Công tác Khoa học, công nghệ, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng

Một phần của tài liệu 02bctomtat-1 (Trang 74 - 75)

Các quy định và công tác thực thi hoạt động KHCN chuyên ngành TT&TT được xây dựng và tổ chức thực hiện theo đúng các quy định hiện hành, minh bạch và theo hướng tạo điều kiện cho hoạt động của các tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp. Bộ TT&TT đã ban hành hệ thống văn bản quản lý triển khai các Luật Khoa học công nghệ, Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật, Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa và các Luật chuyên ngành; đã ban hành các thông tư quy định về quản lý nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp Bộ của Bộ TT&TT, thông tư quy định hoạt động xây dựng quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn quốc gia, tiêu chuẩn cơ sở thuộc lĩnh vực quản lý của Bộ TT&TT, thông tư quy định việc áp dụng tiêu chuẩn, công nghệ hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận, sử dụng sản phẩm, dịch vụ thông tin và truyền thông, thông tư ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trong các lĩnh vực viễn thông và Internet, công nghệ thông tin, bưu chính, ứng dụng công nghệ thông tin, phát thanh truyền hình, thông tư quy định về Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ TT&TT. Trong nhiệm kỳ, Bộ đã ban hành 40 thông tư ban hành QCVN và 9 thông tư quy định về quản lý. Tổ chức xây dựng và đề nghị Bộ KHCN công bố 81 TCVN về viễn thông, công nghệ thông tin, truyền hình, an toàn thông tin... (tổng số hiện nay Bộ đã đề nghị công bố 167 TCVN và ban hành 122 QCVN có hiệu lực).

Về cơ bản, các nhiệm vụ KHCN cấp Bộ được triển khai theo hướng tăng cường nghiên cứu chế tạo sản phẩm phục vụ hoạt động quản lý, sản xuất, kinh doanh (sản phẩm ứng dụng hiện đại hóa mạng lưới bưu chính, chuyển phát; sản phẩm ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước; sản phẩm ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, miền núi; sản phẩm ứng dụng KHCN hỗ trợ người khuyết tật…). Tuy nhiên, do điều kiện thời gian (kết thúc trong năm) và kinh phí (trung bình khoảng 8 tỷ đồng/năm cho tất cả các nhiệm vụ) nên việc nghiên cứu chủ yếu để định hình các nhiệm vụ KHCN cấp quốc gia (của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Viện Chiến lược TTTT); hoặc nghiên cứu, chế tạo thử nghiệm sản phẩm mẫu hoặc nghiên cứu, thiết kế sản phẩm (của MobiFone, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông); thử nghiệm các công nghệ mới ở Việt Nam; xây dựng các tiêu chuẩn/quy chuẩn kỹ thuật; hoàn thiện các luận cứ khoa học phục vụ công tác quản lý. Trong khả năng cho phép, Bộ cũng đã khuyến khích các doanh nghiệp chủ động nghiên cứu trong khuôn khổ hoạt động của các Quỹ phát triển KHCN của doanh

nghiệp kết hợp với hoạt động KHCN của Bộ để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ có khả năng đưa vào áp dụng, triển khai trong thực tiễn ở Việt Nam. Một số kết quả nghiên cứu của một số đề tài KHCN cấp Bộ (chủ yếu của khối Khoa, Viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông) đã được công bố trên các tạp chí quốc tế, hội nghị quốc tế và một số trên các tạp chí khoa học trong nước có uy tín (tổng trung bình khoảng 5-7 công bố/năm), trong khi hầu như không có công bố quốc tế nào trong giai đoạn trước.

Thực hiện rà soát Danh mục sản phẩm, hàng hóa có khả năng gây mất an toàn thuộc trách nhiệm quản lý của Bộ TT&TT (danh mục hàng hóa phải kiểm tra chất lượng chuyên ngành) và thực hiện cắt giảm kiểm tra chất lượng đối với 78/108 sản phẩm, hàng hóa thuộc danh mục (72%) đạt được mục tiêu “Hoàn thành rà soát, cắt giảm thực chất 50% số mặt hàng thuộc danh mục mặt hàng kiểm tra chuyên ngành” tại Nghị quyết số 02/NQ-CP ngày 01/01/2020 của Chính phủ. Tổ chức chỉ định 29 phòng thử nghiệm trong nước và thừa nhận 89 phòng thử nghiệm nước ngoài, đảm bảo năng lực thử nghiệm đáp ứng yêu cầu công tác quản lý chất lượng chuyên ngành. Tổ chức điều phối, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc 19 đơn vị thuộc Bộ và Khối cơ quan Bộ xây dựng, áp dụng, duy trì và cải tiến Hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 và chuyển đổi áp dụng TCVN ISO 9001:2015. Tiếp tục hướng dẫn triển khai nội dung ứng dụng công nghệ thông tin kết hợp với hệ thống quản lý chất lượng phù hợp ISO 9001 (ISO điện tử) theo yêu cầu của Chính phủ. Ngoài ra, Bộ TT&TT đã tổ chức các hoạt động nghiên cứu, phát triển sản phẩm hỗ trợ người khuyết tật tiếp cận dịch vụ, thông tin trong khuôn khổ Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020 và đã hoàn thành phát triển một số sản phẩm.

Tiếp tục triển khai thực hiện Chương trình phối hợp hành động phòng chống xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ giai đoạn 2019-2023 (Chương trình 168 giai đoạn III); tham gia xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ; triển khai thực hiện Chiến lược Sở hữu trí tuệ đến năm 2030.

Một phần của tài liệu 02bctomtat-1 (Trang 74 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)