Lập kế hoạch kiểmtoán khoản mục Chiphí trả trước

Một phần của tài liệu 567 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí trả trước trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán châu á thực hiện (Trang 27 - 33)

6. Cấu trúc đề tài nghiên cứu

1.3.1. Lập kế hoạch kiểmtoán khoản mục Chiphí trả trước

Vai trò của viêc lập kế hoạch trước khi thực hiện kiểm toán là giúp trưởng nhóm kiểm toán chủ động, bảo đảm không bỏ sót công việc nào, theo dõi được tiến độ làm việc, và có thể đưa ra các phương án thay thế một cách kịp thời nếu có sự cố xảy ra trong quá trình kiểm toán.

1.3.1.1. Xem xét chấp nhận khách hàng và rủi ro hợp đồng:

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 220 - Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC:

12. Thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán phải đảm bảo đã áp dụng các thủ tục phù hợp về chấp nhận, duy trì quan hệ khách hàng và hợp đồng kiểm toán, và phải chứng minh các kết luận đưa ra về vấn đề này là phù hợp.

13. Nếu nhận được thông tin có thể làm cho doanh nghiệp kiểm toán từ chối hợp

đồng kiểm toán thì thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán phải thông báo kịp thời cho Giám đốc doanh nghiệp kiểm toán để doanh nghiệp kiểm toán và thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán có thể áp dụng biện pháp cần thiết.

A8. Đoạn 27(a) Chuẩn mực kiểm soát chất lượng VSQC1 quy định doanh nghiệp

kiểms toán phải thu thập các thông tin cần thiết trong từng tình huống cụ thể trước khi chấp nhận một khách hàng mới hoặc khi quyết định việc tiếp tục duy trì quan hệ khách hàng hiện tại và khi cân nhắc việc chấp nhận cung cấp dịch vụ mới cho khách hàng hiện tại. Những thông tin sau hỗ trợ thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán khi quyết định chấp nhận, duy trì quan hệ khách hàng và hợp đồng kiểm toán:

(1) Tính chính trực của các chủ sở hữu chính, thành viên chủ chốt của Ban Giám đốc và Ban quản trị;

(2) Năng lực chuyên môn và khả năng của nhóm kiểm toán trong việc thực hiện cuộc kiểm toán (bao gồm thời gian, nguồn lực...);

(3) Khả năng của doanh nghiệp kiểm toán và nhóm kiểm toán trong việc tuân thủ chuẩn mực và các quy định về đạo đức nghề nghiệp có liên quan;

(4) Các vấn đề trọng yếu phát sinh trong cuộc kiểm toán năm hiện hành hoặc năm trước và những ảnh hưởng đối với việc duy trì quan hệ khách hàng.

A9. Đối với cuộc kiểm toán đơn vị trong lĩnh vực công, kiểm toán viên có thể được chỉ định theo các thủ tục do pháp luật quy định. Vì vậy, một số quy định và hướng dẫn về chấp nhận, duy trì quan hệ khách hàng và hợp đồng kiểm toán tại đoạn 12, 13 và A8 của Chuẩn mực này có thể không được áp dụng. Tuy nhiên, những thông tin thu được từ các thủ tục nêu trên có thể có giá trị đối với kiểm toán viên khi đánh giá rủi ro và khi thực hiện trách nhiệm báo cáo.”

Những thông tin liên quan tới việc ra quyết định chấp nhận hay từ chối một khách hàng có thể được thu thập từ các nguồn sau:

- Liên lạc với kiểm toán viên tiền nhiệm: Nếu khách hàng trước đây đã được kiểm toán bởi một công ty kiểm toán khác thì kiểm toán viên mới phải chủ động liên lạc với kiểm toán viên cũ vì đây là nguồn thông tin đầu tiên để đánh giá khách hàng. Những vấn đề cần tìm hiểu qua kiểm toán viên tiền nhiệm gồm: những thông tin về tính liêm chính của Ban quản trị, những bất đồng giữa Ban quản trị với kiểm toán viên tiền nhiệm về các nguyên tắc kế toán, thủ tục kiểm toán hay các vấn đề nghiêm trọng khác...và lí do tại sao khách hàng hay đổi kiểm toán viên.

- Xem xét hồ sơ kiểm toán: Hồ sơ kiểm toán chứa đựng đầy đủ những thông tin tổng quát về khách hàng. Vì vậy, KTV có thể xem lại hồ sơ kiểm toán của KTV tiền

nhiệm để thu thập những thông tin liên quan đến việc đưa ra quyết định chấp nhận hợp đồng kiểm toán.

- Các nguồn thông tin khác: Ngoài những nguồn thông tin kể trên, để có thêm thông tin về khách hàng, KTV có thể thu thập qua việc nghiên cứu sách báo, tạp chí chuyên ngành, thẩm tra các bên thông tin về khách hàng như ngân hàng, cố vấn pháp lý...

