vật chất - kỹ thuật đối với nhà xuất bản. Đầu tư thích đáng nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực. Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển: Xây dựng cơ chế, chính sách phát triển theo mô hình hoạt động của nhà xuất bản theo liên doanh liên kết, tạo hành lang thông thoáng, kiểm duyệt và quản lý được nội dung xuất bản phẩm. Huy động nguồn lực trong và ngoài nước, tận dụng liên doanh liên kết, hợp tác quốc tế và thay đổi cách làm. Tạo điều kiện thúc đẩy xã hội hóa trong hoạt động xuất bản theo chiều sâu và bền vững, lấy việc phong trào đọc sách trong xã hội làm động lực phát triển chính của ngành. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế và trao đổi bản quyền. Khắc phục tình trạng sách lậu, vi phạm bản quyền trong lĩnh vực xuất bản.
3. Nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2021
- Tổng kết đánh giá việc thực hiện Luật Báo chí, đánh giá sự cần thiết phải sửa/thay thế Luật báo chí năm 2016 để lập đề nghị sửa đổi, bổ sung Luật trình Chính phủ. Nghiên cứu sửa đổi, bổ sung Thông tư số 49/2016/TT-BTTTT về thủ tục cấp thẻ nhà báo để giảm bớt một số thủ tục, quy trình đã lỗi thời, đồng thời bổ
sung quy trình xét duyệt cấp mới thẻ nhà báo đảm bảo chặt chẽ; áp dụng công nghệ để quản lý, hỗ trợ tác nghiệp của nhà báo thông qua thẻ có gắn chip và thông qua việc chia sẻ cơ sở dữ liệu về thẻ với hệ thống cơ sở dữ liệu thành phố thông minh của các địa phương. Thực hiện đưa các cơ quan báo chí vào trục liên thông văn bản với Bộ, Sở TT&TT các tỉnh, thành phố tạo điều kiện thuận lợi cho công tác chỉ đạo, quản lý thông tin thông suốt đến cơ quan báo chí.
- Tiếp tục nghiên cứu, đề xuất sửa đổi thể chế về kinh tế báo chí theo hướng cơ quan báo chí không nhất thiết hoạt động theo mô hình đơn vị sự nghiệp có thu, mà là theo mô hình sự nghiệp phi lợi nhuận, nhà nước không đánh thuế doanh thu với báo chí. Xác định được một số cơ quan báo chí chủ lực, có vai trò đầu tàu để dẫn dắt sự thay đổi theo định hướng, từ đó lan toả ra các cơ quan khác, hình thành cơ chế các nhóm cơ quan báo chí liên kết với nhau cùng phát triển. Thương lượng, đấu tranh để đạt được thoả thuận với các nền tảng xuyên biên giới như Google, Facebook và các mạng lưới quảng cáo lập trình bằng công nghệ về bảo vệ bản quyền báo chí, hỗ trợ gợi ý tìm kiếm trên báo chí chính thống, điều tiết quảng cáo sạch vào báo chí, với tỷ lệ ăn chia tốt hơn hiện nay.
- Chú trọng nhiệm vụ quản lý thông tin, báo chí trong dịp Đại hội Đảng lần thứ XIII, Bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026, cũng như các nhiệm vụ khác có liên quan như tổ chức Triển lãm sách, báo chào mừng Đại hội Đảng, cấp thẻ tác nghiệp và quản lý phóng viên báo chí.
- Tăng cường thông tin, cung cấp thông tin chính thức của các cơ quan nhà nước đến người dân về các vấn đề liên quan đến chủ trương, chính sách của Đảng về quốc kế, dân sinh, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ và phát triển kinh tế, chăm lo đời sống nhân dân sau đại dịch, cụ thể: Tổ chức tốt việc cung cấp thông tin cho báo chí về công tác nhân quyền và thông tin đối ngoại định kỳ hằng tháng; tiếp tục theo dõi, điểm dư luận báo chí và mạng xã hội về Việt Nam để kịp thời tham mưu đến các cấp có thẩm quyền; nâng cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong công tác phát ngôn và cung cấp thông tin cho báo chí theo các quy định hiện hành. Đối với các hoạt động thông tin đối ngoại, tăng cường các hình thức truyền thông đối ngoại linh hoạt về hình thức và ngôn ngữ để vận động quốc tế ủng hộ ta trong vấn đề Biển Đông, nhân quyền, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho việc tổ chức các sự kiện chính trị trong nước, nhất là Đại hội lần thứ XIII của Đảng.
- Thực hiện chuyển đổi số, hiện đại hóa đài truyền thanh cấp xã; Sử dụng các loại hình thông tin mới, hiện đại, kết hợp với các loại hình thông tin truyền thống để phổ biến thông tin thiết yếu đến người dân.
- Tăng thứ hạng hình ảnh quốc gia; đưa Việt Nam vào nhóm quốc gia được nhận diện có hình ảnh tốt về giá trị trải nghiệm với công chúng trong và ngoài nước nhằm thu hút đầu tư nước ngoài, tăng lượng khách nước ngoài đến Việt Nam.
