Mục tiêu và hoạt động kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng-thu tiền

Một phần của tài liệu 498 hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng thu tiền tại công ty cổ phần hàng không tre việt bamboo airways joint stock company (Trang 34)

7. Kết cấu đề tài

1.2.3. Mục tiêu và hoạt động kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng-thu tiền

1.2.3.1. Mục tiêu của kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng - thu tiền

Chu trình bán hàng - thu tiền là một chu trình quan trọng của doanh nghiệp. Hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp chịu ảnh hưởng bởi sự hữu hiệu và hiệu quả của chu

trình này. Vì vậy KSNB phải giám sát chặt chẽ các nguồn thu của tổ chức. Do đó, nếu đơn vị không xây dựng KSNB hữu hiệu đối với chu trình bán hàng - thu tiền thì việc không thu hồi được các khoản nợ là điều khó tránh khỏi, mặt khác, BCTC cũng có khả năng không phản ánh đúng các khoản nợ phải thu khách hàng của doanh nghiệp. Chẳng hạn, đơn vị bán chịu cho khách hàng không có khả năng thanh toán hoặc sổ sách theo dõi không chặt chẽ nên dẫn đến thất thoát công nợ hay nhầm lẫn trong theo dõi chi tiết đối với từng khách hàng.

1.2.3.2. Hoạt động kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng - thu tiền

- Nhận và xử lý yêu cầu mua hàng/ cung cấp dịch vụ: quy trình bán hàng thu tiền thường được bắt đầu từ yêu cầu mua hàng/ cung cấp dịch vụ của khách hàng thông qua đơn đặt hàng, lời nói. Về mặt pháp lý, đây có thể xem là một đề nghị sẵn sàng mua hàng hóa theo những điều kiện xác định. Doanh nghiệp phải thiết lập cơ chế kiểm tra, kiểm soát để theo dõi, giám sát nhau.

- Kiểm tra khả năng cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp khi nhận được yêu cầu của khách.

- Sự đồng bộ về sổ sách: đòi hỏi hệ thống kế toán từ chứng từ đến số sách phải kiểm soát được tối đa các nghiệp vụ bán hàng.

- Đánh số thứ tự các chứng từ: sử dụng những chứng từ có đánh số trước theo thứ tự

liên tục có tác dụng đề phòng được việc bỏ sót, gian lận vừa tránh được việc trùng lặp các khoản thu, các khoản ghi số với khách hàng

- Lập hóa đơn và ghi sổ nghiệp vụ bán hàng, cung cấp dịch vụ: hóa đơn vừa là phương

ghi sổ Nhật ký bán hàng và theo dõi các khoản phải thu. Trước khi hóa đơn được gửi cho khách hàng cần kiểm tra lại số liệu trên hóa đơn. Tổng cộng hóa đơn được phát hành hàng ngày sẽ được ghi vào tài khoản tổng hợp trên sổ cái. Từng hóa đơn được sử dụng để ghi vào tài khoản chi tiết giúp theo dõi nợ phải thu của từng khách hàng. Đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cần chú ý về quy ước hạch toán doanh thu và

doanh thu chưa thực hiện của từng doanh nghiệp. Một số doanh nghiệp quy ước sau khi khách hàng đã sử dụng xong dịch vụ mới ghi nhận doanh thu còn trước đó khi thu tiền của khách hàng chỉ ghi nhận doanh thu chưa thực hiện.

- Kiểm tra tín dụng và xét duyệt bán chịu: việc bán chịu luôn giúp doanh nghiệp tăng

doanh số bán hàng nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khi gặp trường hợp khách hàng mất khả năng thanh toán. Vậy nên trước khi thực hiện chuyển giao hàng hóa và xét duyệt bán chịu, những người có trách nhiệm liên quan cần kiểm tra và tìm hiểu khả năng thanh toán của khách hàng, hạn mức tín dụng tối đa với từng khách hàng hay số

dư tài khoản phải thu của khách hàng nhằm hạn chế tối đa các khoản nợ và không ảnh hưởng đến tài chính doanh nghiệp.

