6. Cấu trúc đề tài nghiên cứu
1.3.3 Kết thúc kiểmtoán khoản mục Chiphí trả trước
Trong giai đoạn này KTV thực hiện các công việc cuối cùng trước khi phát hành báo cáo kiểm toán. Sau khi hoàn tất các thủ tục kiểm toán, kết quả kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước sẽ được chuyển lên trưởng nhóm để xem tính hợp lý chung và kiểm nghiệm trong quan hệ với các sự kiện bất thường, các sự kiện phát sinh sau ngày lập BCTC và kết quả kiểm toán của các khoản mục khác, làm cơ sở để lập báo cáo kiểm toán và thư quản lý. Sau đó, trưởng nhóm kiểm toán sẽ tiến hành trao đổi với Ban giám đốc khách hàng để đưa ra kết luận cuối cùng về cuộc kiểm toán và bút toán điều chỉnh.
Cụ thể về ý kiến kiểm toán: Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam, có 2 loại ý kiến kiểm toán bao gồm: Ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần; Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần.
* Ý kiếm kiểm toán chấp nhận toàn phần:
Theo Chuẩn mực kiểm toán VSA 700 - Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính: “ Là ý kiến được đưa ra khi kiểm toán viên kết luận rằng báo cáo tài chính đã được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng”. Theo đó, xảy ra 2 tình huống phát hành báo cáo với ý kiến kiểm toán chấp nhận toàn phần là:
- BCTC ban đầu do đơn vị được kiểm toán lập phản ánh trung thực và hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày BCTC được áp dụng (Ít khi xảy ra).
- BCTC ban đầu do đơn vị được kiểm toán lập có tồn tại các sai sót trọng yêú được KTV phát hiện và đơn vị kiểm toán đã điều chỉnh theo đề nghị của KTV.
* Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần:
Theo Chuẩn mực kiểm toán VSA 705 - Ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần:
“- Các trường hợp kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần:
06. Kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần trong báo cáo kiểm toán khi:
(a) Dựa trên bằng chứng kiểm toán đã thu thập được, kiểm toán viên kết luận là tổng thể báo cáo tài chính vẫn còn sai sót trọng yếu; hoặc
(b) Kiểm toán viên không thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp
để kết luận rằng tổng thể báo cáo tài chính không còn sai sót trọng yếu. - Xác định dạng ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần:
• Ý kiến kiểm toán ngoại trừ
07. Kiểm toán viên phải trình bày “ý kiến kiểm toán ngoại trừ” khi:
(a) Dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, kiểm toán viên kết luận là các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với báo cáo tài chính; hoặc
(b) Kiểm toán viên không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán, nhưng kiểm toán viên kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có của các sai sót chưa được phát hiện (nếu có) có thể là trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với báo cáo tài chính.
• Ý kiến kiểm toán trái ngược
08. Kiểm toán viên phải trình bày “ý kiến kiểm toán trái ngược” khi dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, kiểm toán viên kết luận là các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu và lan tỏa đối với báo cáo tài chính.
• Từ chối đưa ra ý kiến
09. Kiểm toán viên phải từ chối đưa ra ý kiến khi kiểm toán viên không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán và kiểm toán viên kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có của các sai sót chưa được phát hiện (nếu có) có thể là trọng yếu và lan tỏa đối với báo cáo tài chính.
10. Trong một số rất ít trường hợp liên quan đến nhiều yếu tố không chắc chắn, kiểm toán viên phải từ chối đưa ra ý kiến khi mặc dù đã thu thập được đầy đủ
bằng chứng kiểm toán thích hợp liên quan đến từng yếu tố không chắc chắn riêng biệt nhưng kiểm toán viên vẫn kết luận rằng không thể đưa ra ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính do những ảnh hưởng tương tác có thể có của những yếu tố không chắc chắn và những ảnh hưởng lũy kế của những yếu tố này đến báo cáo tài chính.”
÷ Sau khi thống nhất với Ban giám đốc đơn vị được kiểm toán, trưởng nhóm kiểm toán phát hành báo cáo dựa trên các kết luận đó. Cuối cùng, báo cáo kiểm toán chính thức được phát hành kèm theo Thư quản lý (nếu có).
KẾT LUAN CHƯƠNG I
Trên đây là lý luận chung về kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước trong kiểm toán BCTC, cho ta thấy được một cái nhìn khái quát và cơ bản nhất về quy trình kiểm toán khoản mục Chi phí trả trước trong kiểm toán BCTC. Tuy nhiên, thực tế thì các công ty kiểm toán khi thực hiện kiểm toán khoản mục này luôn có sự linh hoạt trong trong quá trình vận dụng để phù hợp với từng điều kiện nguồn lực của công ty và đặc thù của mỗi khách hàng.
