Các mô hình lý thuyết liên quan 1 Mô hình lý thuyết nhận thức rủi ro

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến QUYẾT ĐỊNH MUA của KHÁCH HÀNG đối với sản PHẨM CHỐNG THẤM tại CÔNG TY TNHH sản XUẤT và THƯƠNG mại PHÚC tất đạt TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 27 - 30)

2.3.1 Mô hình lý thuyết nhận thức rủi ro

Thuyết nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm dịch vụ thể hiện sự quan ngại của khách hàng đối với việc mất tính năng, mất tài chính, tốn thời gian, mất nhu cầu khi sử dụng sản phẩm/dịch vụ.

Các nhà nghiên cứu trước đây đã có những kết luận liên quan đến việc nhận thức rủi ro liên quan đến sản phẩm/dịch vụ như Bauer, R.A. (1960) đề cập rằng niềm tin về nhận thức rủi ro như là yếu tố chủ yếu đối với hành vi tiêu dùng nó có thể là một yếu tố chính ảnh hưởng việc chuyển đổi từ người duyệt web đến người mua hàng thật sự. Cox và Rich (1964) đề cập đến nhận thức rủi ro như là tổng của các nhận thức bất định bởi người tiêu dùng trong một tình huống mua hàng cụ thể. Cuối cùng, Jacoby and Kaplan (1972) phân loại nhận thức rủi ro của người tiêu dùng thành 5 loại rủi ro sau: vật lý (physical), tâm lý (psychological), xã hội (social), tài chính (financial), Thực hiện (performance).

Hiệu quả mong đợi Nỗ lực mong đợi Ảnh hưởng xã hội Cảm nhận sự thích thú Nhận thức rủi ro khi sử dụng Ý định sử dụng 2.3.2 Mô hình lý thuyết hành động hợp lý

Thuyết hành động hợp lý – TRA (Theory of Reasoned Action) do Fishbein & Ajzen (1975), xây dựng thể hiện sự bao hàm và sự sắp đặt phối hợp các thành phần của thái độ. Thuyết hành động hợp lý (TRA) nhằm giải thích mối quan hệ giữa thái độ và hành vi trong hành động của con người. Thuyết này được sử dụng để dự đoán cách mà các cá nhân sẽ hành xử dựa trên thái độ và ý định hành vi đã có từ trước của họ. Các cá nhân sẽ hành động dựa vào những kết quả mà họ mong đợi khi thực hiện hành vi đó.

Mục đích chính của TRA là tìm hiểu hành vi tự nguyện của một cá nhân bằng cách kiểm tra động lực cơ bản tiềm ẩn của cá nhân đó để thực hiện một hành động. TRA cho rằng ý định thực hiện hành vi của một người là yếu tố dự đoán chính về việc họ có thực sự thực hiện hành vi đó hay không. Ngoài ra, các quy tắc xã hội cũng góp phần vào việc người đó có thực sự thực hiện hành vi hay không. Theo lý thuyết, ý

Hành vi Ý định hành vi

Thái độ đối với hành vi

Chuẩn chủ quan

định thực hiện một hành vi nhất định có trước hành vi thực tế. Ý định này được gọi là ý định hành vi và là kết quả của niềm tin rằng việc thực hiện hành vi đó sẽ dẫn đến một kết quả cụ thể. Ý định hành vi rất quan trọng đối với lý thuyết TRA bởi vì những ý định này "được xác định bởi thái độ đối với các hành vi và chuẩn chủ quan". Thuyết hành động hợp lý cho thấy rằng ý định càng mạnh mẽ càng làm tăng động lực thực hiện hành vi, điều này dẫn đến làm tăng khả năng hành vi được thực hiện.

2.3.3 Mô hình

lý thuyết hành vi mua hàng dự định

Thuyết hành vi dự định là sự phát triển và cải tiến của Thuyết hành động hợp lý

TRA (Theory of Reasoned Action) của Ajzen và Fishbein (1975) và là lý thuyết được sử dụng phổ biến khi muốn dự đoán một hành vi cụ thể của cá nhân bất kỳ, có thể là hành vi chọn mua sản phẩm, dịch vụ; hành vi bầu cử,... Mối quan hệ giữa quyết định và hành vi thực sự đã được đưa ra và kiểm chứng thực nghiệm trong rất nhiều nghiên cứu ở nhiều lĩnh vực và đặc biệt là lĩnh vực quản trị kinh doanh, marketing, tâm lý học. Hai yếu tố chính ảnh hưởng đến quyết định là thái độ cá nhân và chuẩn chủ quan. Trong đó, thái độ cá nhân được đo lường bằng niềm tin và sự đánh giá đối với kết quả của hành vi đó. Ajzen (1991) định nghĩa chuẩn chủ quan (Subjective Norm) là nhận thức của những người ảnh hưởng sẽ nghĩ rằng cá nhân đó nên thực hiện hay không thực hiện hành vi nào đó. Trong đó:

(1) Thái độ (Attitude Toward Behavior - AB) được hiểu như là cảm xúc tích cực hay tiêu cực cá nhân bị ảnh hưởng bởi các yếu tố tâm lý và các tình huống đang gặp phải

Hình 2. 3 Thuyết hành động hợp lý – TRA (Theory of Reasoned Action)

Hành vi thực sự Xu hướng hành vi

Thái Độ

Chuẩn chủ quan

Kiểm soát hành vi cảm nhận

(2) Chuẩn chủ quan (Subjective Norm - SN) hay cảm nhận về ảnh hưởng từ phía cộng đồng xã hội được định nghĩa là “nhận thức về áp lực xã hội đến thực hiện hoặc không thực hiện hành vi

(3) Kiểm

soát hành vi nhận thức (Perceived Behavioral Control - PBC) phản ánh việc dễ dàng hay khó khăn khi thực hiện hành vi và việc thực hiện hành vi đó có bị kiểm soát, hạn

chế hay không. Cả 3 yếu tố này đều tác động đến ý định hành vi.

Một phần của tài liệu NGHIÊN cứu các yếu tố ẢNH HƯỞNG đến QUYẾT ĐỊNH MUA của KHÁCH HÀNG đối với sản PHẨM CHỐNG THẤM tại CÔNG TY TNHH sản XUẤT và THƯƠNG mại PHÚC tất đạt TRÊN địa bàn THÀNH PHỐ đà NẴNG (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(101 trang)
w