6. Cấu trúc đề tài nghiên cứu
3.4.1. Đối với cơ quan nhà nước
Mặc dù hiện nay có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật, các quyết định, nghị định, thông tư, các chuẩn mực kiểm toán được ban hành nhằm hướng dẫn các đơn vị kiểm toán thực hiện, và cũng là bảo vệ lợi ích của các bên sử dụng thông tin BCTC. Nhưng vẫn còn nhiều lỗ hổng cần được hoàn thiện như:
* Đưa ra khung pháp lý chặt chẽ hơn
Chương III- Nghị định 41/2018/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập có đưa ra các mức phạt đối với : Hành vi vi phạm quy định về thi chứng chỉ và cập nhật kiến thức cho kiểm toán viên, đăng ký hành nghề kiểm toán. Tuy nhiên, hiện nay tỷ lệ trợ lý KTV tại công ty kiểm toán luôn chiếm tỷ trọng không nhỏ và thực hiện nhiều công việc quan trọng trong quá trình thực hiện kiếm toán, nhưng lại chưa có quy định, mức phạt, ràng buộc nào đối với họ; Hoặc với nhiều công ty kiểm toán vẫn đang sử dụng nguồn nhân lực là các KTV không có chứng chỉ hành nghề, hoặc chứng chỉ hành nghề trái quy định cũng chưa có mức phạt cụ thể nào.
* Đưa ra hướng dẫn cụ thể hơn về mức phí kiểm toán
Theo danh sách công ty kiểm toán được đăng tải bởi hiệp hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam VACPA, hiện nay cả nước có tổng 236 doanh nghiệp kiểm toán hoạt động và là thành viên của hội. Đây là một con số không hề nhỏ, đem đến nhiều lựa chọn hơn đối với các doanh nghiệp có nhu cầu kiểm toán BCTC. Tuy nhiên, mặt trái của việc này là sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các đơn vị kiểm toán để thu hút khách hàng, và một trong số đó họ lựa chọn việc chấp nhận một mức phí kiểm toán rất thấp chỉ để có được hợp đồng kiểm toán.
Về quy đinh đối với mức phí kiểm toán, hiện nay chỉ có Thông tư số 10/2020/TT-BTC quy định “Quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn nhà nước” hướng dẫn về định mức chi phí thẩm tra, phê duyệt quyết toán và định mức chi phí kiểm toán báo cáo quyết toán dự án hoàn thành. Ngoài ra, theo Điều 44. Phí dịch vụ kiểm toán - Luật số 67/2011/QH12 của Quốc hội : Luật kiểm toán độc lập quy định:
“1. Phí dịch vụ kiểm toán do doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm
toán nước ngoài tại Việt Nam và khách hàng thỏa thuận trong hợp đồng kiểm toán theo căn cứ sau đây:
a) Nội dung, khối lượng và tính chất công việc;
b) Thời gian và điều kiện làm việc của kiểm toán viên hành nghề, kiểm toán viên sử dụng để thực hiện dịch vụ;
c) Trình độ, kinh nghiệm và uy tín của kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam;
d) Mức độ trách nhiệm và thời hạn mà việc thực hiện dịch vụ đòi hỏi. 2. Phí dịch vụ kiểm toán được tính theo các phương thức sau đây:
a) Giờ làm việc của kiểm toán viên hành nghề, kiểm toán viên; b) Từng dịch vụ kiểm toán với mức phí trọn gói;
c) Hợp đồng kiểm toán nhiều kỳ với mức phí cố định từng kỳ.”
Do đó, đối với các hợp đồng kiểm toán còn lại thì mức phí theo hướng dẫn của luật đều dựa trên sự thỏa thuận giữa các bên tham gia. Tình trạng một số hợp đồng kiểm toán có mức phí quá thấp gây ảnh hưởng đến mức giá chung trong thị trường, và đặc biệt là có thể làm giảm sút chất lượng của cuộc kiểm toán do trong mùa kiểm toán thì KTV có quá nhiều việc cần làm, sẽ dẫn đến tâm lý “Gía như nào thì chất lượng như đấy” và sẽ ưu tiên thực hiện những hợp đồng có mức giá cao hơn.
Mặc dù kiểm toán là một ngành dịch vụ nên rất khó để có thể áp giá cho dịch vụ được. Nhưng để có thể căn bằng và thúc đẩy thị trường kiểm toán BCTC một cách hiệu quả và lành mạnh, chính phủ cũng cần có một hướng dẫn cụ thể hơn, là cơ sở để cho các doanh nghiệp và khách hàng thực hiện thỏa thuận khi ký kết hợp đồng.
* Quy định đối với khoản mục Chi phí trả trước
Hiện tại vẫn chưa có quy định cụ thể về việc tính phân bổ chi phí trả trước theo ngày, hay theo tháng khiến cho nhiều đơn vị vẫn còn nhiều lúng túng trong việc tính giá trị phân bổ không đồng nhất giữa ngày và tháng. Ngoài ra, đối với các đơn vị áp dụng tính phân bổ Chi phí trả trước theo tháng sẽ tạo ra sự chênh lệch giữa tháng đầu và tháng cuối so với lượng hao mòn thực tế. Nếu doanh nghiệp là sử dụng ít công cụ dụng cụ, và có giá trị chi phí trả trước thấp thì sự sai lệch này ảnh
hưởng không đáng kể đến BCTC, nhưng đối với một số đơn vị sản xuất có số lượng công cụ dụng cụ chiếm tỷ trọng lớn trong tài sản, sẽ ảnh hưởng đáng kể đến thông tin tài chính của đơn vị trong kỳ.
Vì vậy, cần một quy định cụ thể hơn trong cách tính phân bổ chi phí trả trước, nhằm giúp các doanh nghiệp đồng nhất được cách thức phân bổ, và giúp thông tin trên BCTC là thực tế nhất đến với người sử dụng.