Tên công ty Công ty TNHH Kiểm toán Châu Á (ASA)
Địa chỉ Số 262, Đường Nguyễn Huy Tưởng, Quận Thanh
Xuân, Thành phố Hà Nội.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG VỀ QUY TRÌNH KIỂM TOÁN KHOẢN MUC CHI PHÍ TRẢ TRƯỚC TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY
TNHH KIỂM TOÁN CHÂU Á THỰC HIỆN 2.1. Tổng quan về công ty TNHH kiểm toán Châu Á
2.1.1. Qúa trình hình thành và phát triển công ty TNHH kiểm toán Châu Á
a) Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty TNHH Kiểm toán Châu Á (ASA) là một tổ chức tư vấn hợp pháp chuyên ngành Ke toán - Tài chính - Thuế - Kiểm toán được thành lập và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, Giấy phép số 0102000577 ngày 24 tháng 07 năm 2006 của Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội.
Tên giao dịch: Công ty TNHH Kiểm toán Châu Á ( ASA)
Trụ sở chính: Số 40, tổ 3, ngõ 53 Giáp Nhất, Đường Quan Nhân, Phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
Văn phòng: Tầng 2, tòa nhà 262 Nguyễn Huy Tưởng, Quận Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại: (84-24) 3858 1122 Fax: (84-24) 3858 5533 Email : Kiemtoanasa@gmail.com Website: http://www.asa-audit.com Nguyên tắc hoạt động “Độc lập, khách quan và bí mật nghề nghiệp”
Phương châm hoạt động
“Uy tín và chất lượng là tiêu chí khẳng định thương hiệu ASA”
Cam kết dịch vụ
ASA đã và đang thực hiện việc cung cấp các dịch vụ kiểm toán và tư vấn cho hàng trăm khách hàng hoạt động trên phạm vi toàn lãnh thổ Việt Nam thuộc nhiều lĩnh vực hoạt động. Với sự am hiểu về hệ thống luật pháp của Việt Nam cùng với thái độ làm việc nghiêm túc để có được những sự hiểu biết sâu sắc về đặc điểm hoạt động kinh doanh của mỗi khách hàng, ASA cam kết luôn cung cấp những dịch vụ tốt nhất cho khách hàng.
Điện thoại (84-24) 3858 1122
E-mail Kiemtoanasa@gmail.com
Website http://www.asa-audit.com
Chỉ tiêu Đơn vịtính Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020
Tổng tài sản Triệu đồng 1.500 1.500 1.500
Tổng Doanh thu Triệu đồng 18.250 21.630 25.360
Tổng lợi nhuận Triệu đồng 1.076 1.295 1.385
Số lượng nhân viên
chuyên nghiệp Người 26 29 37
Số người có chứng chỉ KTV
Người 10 13 15
b) Kết quả hoạt động kinh doanh 3 năm liền kề:
Tình hình tài chính và kết quả kinh doanh của Công ty TNHH Kiểm toán Châu Á trong một số năm gần đây đựơc thể hiện qua các chỉ tiêu trong Bảng 2-1.
Bảng 2-1: Bảng các chỉ tiêu phản ánh tốc độ tăng trưởng của Công ty TNHH Kiểm toán Châu Á.
(Nguồn: BCTC năm 2018, 2019, 2020 của Công ty ASA)
Từ số liệu trên bảng 2-1 ta có thể thấy tình hình phát triển của công ty:
Doanh thu 3 năm gần nhất có xu hướng tăng dần qua các năm từ 18.250 tr.đồng năm 2017 lên đến 25.360 tr.đồng năm 2019, kéo theo đó lợi nhuận trước thuế của doanh nghiệp cũng tăng dần đều từ 1.076 tr.đồng lên 1.385 tr.đồng, tương ứng tăng 309 tr.đồng với tốc độ tăng là 28,72%. Điều này cho thấy tình hình hoạt động của công ty vẫn và đang ngày càng có xu hướng chuyển dịch theo chiều hướng tốt. Vì vậy công ty cần phải có biện pháp tích cực để giữ vững tình hình hiện nay và tiếp tục phát huy những thế mạnh của công ty để có thể đứng vững trên thị trường và đạt được nhiều thành tựu hơn trong tương lai.
