- Khái niệm: Giá tức là giá cả, là số tiền khách hàng trả cho sản phẩm. Giá là một phần đi kèm với kế hoạch sản phẩm/thị trường và không phải là một thực thể riêng lẻ. Giá thể hiện giá trị (thường dưới hình thức tiền bạc) mà khách hàng sẵn sàng trả để được thoả mãn nhu cầu. Như vậy ta có thể nói một thương hiệu bán được giá cao hơn các thương hiệu khác là nhờ tạo ra được nhiều giá trị hơn cho khách hàng.
- Các chiến lược định giá trong marketing
Đặt giá ở mức cao cấp: Với mức đặt giá cao cấp, các doanh nghiệp sẽ đặt mức giá cao hơn với đối thủ cạnh tranh cùng ngành của mình. Đặt giá cao cấp thường đạt hiệu quả nhất định trong những ngày đầu của vòng đời sản phẩm,16 đánh vào tâm lý “tiền nào của nấy” của khách hàng. Doanh nghiệp phải tạo ra một nhận thức nhất định về giá trị của sản phẩm của họ, hay nói cách khác phải khẳng định sản phẩm của họ là độc quyền. Cùng với
việc tạo ra một sản phẩm chất lượng cao, chủ sở hữu nên đảm bảo các nỗ lực Marketing của họ, bao bì của sản phẩm, trang trí của cửa hàng, tất cả kết hợp để hỗ trợ giá cao cấp.
Giá thâm nhập thị trường: Giá thâm nhập thị trường là một chiến lược rất thu hút người mua hàng bằng cách cung cấp mức giá thấp hơn cho hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp. Chiến lược này rất phù hợp với những công ty tung ra sản phẩm/dịch vụ mới để thu hút sự chú ý từ khách hàng và gây sức ép đến đối thủ cạnh tranh. Giá thâm nhập thị trường không quan trọng vấn đề lợi nhuận ở thời gian đầu, nhưng nó sẽ thu về những khách hàng tiềm năng cho doanh nghiệp. Về lâu dài, sau khi thâm nhập thành công, các công ty thường tăng giá để phản ánh tốt hơn và khẳng định được vị thế của mình trên thị trường.
Giá cho chương trình khuyến mãi: giá khuyến mãi được sử dụng rất phổ biến. Các ưu đãi khuyến mãi này có thể bao gồm: ưu đãi giảm giá, phiếu thưởng hoặc phiếu mua hàng giảm giá hoặc phiếu mua hàng miễn phí,… để quảng bá các sản phẩm mới hay sản phẩm hiện có. Một chiến lược cũ nhưng nó là một trong những chiến lược giá thành công nhất cho đến nay. Lý do thành công của nó là người tiêu dùng cân nhắc việc mua sản phẩm và dịch vụ ưu đãi mà.
Giá hớt váng: Thiết lập một mức giá ban đầu cao trong giai đoạn giới thiệu và sau đó từ từ hạ giá dần khi hàng hóa của các đối thủ cạnh tranh xuất hiện trên thị trường, đó chính là chiến lược giá hớt váng. Một trong những lợi ích của giá hớt váng là nó cho phép các doanh nghiệp tối đa hóa lợi nhuận trên những người sử dụng đầu tiên và trước khi giảm giá để thu hút nhiều người tiêu dùng về sản phẩm công ty hơn. Việc đặt giá hớt váng không chỉ giúp một doanh nghiệp bù đắp chi phí phát triển mà còn tạo ra ảo ảnh về chất lượng và tính độc quyền khi mặt hàng được giới thiệu lần đầu tiên trên thị trường.
Giá tâm lý: là một chiến lược tiếp cận thu thập phản ứng cảm xúc của người tiêu dùng thay vì phản ứng hợp lý của mình. Ví dụ: một công ty sẽ định giá sản phẩm của mình với giá 999.000 VNĐ thay vì 1.000.000 VNĐ. Giá của sản phẩm nằm trong phạm vi 1.000.000 VNĐ khiến khách hàng cảm thấy rằng sản phẩm không đắt lắm. Một giải thích cho xu hướng này là người tiêu dùng có xu hướng chú ý nhiều hơn vào con số đầu tiên trên một thẻ giá so với giá cuối cùng. Mục tiêu của giá tâm lý là tăng nhu cầu bằng cách tạo ra một ảo tưởng về giá trị nâng cao cho người tiêu dùng.
Giá theo gói: Với chiến lược định giá theo gói, doanh nghiệp sẽ đưa ra giá của sản phẩm thấp hơn khi khách hàng mua nhiều sản phẩm cùng một lúc. Việc định giá hàng theo gói sẽ không chỉ giúp doanh nghiệp xả được đống hàng tồn kho mà sẽ cho khách hàng một cảm giác họ được nhận rất nhiều vì doanh nghiệp đang cho họ những giá trị lớn. Định giá theo gói sẽ vô cùng hiệu quả cho các công ty có hàng đi kèm. Ví dụ, những sản phẩm như sữa cho trẻ em, nếu mua theo bịch hoặc theo thùng sẽ được hưởng ưu đãi giá và những giá trị gia tăng khác như đồ chơi, hoặc bình uống nước… Nhưng theo đó, doanh nghiệp cũng cần phải quan tâm đến việc mình đang chi trả bao nhiêu cho chiến lược này và so với doanh thu mình đang lãi hay lỗ.