- Xử lý và ghi sổ các khoản thu tiền: sau khi hóa đơn đã được lập và hàng hóa đã xuất

giao cho khách hàng thì tiến hành thu tiền và theo dõi nợ phải thu với từng khách hàng. Đối với những nghiệp vụ thu tiền mặt thì các chứng từ phải được đánh số trước

theo thứ tự để tránh tình trạng viết phiếu thu cho khách hàng song người thu tiền biển

thủ, đồng thời tránh được việc trùng lặp phiếu thu. Đối với những nghiệp vụ thu tiền qua chuyển khoản thì kế toán phải theo dõi, hạch toán đầy đủ, kịp thời theo giấy báo có của ngân hàng, cuối kỳ đối chiếu với số dư của ngân hàng.

- Xử lý và ghi sổ các khoản giảm trừ doanh thu: nếu khách hàng không hài lòng về số hàng nhận được do sai quy cách hay kém chất lượng, họ có thể gửi trả cho doanh nghiệp. Vì thế doanh nghiệp cần có bộ phận chịu trách nhiệm về xét duyệt, tiếp nhận cũng như khấu trừ các khoản nợ có liên quan. Đối với giảm giá hàng bán, chiết khấu phải có sự phê chuẩn của người có thẩm quyền.

- Lập dự phòng các khoản nợ phải thu khó đòi: để đảm bảo nguyên tắc thận trọng trong kinh doanh và chuẩn bị cho việc khóa sổ kế toán phục vụ cho công tác lập BCTC, đơn vị phải tiến hành đánh giá các khoản phải thu không có khả năng thu hồi

và tiến hành lập dự phòng cho các khoản phải thu này, như vậy mới có thể đề phòng được những tổn thất khi có rủi ro xảy ra, hạn chế những biến động về kết quả kinh doanh của kỳ kế toán.

- Xóa sổ các khoản phải thu không thể thu hồi: công việc này được thực hiện trong trường hợp khách hàng không chịu thanh toán hoặc mất khả năng thanh toán. Việc xóa sổ sẽ phải được thực hiện theo đúng nguyên tắc và chế độ kế toán hiện hành. - Kế hoạch tác nghiệp của các doanh nghiệp vận tải hàng không thường cụ thể hóa cho từng ngày, tuần, thậm chí đến từng lịch trình vận chuyển, có tính định kỳ ngắn, người điều khiển và phương tiện vận tải làm việc chủ yếu ở ngoài doanh nghiệp. Do đó, đòi hỏi phải có một quy trình kiểm soát rõ ràng, phân định trách nhiệm vật chất đối với từng khâu, bước công việc, và vận dụng cơ chế khoán một cách hợp lý phù hợp với đặc thù hoạt động vận tải hàng không.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 đã trình bày những vấn đề lý luận về kiểm soát nội bộ nói chung và kiểm soát nội bộ đối với chu trình bán hàng và thu tiền nói riêng bao gồm các nội dung như: khái niệm, bản chất, các thành phần cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ,..

Những lý luận trong chương 1 là cơ sở quan trọng để đối chiếu và tìm hiểu sâu hơn về thực trạng kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng và thu tiền tại công ty CP Hàng Không Tre Việt tại chương 2.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIỂM SOÁT NỘI BỘ CHU TRÌNH BÁN HÀNG - THU TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN HÀNG KHÔNG TRE VIỆT 2.1. Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần Hàng Không Tre Việt

- Tên công ty: Công ty Cổ phần Hàng Không Tre Việt

- Tên viết tắt: Bamboo Airways

- Nơi đăng ký kinh doanh: Khu số 4, khu du lịch biển Nhơn Lý - Cát Tiên, xã Nhơn Lý, thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định, Việt Nam.

- Trụ sở: Tòa Bamboo Airways, 265 Cầu Giấy, phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội, Việt Nam.

