VI. Lĩnh vực Báo chí, truyền thông 1 Kết quả công tác chỉ đạo, điều hành:
2.2 Giải pháp cho các tồn tại, hạn chế * Báo chí
* Báo chí
- Cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã và sẽ tác động mạnh mẽ trong sự thay đổi, phát triển của báo chí. Thực tiễn đã xuất hiện xu hướng báo chí và truyền thông mới mà Luật Báo chí và các văn bản dưới Luật chưa thể bao quát hết. Hành vi thông tin ra cộng đồng, gây ảnh hưởng nhất định tới xã hội giờ đây không còn là đặc quyền của các cơ quan báo chí. Hàng chục triệu công dân hiện nay đang hàng ngày thực hiện các quyền Hiến định của mình về tự do ngôn luận, tự do báo chí, bằng việc biểu đạt, chia sẻ thông tin trên mạng xã hội, thậm chí là “làm báo” theo cách hiểu của riêng mình trên không gian truyền thông xã hội. Các chủ thể mới trong chuỗi giá trị về thông tin, truyền thông này cần được nhìn nhận, công nhận trong những hành lang pháp lý mới, để đảm bảo vừa quản lý tốt, vừa tôn trọng các quyền cơ bản của các cá nhân, tổ chức trong việc cùng tham gia không gian truyền thông mới, thực hiện chức năng phản biện xã hội, giám sát và đóng góp ý kiến cho công tác hoạch định chính sách, quản lý, lãnh đạo xã hội của Đảng và Nhà nước. Một Luật mới, thay thế Luật báo chí hiện hành, với nội hàm bao quát rộng hơn đối với lĩnh vực quản lý nhà nước về báo chí, truyền thông, sẽ là một bước tiến
quan trọng, cần được xây dựng, ban hành để bảo đảm phù hợp với tốc độ phát triển trong thời kỳ tới.
- Nắm bắt xu thế, xu hướng, khai thác tối đa nền tảng Internet để phát triển cơ quan theo mô hình toà soạn hội tụ, tích hợp đa phương tiện, truyền dẫn đa nền tảng. Nghiên cứu xu hướng phát triển, đẩy mạnh việc đưa sản phẩm báo chí của mình lên các thiết bị di động qua các App; coi mạng xã hội như một đối tượng để cạnh tranh về thông tin, nhưng đồng thời lại phải chủ động phối hợp, cung cấp thông tin tích cực trên mạng xã hội và trên môi trường Internet nhằm tạo ra sự cộng hưởng tốt, sự lan toả với thông tin trên báo chí.
- Phát huy tối đa năng lực sáng tạo, đa dạng hoá thông tin, tạo ra "giá trị mới" để thu hút người đọc, người nghe, người xem đồng thời với chuyên biệt hoá đối tượng, cung cấp thông tin theo yêu cầu của "khách hàng"; giúp "khách hàng" có thể tiếp cận thuận tiện nhất, mọi lúc, mọi nơi với sản phẩm báo chí của mình góp phần nâng cao hiệu quả thông tin, tuyên truyền cũng như tạo ra nguồn thu cho cơ quan báo chí.
- Ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin trong hoạt động báo chí theo hướng cung cấp thông tin báo chí phù hợp, kịp thời trên cơ sở phân tích xu hướng đọc, nghe, xem của khách hàng; khai thác tối đa khả năng kết nối, tương tác giữa "khách hàng" với "báo chí". Tận dụng thế mạnh của mạng xã hội để hoàn thiện cơ chế đánh giá hiệu quả nội dung. Đồng thời phải chú trọng công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin, phòng ngừa, ứng phó, khắc phục kịp thời các sự cố nếu có; tuân thủ và bảo vệ bản quyền, sở hữu trí tuệ.
- Xây dựng cơ chế đặc thù khuyến khích, thúc đẩy phát triển dịch vụ nội dung của các doanh nghiệp Việt Nam. Chuẩn hoá quy trình sản xuất, biên tập nội dung tin, bài, kho dữ liệu thông tin dùng chung, ...; hạn chế đến mức thấp nhất các sai sót về nội dung thông tin. Cơ quan báo chí và các nhà báo cần nâng cao vai trò, trách nhiệm trong việc vạch trần và dập tắt các tin giả, tin không đúng sự thật trên mạng; không thực hiện bóp méo, làm sai lệch thông tin và tăng cường cung cấp thông tin nhanh nhạy nhưng vẫn bảo đảm tính trung thực, chính xác.
