- Giai đoạn 20162020, đánh dấu một giai đoạn chuyển động của báo Sài Gòn Giải Phóng với việc thực hiện đồng thời nhiều giải pháp quyết liệt như: thực hiện
30. Sở TT&TT Hòa Bình
Triển khai có hiệu quả việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích; đến nay đã có 67.343 hồ sơ nhận và trả kết quả qua dịch vụ bưu chính công ích (trong đó cấp tỉnh là 66.719 hồ sơ, cấp huyện là 624 hồ sơ).
Phê duyệt và triển khai thực hiện Đề án Thông tin cơ sở tỉnh Hòa Bình, giai
đoạn 2019 - 2025; Quy hoạch phát triển báo chí, xuất bản tỉnh Hòa Bình đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025; Ban hành Kế hoạch tuyên truyền số hóa truyền dẫn, phát sóng truyền hình mặt đất trên địa bàn tỉnh năm 2020.
Mạng truyền dẫn đã được quang hóa đến 100% huyện, thành phố; 151/151 xã đã có cáp quang đến trung tâm, đạt 100%; 151/151 xã, phường, thị trấn có hạ tầng Internet băng thông rộng, đạt 100%; 131/151 xã có đài truyền thanh. 100% các các
cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh đã có mạng Internet và hệ thống mạng nội bộ (LAN) và kết nối Internet băng thông rộng (ADSL, FTTH). Mạng Truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước đã được triển khai tại 63 điểm, trong đó, 33 điểm là các Sở, Ban, ngành, UBND các huyện, thành phố. Các hệ thống nền tảng phục vụ cho việc xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử của tỉnh được xây dựng và triển khai với việc đưa vào vận hành Nền tàng chia sẻ và tích hợp thông tin, dữ liệu dùng chung cấp tỉnh (LGSP) từ tháng 12/2019. Tính đến nay, Cổng Dịch vụ công trực tuyến tỉnh Hòa Bình đang cung cấp 921 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, mức độ 4 trong đó, số dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 là 648 dịch vụ, đạt tỷ lệ 33% và đảm bảo chỉ tiêu Chính phủ giao tại Nghị quyết số 17/2019/NQ-CP).