- Điện thoại: (+84) 2432333233

- Website: https://www.bambooairways.com

- Người đại diện: Ông Đặng Tất Thắng - Tổng Giám Đốc công ty

- Mã số thuế: 0107867370

- Vốn điều lệ: 10.500.000.000.000 VNĐ (Mười nghìn năm trăm tỷ đồng)

- Ngày thành lập: Ngày 31 tháng 05 năm 2017

2.1.1. Lịch sử hình thành phát triển

Bamboo Airways JSC, hoạt động với tên gọi Bamboo Airways, là hãng hàng

không của Việt Nam thuộc sở hữu của Tập đoàn FLC được thành lập vào năm 2017 và chính thức đi vào hoạt động vào năm 2018, có trụ sở chính tại Quận Cầu Giấy , Hà

Nội. Để đi vào hoạt động ổn định và có một chỗ đứng vững chắc trên thị trường ngành

Hàng không tại Việt Nam như hiện nay, công ty đã trải qua những cột mốc đáng chú ý sau:

- Công ty CP Hàng không Tre Việt được thành lập ngày 31 tháng 05 năm 2017 với số vốn điều lệ là 700 tỷ đồng, do Tập đoàn FLC sở hữu 100%. Hoạt động chính của Công ty là cung cấp dịch vụ vận chuyển hành khách và hàng hóa trên các đường bay nội địa và quốc tế và các hoạt động hỗ trợ liên quan.

- Ngày 13 tháng 07 năm 2018, Hội đồng quản trị tập đoàn FLC thông qua chủ trương

tăng vốn điều lệ cho Bamboo Airways lên 1.300 tỷ đồng. Số vốn tăng thêm từ nguồn vốn góp của chủ sở hữu - Tập đoàn FLC.

- Tháng 09 năm 2019, các cổ đông góp vốn bằng tiền, do đó vốn điều lệ của Công ty

nâng lên từ 1.300 tỷ đồng lên 2.200 tỷ đồng.

- Tháng 10 năm 2019, vốn điều lệ tiếp tục tăng lên 4.050 tỷ đồng, do cổ đông góp vốn bằng tiền và cổ phiếu.

- Tháng 04 năm 2020, vốn điều lệ của Công ty tăng lên 7.000 tỉ đồng, cũng do cổ đông góp vốn bằng tiền và cổ phiếu. Tuy nhiên, tỷ lệ sở hữu của Tập đoàn FLC chỉ còn ở mức 51,24%.

So với thị trường hàng không tại Việt Nam và trên thế giới, tuy Bamboo Airways mới chỉ là một hãng hàng không non trẻ với ba năm hoạt động nhưng công ty cũng đã đạt được những thành tựu nhất định trong năm 2020 như: đã và đang khai thác 56 đường bay nội địa, quốc tế và vận chuyển hơn 5.5 triệu lượt khách với tỉ lệ đúng giờ trung bình đạt 94,9% - dẫn đầu toàn ngành hàng không Việt Nam năm 2020, mức độ hài lòng của khách hàng đạt mức xuất sắc (4.5/5). Bên cạnh đó, Hãng cũng đã ký thỏa

thuận với Boeing và Airbus 80 máy bay với tổng trị giá 17.9 tỷ USD.

2.1.2. Lĩnh vực hoạt động

a, Đặc điểm ngành ngành hàng không

- Doanh nghiệp vận tải hàng không quản lý quá trình hoạt động theo nhiều khâu khác

nhau như giao dịch, hợp đồng vận chuyển hàng hóa bao gồm cả xếp dỡ hàng hóa tại điểm đến (các sân bay) hoặc vận chuyển hành khách, thanh lý các hợp đồng vận chuyển, lập kế hoạch điều vận và kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch vận chuyển.