- Bảo đảm việc sắp xếp cơ quan báo chí theo Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025 đúng phương án, đúng lộ trình. Coi việc giải quyết căn cơ vấn đề kinh tế báo chí là chìa khoá quan trọng, là “điều kiện đủ” để thực hiện thành công quy hoạch quản lý và phát triển báo chí toàn quốc đến năm 2025. Đây là một khối lượng công việc lớn, bao gồm sửa đổi chính sách, khai thông các nguồn lực kinh tế hợp pháp để phát triển báo chí, vì một nền báo chí khoẻ mạnh, tử tế, chuyên nghiệp, hiện đại, để từ đó có thể khơi dậy sức mạnh tinh thần, tài nguyên trí tuệ, nguồn lực mọi mặt của người Việt Nam ở trong và ngoài nước hướng về Tổ quốc, phụng sự tổ quốc. Căn cơ của vấn đề kinh tế báo chí trước hết nằm ở sự chuyển đổi nhận thức của cấp uỷ các cơ quan chủ quản, cơ quan báo chí, trước khi trở thành nhận thức chung của xã hội về trách nhiệm đối với báo chí.
Trước mắt, cần có sự điều chỉnh chính sách thuế đối với báo chí và chế độ nhuận bút cho phù hợp.
- Tiếp tục chỉ đạo đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng, tích cực phát hiện, cổ vũ nhân tố mới, điển hình tiên tiến, thành tựu trong cuộc đổi mới; đẩy mạnh đấu tranh phản bác các luận điệu sai trái, thù địch, thông tin xấu, độc; thực hiện có hiệu quả chức năng tham gia giám sát, phản biện xã hội, đấu tranh kiên quyết với những hành vi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, tiêu cực bằng nhiều phương thức, hình thức; cân bằng tỷ lệ thông tin tốt - xấu, với mục tiêu thông tin tốt, tích cực là dòng chảy chính của xã hội và hãy luôn là thông tin có kiểm chứng nhằm thay màu bức tranh toàn cảnh thông tin nước ta từ "gam tối" sang "gam tươi sáng", tạo ý chí thống nhất, đồng thuận, tạo niềm tin và khát vọng dân tộc, xứng đáng là lực lượng tiên phong trên mặt trận tư tưởng, văn hóa.
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các sai phạm trong hoạt động báo chí. Có cơ chế xử lý trách nhiệm của người được cơ quan chủ quản giao trách nhiệm chỉ đạo cơ quan báo chí, người đứng đầu cơ quan báo chí, đối với những sai phạm của cán bộ, phóng viên báo chí thuộc quyền; siết chặt quản lý hoạt động của đội ngũ phóng viên, biên tập viên và cộng tác viên trong quá trình tác nghiệp; có biện pháp kỷ luật nghiêm khắc đối với các tổ chức, cá nhân để xảy ra vi phạm; thực hiện rà soát, đánh giá và hoàn thiện các quy trình, quy chế liên quan tới việc sản xuất, đăng, phát.
- Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế trong khu vực và trên thế giới để tăng cường trao đổi, giao lưu, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn quản lý bắt kịp xu thế phát triển của thời kỳ mới.
* Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử
- Xây dựng, hoàn thiện chính sách để quản lý báo chí, truyền thông theo hướng phải thể hiện dòng chảy chính của xã hội, tạo sự đồng thuận xã hội, tạo niềm tin xã hội và tạo nên khát vọng về một Việt Nam hùng cường.
- Khẩn trương hoàn thiện dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 72/2013/NĐ-CP và Nghị định số 27/2018/NĐ-CP.
- Tiếp tục áp dụng các giải pháp đấu tranh về pháp lý, truyền thông, kỹ thuật nhằm yêu cầu các nhà cung cấp dịch vụ xuyên biên giới trong việc xác định danh tính người sử dụng dịch vụ, xử lý các thông tin sai sự thật, thông tin xấu, độc, thông tin mạo danh, tin giả; đồng thời nghiên cứu, tìm kiếm các giải pháp mới để công tác đấu tranh đạt hiệu quả, mục tiêu cao hơn.
- Tăng cường công tác cung cấp thông tin, tuyên truyền văn hóa, đạo đức xã hội lành mạnh để từng người sử dụng trong nước có đủ “sức đề kháng” trước những thông tin sai sự thật, vi phạm pháp luật trên môi trường mạng.
- Tiếp tục tăng cường công tác phát hiện, xử lý các đối tượng trong nước cung cấp thông tin vi phạm pháp luật trên mạng Internet.
- Bảo đảm thông tin chủ động, kịp thời, chính xác, làm tốt việc dự báo, định hướng, phát triển xã hội, bảo đảm tính tích cực, tính giáo dục, tính nhân văn, tính phản biện và tính chiến đấu, phù hợp với lợi ích của đất nước và nhân dân, tạo sự đồng thuận trong xã hội đối với sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và sự phát triển bền vững của đất nước.