- Đổi mới, sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực làm công tác thông tin đối ngoại, gắn với đổi mới sáng tạo, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ, đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.
- Xây dựng cơ sở dữ liệu về thông tin đối ngoại ở cấp quốc gia kết nối hiệu quả giữa các bộ, ngành, địa phương, cơ quan báo chí từ nguồn vốn đầu tư cho thông tin đối ngoại đến khai thác chung sản phẩm thông tin đối ngoại.
- Tạo điều kiện thu hút tối đa nguồn lực của xã hội để xây dựng và phát triển văn hóa đọc. Tổ chức xây dựng nhà xuất bản trọng điểm. Triển khai xây dựng Chương trình Sách Quốc gia; tập trung các giải pháp nâng cao chất lượng sách; Kết hợp phát triển hệ thống phát hành xuất bản phẩm truyền thống với phát hành xuất bản phẩm điện tử, tăng khả năng tiếp cận sách của bạn đọc. Tiếp tục triển khai ứng dụng CNTT để đổi mới, hiện đại hóa hoạt động xuất bản; phát triển xuất bản, phát hành xuất bản phẩm điện tử phù hợp với xu thế phát triển chung của các nước trong khu vực và trên thế giới. Phối hợp với Bộ Ngoại giao, Đại sứ quán Việt Nam tại các nước tổ chức triển lãm sách nhân kỷ niệm năm chẵn, năm tròn thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Việt Nam và các nước.
4. Kế hoạch phát triển 5 năm 2021-2025
- Thông tin tuyên truyền phải thể hiện dòng chảy chính của xã hội Việt Nam, tạo đồng thuận, niềm tin xã hội và khát vọng Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.
- Đẩy mạnh xây dựng và ứng dụng khoa học công nghệ vào phục vụ công tác quản lý thông tin, tuyên truyền. Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc thu nhận, tổng hợp, phân tích thông tin phản hồi từ người dân để trở thành nguồn thông tin tham khảo phục vụ các cơ quan của Đảng, Nhà nước và cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc xây dựng, điều chỉnh các chính sách, quy định pháp luật liên quan đến quyền và lợi ích của người dân, đến sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Báo chí: Các cơ quan báo chí thực hiện tự chủ tài chính theo quy định. Nhà nước tập trung đầu tư ngân sách cho một số cơ quan báo in chủ lực, thực hiện cơ chế đặt hàng đối với một số báo và tạp chí phục vụ các nhiệm vụ chính trị được xác định.
Đến năm 2025:
+100% người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo được tiếp cận báo in, báo điện tử phục vụ nhiệm vụ chính trị, thông tin tuyên truyền thiết yếu.
+ Giảm tỷ lệ mất cân đối trong thụ hưởng các sản phẩm báo chí giữa khu vực thành phố, thị xã và các vùng nông thôn, vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa, đạt mức 60%/40%.
+ Hoàn thành việc quy hoạch, sắp xếp các cơ quan báo chí theo Quyết định số 362/QĐ-TTg ngày 03/4/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển và quản lý báo chí toàn quốc đến năm 2025.
+ 80% cơ quan báo chí hoạt động, vận hành mô hình tòa soạn hội tụ, phù hợp với sự phát triển của khoa học, công nghệ tiên tiến trên thế giới.
- Phát thanh, truyền hình và thông tin điện tử:
Thúc đẩy thị trường dịch vụ phát thanh, truyền hình trả tiền phát triển, cạnh tranh bình đẳng, lành mạnh giữa doanh nghiệp trong và ngoài nước; lượng thuê bao OTT tiếp tục tăng trưởng; Nhà nước quản lý, bình ổn giá dịch vụ; Phát triển cơ
quan truyền thông đa phương tiện chủ lực quốc gia và cơ quan truyền thông đa phương tiện chủ lực địa phương. Mục tiêu cụ thể:
+ Tăng tỷ lệ tiếp cận nội dung ở vùng sâu, biên giới, hải đảo lên 70%. + Tăng thời lượng phát sóng kênh chương trình thiết yếu địa phương lên 24h/ngày.
+ Tăng thời lượng sản xuất trong nước của kênh thiết yếu, từ 70% trở lên. + Tăng tỷ lệ kênh thiết yếu truyền dẫn trên Internet từ 70% lên 100%. + Tăng thuê bao truyền hình trả tiền từ 14 triệu lên 25 triệu người dùng. + Tăng doanh thu truyền hình trả tiền từ 8.700 tỷ đồng lên 23.000 tỷ đồng (1 tỷ USD).
+ Tăng tỷ lệ đài hoạt động theo mô hình đa phương tiện, phân phối đa nền tảng (đạt tỷ lệ 100%).
Hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin trên mạng; nghiên cứu, rà soát để đề xuất xây dựng, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật, các chiến lược, quy hoạch về phát triển lĩnh vực thông tin điện tử nhằm xây dựng hành lang pháp lý, tạo môi trường cung cấp dịch vụ nội dung thông tin trên mạng bình đẳng giữa doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trong nước và doanh nghiệp nước ngoài cung cấp dịch vụ xuyên biên giới tại Việt Nam. Mục tiêu cụ thể:
+ Tăng số lượng tài khoản người dùng mạng xã hội Việt Nam từ 90 triệu tài khoản lên 120 triệu tài khoản.
+ Giảm tài khoản người dùng trong nước dùng mạng xã hội nước ngoài từ 110 triệu xuống 90 triệu tài khoản.
+ Giảm doanh thu quảng cáo trên các nền tảng xuyên biên giới tại Việt Nam từ 600 triệu USD xuống 200 triệu USD.
+ Tăng 50% thông tin tích cực đưa lên mạng xã hội. + Giảm 50% số vụ vi phạm bản quyền.
+ Tăng doanh thu ngành công nghiệp game trong nước từ 325 triệu USD lên 600 triệu USD, tăng trưởng khoảng 84%.
- Xuất bản: Phát triển lĩnh vực xuất bản, bảo đảm thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, tăng cường hiệu quả kinh tế, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu cụ thể: (1) Duy trì nhịp độ tăng trưởng về số lượng xuất bản phẩm, trong đó 20 - 30% là xuất bản phẩm điện tử. (2) Nâng tỷ lệ bản sách/người đạt 5,5-6 bản sách/người (trong đó, sách giáo khoa, giáo trình, sách tham khảo giáo dục chiếm dưới 60%) vào năm 2025. (3) Phấn đấu năm 2025, Việt Nam đứng trong nhóm 4 nước có nền xuất bản phát triển trong khu vực Đông Nam Á.
- In: Duy trì và đưa mức tăng trưởng doanh thu lên 6-7%/ năm; Hiện đại hóa các cơ sở in; Mở rộng thị trường in: duy trì thị trường in xuất bản phẩm; phát triển thị trường in bao bì, in thương mại; đẩy mạnh thị trường in xuất khẩu, tham gia vào chuỗi cung ứng của các tập đoàn đa quốc gia, đưa tỷ trọng xuất khẩu trong ngành in, đạt 30% vào năm 2025.
- Phát hành: 90% tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất 01 trung tâm phát hành sách hiện đại. Năm 2025, phát hành 500 triệu bản sách, đạt mốc doanh thu 5.000 tỉ đồng.
- Thông tin đối ngoại:
+ Xây dựng cơ sở dữ liệu về TTĐN ở cấp quốc gia kết nối hiệu quả giữa các bộ, ngành, địa phương, cơ quan báo chí nhằm phục vụ đối tượng TTĐN trong và ngoài nước.
+ Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống báo chí đối ngoại (Kênh phát thanh, truyền hình đối ngoại, báo điện tử đối ngoại, tờ báo in đối ngoại, một trang thông tin điện tử đối ngoại, một nhà xuất bản đối ngoại tầm cỡ khu vực và thế giới). Thúc đẩy hệ thống báo chí, xuất bản đối ngoại trở thành phương tiện tuyên truyền chủ lực quảng bá hình ảnh Việt Namphát ra thế giới.
+ Nâng cao năng lực hoạt động TTĐN khu vực biên giới, đảm bảo 100% cửa khẩu quốc tế đường bộ, đường biển, đường sắt, đường hàng không được đầu tư hệ thống TTĐN để khai thác cơ sở dữ liệu TTĐN.
+ Xây dựng Nhà xuất bản đối ngoại quốc gia.
+ Phối hợp nghiên cứu khả năng, thí điểm triển khai tùy viên báo chí ở địa bàn trọng điểm tại Mỹ, Trung Quốc và Campuchia.
+ Đẩy mạnh các hoạt động, sự kiện, sản phẩm để quảng bá hình ảnh đất nước ra thế giới.
- Thông tin cơ sở
+ Phấn đấu 100% xã, phường, thị trấn có đài truyền thanh; trong đó trên 50% đài truyền thanh có dây/truyền thanh không dây FM chuyển đổi sang truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễn thông.
+ Phấn đấu 100% tỉnh, thành phố có hệ thống thông tin nguồn và thu thập, tổng hợp, quản lý dữ liệu, đánh giá hiệu quả hoạt động thông tin cơ sở.
+ Phấn đấu đến năm 2022, 100% đài truyền thanh - truyền hình cấp huyện hoàn thành sắp xếp, sáp nhập, chuyển thành bộ phận truyền thông thuộc Trung tâm truyền thông và văn hóa/Trung tâm văn hóa, thông tin và thể thao cấp huyện.
+ Phấn đấu 100% ý kiến phản ánh của người dân về hiệu quả thực thi chính sách, pháp luật ở cơ sở được tiếp nhận, xử lý trên hệ thống thông tin cơ sở.