- Phương tiện vận tải (máy bay, xe đưa đón) là TSCĐ chủ yếu và quan trọng không thể thiếu được trong quá trình thực hiện dịch vụ vận tải. Các phương tiện này gồm nhiều loại có tính năng, tác dụng, hiệu quả và mức tiêu hao nhiên liệu, năng lượng khác nhau. Mặt khác mỗi loại phương tiện cũng đòi hỏi chế độ bảo quản, bảo dưỡng, điểm đỗ và điều kiện vận hành hoàn toàn khác nhau. Sự khác biệt trong quản lý và

điều hành đối với mỗi loại phương tiện cũng như mức tải trọng khác nhau có ảnh hưởng không nhỏ đến chi phí và doanh thu dịch vụ vận tải hàng không.

- Quá trình kinh doanh dịch vụ vận tải, ngoài việc phụ thuộc vào năng lực phương tiện của mỗi doanh nghiệp còn phụ thuộc rất lớn vào các điều kiện hạ tầng cơ sở của mỗi vùng địa lý khác nhau như đường sá, cầu, phà, điều kiện về thông tin liên lạc và điều kiện địa lý, khí hậu,... Ngoài ra các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải nói

chung và hàng không nói riêng còn phụ thuộc vào yếu tố con người liên quan trực tiếp đến trình độ làm chủ phương tiện của người điều khiển, khả năng giao tiếp và cách ứng xử văn hóa, đặc biệt trong vận chuyển hành khách.

- Trong quá trình kinh doanh dịch vụ vận tải thường có quan hệ chặt chẽ với các dịch

vụ gia tăng khác như xếp dỡ hàng hóa, thủ tục thông quan, kiểm định chất lượng, chuyển phát nhanh thư từ, bưu phẩm... (đối với vận chuyển hàng hóa) hoặc dịch vụ lữ hành, nghỉ ngơi, mua sắm, hướng dẫn du lịch... (đối với vận chuyển hành khách). Do vậy, nhiều doanh nghiệp vận tải đặc biệt là hàng không có tham gia trực tiếp hoặc

gián tiếp bằng các hình thức liên kết trong chuỗi giá trị để tăng khả năng cạnh tranh trong việc thu hút khách hàng và phát triển dịch vụ hỗ trợ ngoài chức năng chính là kinh doanh dịch vụ vận tải.

b, Lĩnh vực hoạt động của công ty

Lĩnh vực hoạt động chính của Công ty là vận chuyển hàng không đối với hành khách, hành lý, hàng hóa, bưu kiện, bưu phẩm, thư; hoạt động hàng không chung, phục vụ nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng,...

Để bổ trợ cho lĩnh vực hoạt động chính thì Bamboo Airways còn có các ngành, nghề liên quan phục vụ trực tiếp ngành, nghề kinh doanh chính như vận tải đa phương

thức; cung ứng các dịch vụ phục vụ kỹ thuật thương mại mặt đất; các dịch vụ tại nhà ga hành khách, ga hàng hóa và các dịch vụ phục vụ sân đỗ tại các cảng hàng không, sân bay; dịch vụ giao nhận hàng hóa; sản xuất, chế biến, xuất, nhập khẩu thực phẩm để phục vụ trên tàu bay. Đầu tư và khai thác hạ tầng kỹ thuật tại các sân bay: nhà ga hành khách, hàng hóa, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, các trang thiết bị phục vụ dây chuyền vận tải hàng không và dịch vụ đồng bộ trong dây chuyền vận tải hàng không. Xuất, nhập khẩu, cung ứng xăng, dầu, mỡ hàng không, chất lỏng chuyên dùng và xăng dầu

khác tại các cảng hàng không sân bay và các địa điểm khác. Dịch vụ đại lý cho các hãng hàng không, các nhà sản xuất tàu bay, động cơ, thiết bị, phụ tùng tàu bay, các công ty vận tải du lịch trong nước và nước ngoài; cung ứng dịch vụ thương mại, du lịch, khách sạn, bán hàng miễn thuế tại nhà ga hàng không, các tỉnh, thành phố; các dịch vụ hàng không khác.