- Thu hẹp khoảng cách về hưởng thụ thông tin qua phát thanh truyền hình của người dân giữa các vùng, miền, đảm bảo tốt hơn nữa quyền và nhu cầu được thông tin của người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo. Tăng thời lượng phát sóng của các chương trình phát thanh, truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia và địa phương; các kênh Trung ương bảo đảm phát sóng 24 giờ/ngày.
- Xây dựng và phát triển mô hình cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện, lấy phát thanh, truyền hình làm nòng cốt phát triển theo xu hướng phát huy sức mạnh trên nền tảng phát thanh, truyền hình truyền thống và nghiên cứu điều chỉnh sản xuất trên các nền tảng khác để hỗ trợ, làm mạnh thêm các kênh phát thanh, kênh truyền hình, đồng thời thích ứng phù hợp với xu hướng phát triển công nghệ phát thanh, truyền hình và Internet, tạo thêm các kênh thông tin khác cho công chúng nhằm giữ vững vai trò thông tin chủ đạo, định hướng dư luận; đưa tin xác thực, có kiểm chứng; thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước.
- Nâng cao năng lực tự sản xuất mới chương trình phát thanh, chương trình truyền hình. Bảo đảm thời lượng phát sóng chương trình sản xuất trong nước của kênh phát thanh, kênh truyền hình phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu của quốc gia và địa phương đạt tỷ lệ tối thiểu 70% tổng thời lượng phát sóng trong 01 ngày của từng kênh chương trình (trong đó, thời lượng chương trình tự sản xuất mới đạt tối thiểu 30% thời lượng các chương trình sản xuất trong nước).
- Ứng dụng công nghệ, xây dựng các nền tảng cho chuyển đổi số trong lĩnh vực phát thanh truyền hình; đưa công nghệ số vào các công đoạn làm nội dung và phát sóng. Xây dựng và phát triển Phát thanh, truyền hình theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, chất lượng, hiệu quả, phù hợp xu thế phát triển khoa học và công nghệ, thông tin, truyền thông, đáp ứng quyền tiếp cận thông tin của nhân dân, yêu cầu nhiệm vụ thông tin, tuyên truyền phục vụ sự phát triển kinh tế - xã hội xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
- Đấu tranh, bảo vệ bản quyền trên không gian số. Xây dựng, điều chỉnh chế tài phù hợp để quản lý việc vi phạm bản quyền trên thị trường, bảo vệ các cơ quan, tổ chức cung cấp dịch vụ.
- Phân định rõ giữa báo chí phục vụ nhiệm vụ tuyên truyền chính trị, thiết yếu và các loại nội dung (chương trình/kênh chương trình…) đơn thuần chỉ phục vụ nhu cầu giải trí, thương mại, từ đó thừa nhận vai trò của doanh nghiệp trong hoạt động liên kết sản xuất báo chí. Có cơ chế, tạo điều kiện để các Đài PTTH thực
hiện việc liên doanh, liên kết theo quy định pháp luật nhằm tăng doanh thu quảng cáo và tăng nguồn thu cho các đài PTTH.
* Thông tin đối ngoại
- Hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật, đề án, chính sách trong lĩnh vực TTĐN; xây dựng cơ chế chính sách đặt hàng đặc thù về TTĐN (hỗ trợ báo chí cộng đồng, thuê chuyên gia nước ngoài, dịch và biên tập tiếng nước ngoài…).
- Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác TTĐN, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
- Đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực TTĐN, thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động TTĐN.
- Đẩy mạnh thực hiện sắp xếp hệ thống báo chí đối ngoại, đảm bảo mục tiêu: Báo chí phải thể hiện dòng chảy chính của xã hội Việt Nam, tạo đồng thuận xã hội, niềm tin xã hội và khát vọng Việt Nam hùng cường.
- Huy động nguồn lực tham gia vào các phương thức TTĐN nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin, giải trí của người Việt Nam ở nước ngoài và người nước ngoài có nhu cầu thông tin về Việt Nam, tăng đối tượng thụ hưởng TTĐN trên toàn cầu.
* Thông tin cơ sở
Hiện đại hóa, thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng các công nghệ thông tin, viễn thông, trí tuệ nhân tạo... trong hoạt động thông tin cơ sở; tiếp tục hoàn thiện các chính sách quản lý thúc đẩy phát triển hệ thống thông tin cơ sở phù hợp xu thế phát triển của thời kỳ CMCN 4.0.
* Xuất bản, In và Phát hành