Lĩnh vực An toàn, an ninh mạng 1 Kết quả công tác chỉ đạo, điều hành:

Một phần của tài liệu 02bctomtat-1 (Trang 31 - 33)

1. Kết quả công tác chỉ đạo, điều hành: 1.1 Năm 2020

Trong năm 2020, hành lang pháp lý và các văn bản hướng dẫn lĩnh vực An toàn, an ninh mạng tiếp tục được hoàn thiện, đã xây dựng, trình các cấp: 01 Chỉ thị Ban Bí thư, 02 Nghị định Chính phủ, 07 Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, báo cáo tổng kết Luật giao dịch điện tử (trong đó đã ban hành 04 văn bản). Tham mưu Ban Bí thư ban hành Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 24/3/2020 về tăng cường phối hợp và triển khai đồng bộ các biện pháp bảo đảm an toàn, an ninh mạng. Đây là chủ trương, định hướng của Đảng cho công tác bảo đảm an toàn, an ninh mạng quy mô quốc gia và hoạt động của các bộ, ngành, địa phương. Xây dựng, trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành Nghị định quy định về định danh và xác thực điện tử trong giao dịch điện tử với cơ quan nhà nước; Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14/8/2020 về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác và cuộc gọi rác hướng tới việc siết chặt công tác xử lý rác viễn thông (siết chặt quản lý tin nhắn rác, bổ sung quy định quản lý cuộc gọi rác ...). Ngay sau khi ban hành Nghị định, Bộ trưởng Bộ TT&TT đã ký ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị định số 91/2020/NĐ-CP ngày 14/8/2020 của Chính phủ về chống tin nhắn rác, thư điện tử rác, cuộc gọi rác. Theo đó, việc triển khai công tác tuyên truyền Nghị định, xây dựng hệ thống kỹ thuật đã được tích cực thực hiện. Cụ thể, sau 01 tháng ban hành Nghị định đã ghi nhận kết quả rất khả quan khi tỷ lệ phản ánh tin nhắn rác tháng 11/2020 giảm so 47% với tháng 10/2020; Quyết định số 70/QĐ-TTg ngày 29/7/2020 về thành lập Ban Chỉ đạo an toàn, an ninh mạng quốc gia; Quyết định số 1907/QĐ-TTg ngày 23/11/2020 phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin giai đoạn 2021-2025”; Quyết định số 02/QĐ-TTg ngày 15/5/2020 về việc kéo dài thời hạn thí điểm một số chế độ ưu đãi và cơ chế tài chính đặc thù cho cán bộ kỹ thuật và lực lượng ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng của Bộ TT&TT, qua đó đảm bảo thu nhập ổn định cho cán bộ Cục An toàn thông tin.

- Trình Thủ tướng Chính phủ 04 Quyết định triển khai giai đoạn 2021-2025 bao gồm (Đề án bảo vệ hỗ trợ trẻ em tương tác lành mạnh trên không gian mạng, Đề án đào tạo và phát triển nguồn nhân lực an toàn an ninh mạng giai đoạn 2021 -

2025, Đề án Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về đảm bảo an toàn thông tin mạng giai đoạn 2021 - 2025, Kế hoạch bảo đảm an toàn thông tin mạng) và Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 41-CT/TW ngày 24/3/2020. Trong đó, Thủ tướng đã ký ban hành Quyết định số 1907/QĐ-TTg ngày 23/11/2020 phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và phổ biến kiến thức về an toàn thông tin giai đoạn 2021-2025”.

- Hoàn thành nội dung tổng kết Luật giao dịch điện tử, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đề xuất sửa Luật giao dịch điện tử vào Quốc hội khóa XIV. Xây dựng Chiến lược Phát triển lĩnh vực an toàn, an ninh mạng 2021-2025. Phê duyệt Kế hoạch đưa Việt Nam vào nhóm 30 quốc gia dẫn đầu về chỉ số an toàn, an ninh mạng (GCI) do ITU đánh giá.

- Bảo đảm an toàn, an ninh mạng cho các sự kiện lớn của đất nước như Đại hội Đảng các cấp, Hội nghị cao cấp ASEAN lần thứ 37, Hội nghị Digital world, Hội nghị Đại Hội đồng Liên nghị viện ASEAN (AIPA 41), 02 Kỳ họp Quốc hội thứ và các sự kiện khác quan trọng của đất nước không để xảy ra sự cố nghiêm trọng nào được ghi nhận góp phần thành công cho các sự kiện.