2.1.3. Cơ cấu tổ chức

2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức quản lý công ty

CHUTỊCH

Chênh

cách chính xác và kịp thời và đảm bảo việc truyền thông đến các cổ đông một cách hiệu quả. Chủ tịch HĐQT cũng chính là người tổ chức đánh giá thường xuyên kết quả/hiệu quả làm việc của HĐQT, các thành viên HĐQT và Ban Tổng Giám đốc.

- Ban Tổng Giám đốc: gồm 5 người, trong đó 1 người là Tổng Giám đốc và 4 người

còn lại giữ chức vụ Phó Tổng Giám đốc. Trách nhiệm của Ban Tổng giám đốc là điều hành hoạt động kinh doanh hàng ngày của Công ty, chịu trách nhiệm trước pháp luật về các hợp đồng kinh tế, về việc chấp hành các quy định của Công ty.

- Tổ thư ký: sắp xếp lịch làm việc, chuẩn bị tài liệu, thu thập các thông tin cần thiết theo yêu cầu của Ban Tổng giám đốc, báo cáo công việc thực hiện thường xuyên và trực tiếp cho lãnh đạo các Ban.

- Ban Kiểm soát nội bộ: trực thuộc Ban Tổng giám đốc, gồm 3 phòng: Phòng Kiểm

soát Tài chính, Phòng Thanh tra nội bộ và Phòng Chính sách và Kiểm soát Tuân thủ, có trách nhiệm kiểm tra, đánh giá các thông tin kinh tế, tài chính, phi tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp; báo cáo chất lượng và độ tin cậy của thông tin quản trị, tài chính do các phòng ban cung cấp cho Ban Tổng giám đốc.

- Ngoài ra còn có 6 Khối và 1 chi nhánh văn phòng tại thành phố Hồ Chí Minh: 6 khối gồm: Khối Trung tâm đào tạo, Khối Kỹ thuật và bảo dưỡng, Khối Khai thác bay, Khối dịch vụ và Khai thác mặt đất, Khối hỗ trợ, Khối Thương mại.

- Ban Kinh doanh thuộc khối thương mại có nhiệm vụ chính trong quy trình bán hàng, từ tìm kiếm khách hàng, chăm sóc khách hàng và tổ chức bán hàng chính.

- Phòng quản trị giá và doanh thu thuộc ban Kế hoạch có nhiệm vụ theo đưa ra các chinh sách về giá dịch vụ cũng như theo dõi doanh thu bán hàng của công ty

2.1.4. Các chỉ tiêu hoạt động

Bảng 2.1. Báo cáo KQHĐKD của công ty 2019-2020

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ____________________ (3.604.259.581) (1.132.213.26 9) (2.472.046.31 2) 218.34

~6 Doanh thu hoạt động tài

chính__________________ 5 4.647.068.00 Ĩ.8Ĩ9.839.55Ĩ 4 2.827.228.45 Ĩ55.36

Chi phí tài chính

Trong đó: Chi phí lãi vay 6 222.Ĩ80.47

ĩ63.904.53ĩ 90.Ĩ63.66 0 72.458.55 Ĩ32.0Ĩ6.8Ĩ6 9ĩ.445.97 8 Ĩ44.22 ĩ26.2 ^^8 Chi phí bán hàng 225.640.99 0 Ĩ83.Ĩ75.99 4 42.464.99 6 23.Ĩ 8

^9 Chi phí quản lý doanh

nghiệp_________________ 6 Ĩ77.507.00 ĨĨ2.265.Ĩ97 9 65.24Ĩ.80 58.ĩĩ

Lợi nhuận thuần từ

hoạt động kinh doanh 0 417.479.95 8 302.021.42 2 115.458.52 38.6

Một phần của tài liệu 498 hoàn thiện kiểm soát nội bộ chu trình bán hàng thu tiền tại công ty cổ phần hàng không tre việt bamboo airways joint stock company (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(115 trang)
w