1. Báo Lao động
1.1. Kết quả hoạt động năm 2020 và giai đoạn 2016 -2020
Báo Lao Động đoạt đoạt 1 Giải A, 4 giải B, 8 giải C giải Báo chí Quốc gia, 17 giải báo chí do các Bộ, ngành, hội nhà báo địa phương tổ chức; 05 Huy chương Vàng, 02 Huy chương Bạc, 03 Huy chương Đồng và 05 bằng danh dự các cuộc thi ảnh quốc tế. Báo đã thực hiện tuyên truyền tốt hoạt động chống dịch song song phát triển kinh tế. Báo Lao Động điện tử tăng trưởng 150% pageview, 126% visit so với 2019. Hoạt động xã hội được thực hiện tốt, Quỹ Tấm Lòng Vàng huy động được 26.2 tỉ đồng hỗ trợ các hoàn cảnh khó khăn trong xã hội (134% chỉ tiêu)
Hoạt động kinh tế giảm sút: số lượng phát hành giảm 16%, doanh thu quảng cáo giảm 14%, hoạt động sự kiện giảm 30% so với 2019 nhưng Tòa soạn vẫn nỗ lực tìm kiếm các hình thức truyền thông, tổ chức ấn phẩm để bù đắp, cơ bản hoàn thành chỉ tiêu được giao.
1.2 Kế hoạch hoạt động 2021, định hướng phát triển giai đoạn 2021-2025: Tòa soạn đã cơ bản hoàn thành giai đoạn chuyển tiếp từ báo in sang báo điện tử: Năm 2021, Báo Lao Động sẽ chuyển hẳn sang hoạt động như một Tòa soạn điện tử và truyền thông đa phương tiện, báo giấy vẫn duy trì nhưng sẽ chỉ còn một đơn vị làm nòng cốt thực hiện
Hoàn thành giai đoạn 1 Trung tâm truyền thông đa phương tiện với trường quay hiện đại và các thiết bị truyền tin trực tiếp từ hiện trường. Chú trọng đào tạo kỹ năng tác nghiệp đa phương tiện và đào tạo đội ngũ kế cận cho giai đoạn 10 năm tiếp theo.
Phát triển các hình thức quảng cáo truyền thông mới trên báo điện tử, tích cực tổ chức các sự kiện, hội thảo, đặc san, tọa đàm trực tuyến để bù đắp nguồn sụt giảm từ báo giấy.
Từ ngày 6/7/2020, Báo Lao Động đã được giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính theo quyết định số 928/QĐ-TLĐ của Tổng Liên đoàn, theo đó giai đoạn 2020-2023 là đơn vị tự chủ chi thường xuyên, từ 2023 sẽ tự chủ cả chi đầu tư. Tòa soạn sẽ xây dựng, bổ sung các quy định, quy chế để thực hiện đầy đủ quyền tự chủ này.
2. Báo Thanh Niên
2.1 Kết quả hoạt động nổi bật năm 2020 và giai đoạn 2016-2020
- Năm 2020, thực hiện Quyết định số 1209-QĐ/TWĐTN-BTC, ngày 06/02/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đoàn, Báo Thanh Niên đã hoàn tất việc sáp nhập Tạp chí Thời Trang Trẻ từ ngày 07/2/2020. Đây cũng là một năm cực kỳ khó khăn đối với kinh tế tài chính của Báo. Khởi nguồn từ dịch bệnh Covid-19 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hàng loạt mục tiêu, kế hoạch của Báo đề ra, trong đó: doanh thu ước đạt 293,781,239,105 đồng (98% kế hoạch).
- Công tác xã hội - từ thiện: tổng số tiền, quà do bạn đọc đóng góp tại Tòa soạn và phối hợp trị giá hơn 60,6 tỉ đồng, để thực hiện các chương trình cứu trợ bão lụt; Phòng chống dịch Covid-19 và các chương trình xã hội khác.
