Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)

Một phần của tài liệu 02bctomtat-1 (Trang 118 - 119)

II. LĨNH VỰC VIỄN THÔNG

2. Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT)

2.1. Kết quả hoạt động nổi bật năm 2020 và giai đoạn 2016-2020: Hoàn thành vượt mức kế hoạch chỉ tiêu lợi nhuận, đạt 102,2% KH. Kết quả thực hiện mục tiêu năm 2020: Lợi nhuận hợp nhất Tập đoàn: 7,1 nghìn tỷ đồng, trong đó lợi nhuận Công ty mẹ đạt 102,2% kế hoạch. Tổng doanh thu toàn Tập đoàn: 162,7 nghìn tỷ đồng, bằng 95% kế hoạch. Trong đó doanh thu Công ty mẹ bằng 96% kế hoạch. Tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên vốn chủ sở hữu của Tập đoàn đạt 10,4%. Nộp ngân sách nhà nước: 5,2 nghìn tỷ đồng, bằng 102% kế hoạch.

Tập đoàn VNPT tích cực chung tay với Chính phủ và cộng đồng trong thời gian chống dịch thông qua thực hiện các chương trình miễn, giảm và nâng tốc độ giá không đổi cho các khách hàng của VNPT. Tổng giá trị Tập đoàn VNPT đã và đang chung tay hỗ trợ cộng đồng xấp xỉ 5.000 tỷ đồng.

- Tích cực tham gia Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia thông qua cung cấp các giải pháp cho Chính phủ, Bộ ban ngành, UBND các địa phương như: Giải pháp Trục liên thông văn bản; Giải pháp Cổng hành chính công quốc gia; Giải pháp Hệ thống báo cáo kinh tế xã hội của Chính phủ; Giải pháp xây dựng Cơ sở dữ liệu dân cư Quốc gia; Giải pháp Trung tâm điều hành IOC tại 24 tỉnh/thành. Nộp ngân sách nhà nước kịp thời và hoàn thành 104% KH được giao.

Năm 2021 Tập đoàn tiếp tục triển khai chiến lược VNPT 4.0 thông qua: - Xây dựng và phát triển VNPT thành Tập đoàn Nhà nước mạnh, năng động, hiệu quả, hiện đại, có năng lực cạnh tranh ở trong nước và quốc tế; thực hiện tốt nhiệm vụ công ích; làm nòng cốt để ngành viễn thông và công nghệ thông tin Việt Nam phát triển nhanh và bền vững, phát triển nhanh và hội nhập kinh tế quốc tế có hiệu quả; đóng vai trò dẫn dắt trong công cuộc chuyển đổi số Quốc gia.

- Xây dựng và hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng, trọng tâm là hạ tầng viễn thông, mạng 5G, hạ tầng công nghệ thông tin, thực hiện đổi mới sáng tạo; phát huy sức mạnh, giá trị văn hóa VNPT. Chuyển nhanh cơ cấu doanh thu từ các dịch vụ viễn thông truyền thống sang dịch vụ Số, CNTT. Tốc độ tăng trưởng dịch vụ số cá nhân và doanh nghiệp năm 2021 đặt mục tiêu tăng trưởng 60% so với thực hiện năm 2020, cơ cấu doanh thu dịch vụ số năm 2021 chiếm 20% trên tổng doanh thu VTCNTT, tăng 6% so với thực hiện năm 2020.

- Tiếp tục đầu tư phát triển các lĩnh vực trọng tâm như các giải pháp mở rộng, nâng cao chất lượng vùng phủ sóng, bảo đảm chất lượng mạng di động Vinaphone, triển khai 5G theo lộ trình phù hợp; đầu tư mở rộng năng lực mạng băng rộng cố định đáp ứng yêu cầu phát triển các dịch vụ truy nhập băng rộng (FTTx, TSL, truyền tải lưu lượng cho di động 3G/4G/5G,…) và phát triển các dịch vụ GTGT, dịch vụ

giải trí số và dịch vụ kinh tế/tài chính số trên nền di động, băng rộng cố định: Đầu tư phát triển các hạ tầng Ảo hóa, Cloud hội tụ và hạ tầng dịch vụ CNTT; Các dịch vụ số cho cá nhân, doanh nghiệp, dịch vụ truyền hình đa phương tiện Multimedia, OTT; Các hạ tầng, dịch vụ tích hợp VT-CNTT như Chính phủ điện tử, IDC, Cloud, Big data, IOC, IoT, M2M,… theo định hướng chuyển đổi VNPT từ nhà mạng viễn thông (Telco) sang nhà cung cấp dịch vụ truyền thông kỷ nguyên số (DSP), nhà cung cấp nền tảng kinh tế số.

Mục tiêu phấn đấu đạt doanh thu tăng trưởng 8%, lợi nhuận tăng trưởng 6% so với thực hiện năm 2020.

Định hướng phát triển giai đoạn 2021-2025: Tăng trưởng doanh thu thông qua dịch vụ số. Chuyển đổi số: tạo danh mục sản phẩm số mới, tạo lợi thế cạnh tranh. Tăng tỷ lệ cơ cấu doanh thu dịch vụ Số và CNTT; tăng thị phần di động và băng rộng cố định; nâng cao khả năng bán chéo các dịch vụ ngoài dịch vụ truyền thồng Telco: M2M/IoT, dịch vụ số, CNTT.

- Tập trung vào dịch vụ số cho khách hàng Doanh nghiệp và Chính phủ. Tập trung phát triển các dịch vụ CNTT tiên tiến trong kinh doanh; chuyển đổi từ nhà khai thác viễn thông sang nhà cung cấp dịch vụ số; chuyển đổi kinh doanh để cung cấp dịch vụ CNTT/số, giá trị gia tăng. Phát triển và đẩy mạnh các danh mục dịch vụ mới trong CNTT/số: Đám mây (cloud), Dữ liệu lớn (Big Data), Thành phố thông minh (Smart City), M2M/IoT, Trí tuệ nhân tạo (AI),… Cung cấp các giải pháp cho các lĩnh vực: Chính phủ điện tử, cơ sở hạ tầng dữ liệu, giao thông, y tế, giáo dục, thương mại điện tử… Phát triển lĩnh vực CNTT đủ mạnh: tập trung tích hợp các giải pháp CNTT phù hợp với xu hướng thị trường. Xây dựng hạ tầng mạng, hạ tầng CNTT/số thông minh, tự động hóa cao, kết hợp với hạ tầng CSDL thống nhất, nhằm mục đích hỗ trợ ra các quyết định nhanh và linh hoạt trong kinh doanh và cung cấp dịch vụ cho khách hàng mang tính cá nhân hóa.

Một phần của tài liệu 02bctomtat-1 (Trang 118 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(168 trang)