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ và ngành nghề kinh doanh chính
Hiện nay, công ty TNHH Kiểm toán Châu Á đang cung cấp nhiều dịch vụ đem lại lợi ích tốt nhất cho khách hàng, bao gồm:
* Dịch vụ kiểm toán: ASA đã và đang thực hiện cung cấp các dịch vụ kiểm toán
sau:
- Kiểm toán BCTC thường niên; - Kiểm toán BCTC vì mục đích thuế;
- Kiểm toán quyết toán vốn đầu tư hoàn thành;
- Kiểm tra thông tin tài chính trên cơ sở các thủ tục thỏa thuận trước; - Kiểm tra soát xét BCTC theo thời gian thỏa thuận;
- Kiểm toán xác nhận nguồn vốn;
- Kiểm toán tuân thủ, Kiểm toán hoạt động, Kiểm toán nội bộ.
Trong đó, kiểm toán tài chính là dịch vụ chủ yếu của Công ty TNHH Kiểm toán Châu Á (ASA) hiện nay. Với số lượng khách hàng đa dạng và phong phú, hoạt động trong các lĩnh vực của nền kinh tế: Công ty đại chúng, công ty niêm yết, tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp FDI, dự án ODA....
* Dịch vụ thẩm định giá: Bao gồm các dịch vụ như: Thẩm định giá Bất động sản;
Thẩm định giá Động sản; Xác định Giá trị Doanh nghiệp; Thẩm định giá Vốn đầu tư; Thẩm định giá đối với Tài sản thanh lý.
Ngoài ra, ASA hiện còn đang cung cấp nhiều dịch vụ khác như dịch vụ kế toán, dịch vụ tư vấn,..hướng tới tương lai trở thành một doanh nghiệp kiểm toán đa chức năng, và có thể đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu của khách hàng.
2.1.3. Đặc điểm bộ máy quản lý tại công ty
Ban giám đốc của Công ty đã đưa ra cách thức quản lý hiệu quả bằng cách phân chia công việc và tổ chức thành các khối ban nghiệp vụ.
- Hội đồng thành viên: Gồm 6 người, là những người tham gia thành lập công ty.
- Ban giám đốc: Gồm 1 Tổng Giám Đốc và 3 Phó Giám Đốc.
- Tổng Giám đốc: Là người chịu trách nhiệm chung về mọi mặt hoạt động của công
ty.
- Phó Tổng Giám đốc: Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám đốc về công việc mình
phụ trách và công việc của Bộ phận Kiểm toán BCTC trong công ty.
Rủi ro kiểm toán Quy mô công ty khách hang Thấp Trung bình Lớn (Doanh nghiệp có tổng nguồn vốn>20 tỷ, tổng giá trị các nghiệp vụ phát sinh> 500 tỷ)
1 Chủ nhiệm kiểm toán 1 KTV 2 Trợ lí cấp cao 1 Chủ nhiệm kiểm toán 1 KTV cấp cao 2 Trợ lí cấp cao
- Phó Tổng Giám đốc phòng xây dựng cơ bản: Chịu trách nhiệm trước Tổng Giám
đốc về công việc mình phụ trách và công việc của Bộ phận Kiểm toán xây dựng cơ bản.
- Phòng kiểm toán tài chính: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Phó Tổng Giám đốc, với công việc chính là kiểm toán BCTC. Trong phòng kiểm toán tài chính 1 gồm 2 nhóm nhỏ, đứng đầu các nhóm là các Trưởng nhóm.
- Phòng xây dựng cơ bản : Bộ phận này thực hiện các dịch vụ kiểm toán quyết toán vốn đầu tư, quyết toán vốn xây dựng cơ bản hoàn thành. Đây là một phòng nghiệp vụ chuyên biệt, đội ngũ nhân viên của phòng có kiến thức về xây dựng cơ bản, các xây dựng công trình...
Sơ đồ
(Nguồn : Tài liệu công ty ASA)
2.1.4. Đặc điểm tổ chức đoàn kiểm toán tại công ty TNHH Kiểm toán Châu Á
Tùy quy mô, tính chất mức độ rủi ro kiểm toán thì ban giám đốc ASA lại thành lập số lượng nhân viên tham gia vào cuộc kiểm toán khác nhau. Theo đó ban giám đốc ASA luôn phân công số lượng nhân viên của mình tham gia vào cuộc kiểm toán dựa theo quy mô, mức độ rủi ro kiểm toán như sau:
Bảng 2-2: Số lượng nhân viên tham gia vào một cuộc kiểm toán
Vừa (các doanh nghiệp còn lại) 1 Chủ nhiệm kiểm toán 1 KTV 2 Trợ lí kiểm toán 1 Chủ nhiệm kiểm toán 1 KTV cấp cao 2 Trợ lí kiểm toán Nhỏ (Doanh nghiệp có tổng nguồn vốn<10 tỷ, tổng giá trị các nghiệp vụ phát sinh< 100 tỷ)
1 Chủ nhiệm kiểm toán 1 KTV 1 Trợ lí kiểm toán 1 Chủ nhiệm kiểm toán 1 KTV cấp cao 1 Trợ lí kiểm toán
(Nguồn: Sổ tay hướng dẫn kiểm toán của công ty ASA)
2.1.5. Khái quát quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại công ty TNHHKiểm Kiểm
toán Châu Á.