Ngoài công tác nội dung, các chương trình sau mặt báo và phục vụ thanh thiếu niên cũng trở thành thương hiệu của Báo Thanh Niên, như Chương trình tiếp sức mùa thi; Chương trình tư vấn tuyển sinh cho tương lai; Trực tuyến truyền hình Chọn ngành và một số cẩm nang hỗ trợ sinh viên, học sinh. Trong năm 2020, Báo Thanh Niên được 09 Giải thưởng báo chí quốc gia
2.2. Kế hoạch hoạt động 2021 và định hướng phát triển giai đoạn 2021-2025: Để có hướng phát triển phù hợp với thời kỳ mới, Báo Thanh Niên tập trung các nguồn lực đầu tư công nghệ nhằm phát triển các kênh báo điện tử, kênh truyền hình Thanh Niên và tổ chức các sự kiện, hội thảo kinh tế trực tuyến.
3. Báo Tuổi trẻ
3.1. Kết quả hoạt động nổi bật năm 2020 và giai đoạn 2016 - 2020
Năm 2020, doanh thu của Báo đạt 330 tỷ đồng. Báo Tuổi Trẻ tổ chức thực hiện nhiều tuyến bài đạt chất lượng, tạo hiệu ứng với bạn đọc như: Tuyến bài kỷ niệm các ngày lễ lớn của đất nước; Đại hội Đảng các cấp và tiến tới Đại hội Đảng toàn quốc; tuyên truyền công tác phòng, chống COVID-19. Ngoài ra còn có các tuyến bài đạt nội dung chất lượng: Tiếp sức đến trường, mưa bão miền Trung, 25 năm Việt Nam - Hoa Kỳ lập quan hệ ngoại giao, Sách giáo khoa và chương trình lớp 1 mới…
- Năm 2020, chương trình “Cùng Tuổi Trẻ chống dịch COVID-19” huy động hơn 28 tỷ đồng hỗ trợ các hoạt động phòng, chống COVID-19; chương trình “Cùng Tuổi Trẻ cứu trợ bà con vùng lũ miền Trung” huy động hơn 30 tỷ đồng. Ngoài ra Tuổi Trẻ còn tổ chức các chương trình “Quà xuân cho bệnh nhân nghèo”; “Nước cho vùng hạn mặn”; “Kết nối yêu thương - Hướng về miền Trung thương yêu”…
3.2. Kế hoạch hoạt động năm 2021, định hướng 2021-2025:
- Xây dựng kế hoạch tin bài chi tiết cho các sự kiện lớn và phân công nhân sự phụ trách nhằm đảm bảo thông tin chính xác, kịp thời và chuyển tải đầy đủ những vấn đề nóng được bạn đọc quan tâm.
- Tận dụng hệ sinh thái sản phẩm đa dạng và liên thông của Tòa soạn Hội tụ, các tuyến bài được tổ chức trên nhiều sản phẩm trong hệ sinh thái Tuổi Trẻ: nhật báo - Cuối tuần - Cười - các sản phẩm điện tử. Sự liên kết giữa các sản phẩm sẽ tạo điều kiện bạn đọc biết - tìm đến các sản phẩm.
- Đầu tư ra mắt các sản phẩm mới tạo nguồn thu thay thế báo giấy; phát triển hình thức kinh doanh mới đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, kiểm duyệt chặt chẽ nội dung quảng cáo trên tất cả các ấn phẩm. Tiếp tục đầu tư phát triển báo điện tử; tìm kiếm nguồn thu từ sản phẩm điện tử mới…
4. Báo Sài Gòn Giải phóng
Hàng năm, Báo Sài Gòn Giải Phóng (Báo SGGP) đều có các đợt cải tiến hình thức, quy trình tác nghiệp, cải tiến nội dung tuyên truyền để không tụt hậu về mặt thông tin và kỹ thuật, đồng thời giữ bạn đọc và phục vụ ngày càng tốt hơn nhu cầu bạn đọc. Các chuyên mục, trang chuyên đề, loạt bài của báo như: Loạt bài về 7 chương trình đột phá triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ TPHCM lần thứ X; vệt tuyên truyền về công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng theo Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII; tuyến bài về thực hiện Nghị quyết 54 của Quốc hội; các tuyến bài tuyên truyền về biển đảo, tuyến bài tuyên truyền chống các quan điểm sai trái... đã nhận được bằng khen và giải thưởng của thành phố và các ban, bộ, ngành Trung ương.