- Hướng dẫn và thúc đẩy các bộ, cơ quan ngang bộ, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương triển khai bảo đảm ATANM theo mô hình 4 lớp. Đến nay, 100% các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND cấp tỉnh đã hoàn thành triển khai mô hình 04 lớp. - Ban hành Danh mục yêu cầu bảo đảm an toàn thông tin cho trạm gốc 5G (5G gNodeB) nhằm tăng cường bảo đảm an toàn thông tin cho trạm gốc 5G gNodeB trong quá trình phát triển, sản xuất, lựa chọn mua sắm thiết bị 5G; xây dựng và thiết lập mạng 5G; thử nghiệm, đo kiểm và đánh giá chất lượng mạng và dịch vụ 5G trước khi cung cấp cho người sử dụng.

- Giám sát, phân tích và dự đoán xu hướng thông tin trên Không gian mạng liên quan đến Đại hội Đảng, các sự kiện lớn của Đất nước;… chủ động sử dụng biện pháp kỹ thuật chặn 1.714 website/blog xấu độc trên không gian mạng với hàng chục ngàn bài viết; xử lý 712 bài viết, đề cập (post) xấu độc có lượng theo dõi, chia sẻ lớn trên mạng xã hội Facebook; xử lý 827 videos clip Youtube có nội dung xấu độc.

- Tổ chức triển khai Chiến dịch rà soát và bóc gỡ mã độc trên toàn quốc năm 2020. Kết quả, có khoảng trên 8 triệu lượt người dùng tiếp cận chiến dịch, 5 triệu người đã tham gia và sử dụng công cụ cung cấp miễn phí được cung cấp. Tại thời điểm gần kết thúc Chiến dịch (04/12/2020), số lượng địa chỉ IP Việt Nam nằm trong mạng máy tính ma là 1.052.479 (địa chỉ) đã giảm khoảng 47,8% so với thời điểm trước Chiến dịch (2.014.512).

- Thúc đẩy Hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng Việt Nam: Cục An toàn thông tin điều phối hoạt động của Liên minh phát triển Hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng trong công tác phát triển sản phẩm an toàn, an ninh mạng Make in Viet Nam. Đến nay, tỷ lệ các chủng loại sản phẩm thuộc hệ sinh thái sản phẩm an toàn, an ninh mạng đã đạt 91%, đáp ứng yêu cầu bảo đảm an toàn thông tin cho hệ thống thông tin của cơ quan, tổ chức, giải quyết được bài toán phụ thuộc công nghệ, sản phẩm nước ngoài. Tỷ lệ doanh thu sản phẩm an toàn, an ninh mạng nội địa

so với sản phẩm nước ngoài năm 2020 đạt 47,3% (tăng 10,1% so với năm 2019). Một số giải pháp an toàn, an ninh mạng của doanh nghiệp Việt đã được xuất khẩu và được đánh giá cao.

- Đôn đốc các bộ, ngành, địa phương thực hiện xác định cấp độ, thẩm định hồ sơ đề xuất cấp độ an toàn hệ thống thông tin của các cơ quan, tổ chức.

- Trong năm 2020, ghi nhận 5.168 cuộc tấn công mạng gây ra sự cố vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam (1.778 cuộc Phishing, 1.699 cuộc Deface, 1.691 cuộc Malware), giảm 0,15% so với năm 2019.

- Đào tạo cho các cán bộ CNTT/ATTT tại bộ, ngành, địa phương: Đề án 99 thay đổi hình thức đào tạo từ trực tiếp sang hình thức đào tạo trực tuyến Elearning; Tổ chức 64 lớp đào tạo nâng cao kiến thức, kỹ năng bảo đảm an toàn thông tin cho 1420 lượt học viên; Hỗ trợ các Sở TT&TT (Bến Tre, Đà Nẵng, Lào Cai, Thái Nguyên, Đà Nẵng, Hòa Bình, Thanh Hóa, Quảng Ninh, Bà Ria – Vũng Tàu), Bộ Tài chính, Đài Truyền hình Việt Nam, EVN, HNX tổ chức hơn 1.000 lượt học viên.

- Tham gia 03 diễn tập lớn APCERT, ASEAN - Nhật Bản, ACID. Tổ chức Diễn tập thực chiến phòng thủ không gian mạng - DF Cyber Defense với khách

Một phần của tài liệu 02bctomtat-1 (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)