1.3.1.2. Tìm hiểu khách hàng và môi trường hoạt động

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 315 - Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị:

11. Kiểm toán viên phải tìm hiểu các thông tin sau:

(a) Ngành nghề kinh doanh, các quy định pháp lý và các yếu tố bên ngoài khác, bao gồm cả khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng

(b) Đặc điểm của đơn vị, bao gồm: (i) Lĩnh vực hoạt động;

(ii) Loại hình sở hữu và bộ máy quản trị;

(iii) Các hình thức đầu tư mà đơn vị đang và sẽ tham gia, kể cả đầu tư vào các

đơn vị có mục đích đặc biệt;

(iv) Cơ cấu tổ chức, sản xuất kinh doanh và quản lý và cơ cấu nguồn vốn của đơn vị.

Các thông tin này giúp kiểm toán viên hiểu được các nhóm giao dịch, số dư tài khoản và thông tin thuyết minh cần được trình bày trên BCTC của đơn vị.

(c) Các chính sách kế toán mà đơn vị lựa chọn áp dụng và lý do thay đổi (nếu có). Kiểm toán viên phải đánh giá các chính sách kế toán mà đơn vị đang áp dụng có phù hợp với lĩnh vực hoạt động kinh doanh của đơn vị, có nhất quán với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC và các chính sách kế toán mà các đơn vị trong cùng lĩnh vực hoạt động đang áp dụng hay không;

(d) Mục tiêu, chiến lược của đơn vị và những rủi ro kinh doanh có liên quan mà có thể dẫn đến rủi ro có sai sót trọng yếu;

(e) Việc đo lường và đánh giá kết quả hoạt động của đơn vị. ”

1.3.1.3. Phân tích sơ bộ BCTC.

Thông thường, KTV thực hiên 2 thủ tục phân tích cơ bản: Phân tích dọc và Phân tích ngang. Phân tích ngang là việc KTV so sánh số liệu các chỉ tiêu năm nay so với năm trước để thấy sự biến động về giá trị, và biến động đó chiếm tỉ lệ bao nhiêu. Phân tích dọc là việc KTV phân tích dựa trên việc tính tỉ lệ các chỉ tiêu so với doanh thu thuần và so sánh tỉ lệ đó với năm trước để nhận ra sự bất thường.

Đối với khoản mục Chi phí trả trước, KTV tiến hành phân tích biến động năm nay so với năm trước. Nếu biến động lớn, bất thường thì trưởng nhóm có thể giải thích hoặc ghi chú để tham khảo khi đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu.

1.3.1.4. Đánh giá chung kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm toán.

a) Đánh giá chung KSNB và tính trọng yếu của KSNB :

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 315 - Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị:

12. Kiểm toán viên phải tìm hiểu các thông tin về kiểm soát nội bộ của đơn vị có liên quan đến cuộc kiểm toán. Mặc dù hầu hết các kiểm soát liên quan tới cuộc kiểm toán thường liên quan tới BCTC nhưng không phải tất cả các kiểm soát liên quan tới BCTC đều liên quan đến cuộc kiểm toán. Kiểm toán viên phải sử dụng xét đoán chuyên môn để xác định kiểm soát nào, riêng lẻ hay kết hợp với kiểm soát khác, có liên quan tới cuộc kiểm toán.”

Khi tìm hiểu kiểm soát nội bộ của khách hàng về khoản mục Chi phí trả trước, KTV thường quan tâm tới các vấn đề sau:

- Chế độ kế toán được doanh nghiệp áp dụng trong việc ghi nhận Chi phí trả trước.

- Việc phê chuẩn các nghiệp vụ phát sinh liên quan tới Chi phí trả trước có được phân cấp rõ ràng, đúng quy định hay không?...

Từ đó, KTV phải xác định mức trọng yếu cho toàn bộ BCTC, phân bổ mức đánh giá này cho khoản mục Chi phí trả trước. Đây chính là sai số có thể chấp nhận được đối với nghiệp vụ liên quan tới Chi phí trả trước. Mục đích của việc phân bổ này là giúp KTV xác định được số lượng bằng chứng kiểm toán thích hợp phải thu thập trong quá trình kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước ở mức chi phí thấp nhất

thể mà vẫn đảm bảo tổng hợp các sai sót trên BCTC không vượt qua mức ước tính sai sót ban đầu về trọng yếu. Việc ước lượng ban đầu về tính trọng yếu là một việc làm mang tính chất xét đoán nghề nghiệp của KTV. Do đó, ước lượng ban đầu về tính trọng yếu không cố định mà có thể thay đổi trong suốt cuộc kiểm toán nếu KTV thấy rằng mức ước lượng ban đầu là quá cao hoặc quá thấp hoặc một trong các nhân tố dùng để xác định mức ước lượng ban đầu về trọng yếu bị thay đổi.

b) Đánh giá rủi ro :

Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam VSA 315 - Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị:

“ Quy trình đánh giá rủi ro của đơn vị

15. Kiểm toán viên phải tìm hiểu liệu đơn vị đã có một quy trình để:

(a) Xác định rủi ro kinh doanh liên quan tới mục tiêu lập và trình bày BCTC; (b) Ước tính mức độ của rủi ro;

(c) Đánh giá khả năng xảy ra rủi ro;

(d) Quyết định các hành động thích hợp đối với các rủi ro đó.

