúy Kiều và Thúy Kiều nhớ Kim Trọng].

Ý niệm “biến tạo” được thấy trong tiến trình câu lõi [Thúy Kiều yêu Kim Trọng] trở thành cấu thức nổi [Kim Trọng được Thúy Kiều yêu] qua luật biến tạo thụ động cách. Luật này đã [a] hốn chuyển vị trí hai nhân vật, [b] đẩy động từ xuống cuối câu, và [c] thêm ngữ vị chức năng “được” vào giữa hai nhân vật, theo tiến trình:

[a] Thúy Kiều yêu Kim Trọng >> Kim Trọng Thúy Kiều

[b] Kim Trọng Thúy Kiều >> Kim Trọng Thúy Kiều yêu

[c] Kim Trọng Thúy Kiều yêu >> Kim Trọng “được” Thúy Kiều yêu

Một cấu thức chìm cĩ thể được thể hiện qua vài cấu thức nổi (nhờ vào các quy luật biến tạo khác nhau) mà ý nghĩa vẫn là một, theo giải thích dưới đây:

[(1) Kiều trao Kim của tin]

[(2) Kiều trao của tin cho Kim]

[(3) Kim được Kiều trao của tin]

đều là cấu thức nổi. Câu (2) cĩ thể được coi như là cấu thức chìm chung cho cả ba câu liên hệ.

Ngược lại, hai cấu thức nổi rất giống nhau về hình thức nhưng lại cĩ thể khác nhau rất nhiều về ý nghĩa vì chúng được “biến tạo từ hai cấu trúc chìm khác biệt.” Thí dụ:

[(4) Cơ Lan dễ chiều chuộng] là cấu thức nổi của cấu thức chìm “Người ta chiều chuộng cơ Lan. Việc làm này dễ dàng.” Trong câu (4), Cơ Lan làtúc từ của động từ chiều chuộng;

[(5) Cơ Lan sẵn sàng chiều chuộng] là cấu thức nổi của cấu thức chìm

“Cơ Lan chiều chuộng người khác. Cơ khơng do dự làm việc ấy chút nào.” Trong câu (5), Cơ Lan là chủ từ của động từ chiều chuộng.

Trường phái “hành vi” do Leonard Bloomfield (1887-1949) và B. F. Skinner (1904-1990) chủ trương thì khơng thể nào giải thích được sự khác biệt về ý nghĩa này trong các câu cĩ hình thức tương tự như trong trường hợp vừa nêu trên đây.Từ khi cuốn

Syntactic Structures ra đời năm 1957, Chomsky đã khơng ngừng cập nhật hĩa lý thuyết của mình với nhiều ý niệm mới trong những cuốn sách về sau, nhất là trong các cuốn Aspects of the Theory of Syntax (1965), Rules and Representations (1980), và The Minimalist Program(1995).

Một phần của tài liệu VHVN 80 mua xuan 2018 - TOÀN TẬP- dan trangva kiem xong Feb 25-2018 (Trang 126 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(184 trang)