Công ty hiện đang thực hiện chương trình kiểm toán dựa trên chương trình kiểm toán mẫu VACPA, chưa sử dụng phần mềm kiểm toán mà công cụ chủ yếu được KTV thực hiện là Excel.
Cụ thể quy trình kiểm toán BCTC tại công ty TNHH Kiểm toán Châu Á được thể hiện qua sơ đồ sau:
Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán Giai đoạn thực hiện kiểm toán Giai đoạn kết thúc kiểm toán
Sơ đồ 2-2. Quy trình kiểm toán BCTC tại công ty TNHHKiểm toán Châu Ả.
( Tài liệu nội bộ của Công ty ASA)
2.1.6. Kiểm soát chất lượng kiểm toán
Kiểm soát chất lượng trong cuộc kiểm toán được thực hiện bởi trưởng nhóm trong suốt quá trình thực hiện kiểm toán, và có sự soát xét của nhà quản lý cấp cao theo từng giai đoạn cụ thể căn cứ và hồ sơ kiểm toán, cụ thể:
a. Giai đoạn chuẩn bị kiểm toán
Kiểm soát chất lượng thực hiện trong giai đoạn này là quá trình đánh giá khách hàng, thu thập thông tin về khách hàng một cách xác đáng nhất: thông tin về tình hình kinh doanh, tình hình nhân sự, kế toán.. .để ký hợp đồng kiểm toán. Thông thường trưởng nhóm là người trực tiếp giám sát việc thu thập thông tin về các đơn vị khách hàng, đặc biệt là thông tin đánh giá KSNB cấp trên kiểm soát trong giai
đoạn này:
+ Khảo sát và đánh giá khách hàng: Đánh giá tính độc lập, năng lực phục vụ khách hàng của Công ty và tính chính trực của ban quản lý phía khách hàng, thiết lập các thủ tục đánh giá và chấp nhận khách hàng tiềm năng, đánh giá khách hàng khi xảy ra các sự kiện đặc biệt để ra quyết định.
+ Hiểu về khách hàng: KTV có xem xét và trình bày trong kế hoạch kiểm toán các thông tin về hoạt động kinh doanh của đơn vị được kiểm toán đủ để có thể đánh giá và phân tích được các sự kiểm, nghiệp vụ và thực tiễn hoạt động của đơn vị mà theo KTV có ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC.
+ Đánh giá rủi ro: KTV có đánh giá rủi ro tiềm tàng cho toàn bộ BCTC của đơn vị được kiểm toán, đánh giá ban đầu về rủi ro kiểm soát đối với cơ sở dẫn liệu cho từng số dư tài khoản hoặc các nghiệp vụ kinh tế chủ yếu.
+ Phân tích sơ bộ: Nhóm kiểm toán có áp dụng quy trình phân tích trong quá trình lập kế hoạch kiểm toán để tìm hiểu tình hình kinh doanh của đơn vị và xác định những vùng có thể rủi ro.
+ Chương trình kiểm toán: Nhóm kiểm toán có xây dựng chương trình kểm toán với các lịch trình, phạm vi của các thủ tục kiểm toán cần thiết để thực hiện kế hoạch kiểm toán tổng thể.
b. Giai đoạn thực hiện kiểm toán
Trưởng nhóm kiểm toán giám sát chặt chẽ tiến độ thực hiện công việc, các thủ tục, phương pháp mà các KTV khác áp dụng, cách ghi chép giấy tờ làm việc cũng như tuân thủ các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Ngoài ra, trưởng nhóm cũng hỗ trợ thành viên khác trong nhóm thu thập đánh giá chất lượng của bằng chứng kiểm toán và thảo luận khi có vấn đề nảy sinh.
Đối với Ban lãnh đạo ASA căn cứ vào từng giai đoạn và hồ sơ kiểm toán để kiểm soát chất lượng thông qua một số đánh giá:
+ Rủi ro kiểm soát có được ghi chép trong hồ sơ kiểm toán
+ Đánh giá về tính đầy đủ của việc thu thập bằng chứng kiểm toán thích hợp và việc lưu giữ trong hồ sơ kiểm toán
+ Đánh giá các thủ tục phân tích được thực hiện trong các giai đoạn lập kế hoạch và soát xét tổng thế của cuộc kiểm toán.
+ Việc thực hiện các thủ tục đánh giá rủi ro để phát hiện gian lận và sai sót có thể làm ảnh hưởng trọng yếu đến BCTC.
c. Giai đoạn kết thúc kiểm toán