16. Nếu đơn vị đã có một quy trình đánh giá rủi ro, kiểm toán viên phải tìm hiểu nội dung và kết quả của quy trình này....

17. Nếu đơn vị chưa có một quy trình hoặc đã có quy trình nhưng chưa được chuẩn

hóa, kiểm toán viên phải trao đổi với Ban Giám đốc đơn vị liệu các rủi ro kinh doanh liên quan tới mục tiêu lập và trình bày BCTC đã được phát hiện hay chưa và được xử lý thế nào. Kiểm toán viên phải đánh giá liệu việc không có văn bản quy định quy trình đánh giá rủi ro có phù hợp trong các trường hợp cụ thể hay không hoặc trường hợp không có văn bản quy định có cho thấy khiếm khuyết nghiêm trọng trong kiểm soát nội bộ của đơn vị hay không. ”

Đối với khoản mục Chi phí trả trước, trưởng nhóm kiểm toán sẽ phân công nhiệm vụ cho thành viên của nhóm thực hiện tìm hiểu KSNB của khách hàng bằng cách trả lời bảng các câu hỏi tìm hiểu về KSNB đã được trưởng nhóm thiết lập từ trước. Bảng câu hỏi tìm hiểu KSNB Chi phí trả trước của khách hàng thường bao gồm các nội dung chính như: Các Chi phí trả trước có được sự đồng ý, phê chuẩn của các cấp lãnh đạo trước khi thực hiện không? Việc phản ánh các khoản Chi phí

trả trước có đúng kỳ kế toán không? Các nguyên nhân biến động Chi phí trả trước có được báo cáo theo khoản mục không?... Sau khi bảng câu hỏi đã hoàn thành sẽ được báo cáo lại với trưởng nhóm kiểm toán để đánh giá KSNB Chi phí trả trước của đơn vị được kiểm toán.

Dựa vào bảng câu hỏi tìm hiểu KSNB Chi phí trả trước đang được thực hiện tại khách hàng, KTV thực hiện đánh giá KSNB của đơn vị được kiểm toán là có hoạt động hiệu quả hay không? Dựa trên đánh giá mức độ hoạt động KSNB Chi phí trả trước tại đơn vị được kiểm toán, KTV tiếp tục đánh giá rủi ro kiểm soát ở mức cao, trung bình hay thấp để từ đó đưa ra kết luận về rủi ro có sai sót trong yếu đối với khoản mục Chi phí trả trước.

1.3.1.5. Xác định mức trọng yếu tổng thể và mức trọng yếu thực hiện tổng thể

Tùy vào đặc điểm của đơn vị được kiểm toán và nhóm người sử dụng BCTC của khách hàng mà trưởng nhóm kiểm toán sẽ lựa chọn tiêu chí làm cơ sở cho việc ước tính và tỉ lệ sử dụng để ước tính mức trọng yếu tổng thể.

Sau khi xác định mức trọng yếu tổng thể, trưởng nhóm kiểm toán tiếp tục xác định mức trọng yếu thực hiện dựa vào tỉ lệ mà trưởng nhóm kiểm toán đã chọn và mức trọng yếu tổng thể đã xác định ở trên.

Cũng dựa trên mức trọng yếu tổng thể thì trưởng nhóm kiểm toán tính toán ngưỡng sai sót không đáng kể (để các thành viên trong nhóm kiểm toán sử dụng trong giai đoạn thực hiện kiểm toán sau này).

Sau khi đã xác định được mức trọng yếu tổng thể, trưởng nhóm kiểm toán tiếp tục xác định mức trọng yếu cho các khoản mục. Mức trọng yếu khoản mục Chi phí trả trước được xác định dựa vào mức trọng yếu tổng thể cũng như tùy thuộc vào đặc điểm khoản mục Chi phí trả trước tại đơn vị được kiểm toán.

1.3.1.6. Thiết lập chương trình kiểm toán Chi phí trả trước

Chương trình kiểm toán là những dự kiến chi tiết về các công việc kiểm toán cần thực hiện, thời gian hoàn thành cũng như dự kiến về những tư liệu, thông tin liên quan cần sử dụng và thu thập. Trọng tâm của chương trình kiểm toán là các thủ tục kiểm toán cần thiết thực hiện trong quá trình kiểm toán khoản mục Chi phía trả trước. Tùy thuộc vào từng cuộc kiểm toán cụ thể mà chương trình kiểm toán sẽ được thiết kế khác nhau. Nhưng thông thường, trong hầu hết các cuộc kiểm toán,

chương trình kiểm toán gồm ba phần: trắc nghiệm công việc, trắc nghiệm phân tích, và trắc nghiệm trực tiếp số dư.

Chương trình kiểm toán sẽ là căn cứ để KTV tiến hành cuộc kiểm toán.

Một phần của tài liệu 567 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục chi phí trả trước trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán châu á thực hiện (Trang 27 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(161 trang)
w