Đối với Nhà nước và chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý lao động tại công ty cổ phần cấu kiện bê tông hoàng anh nam định (Trang 126 - 127)

6. Kết cấu của luận văn

4.3.1. Đối với Nhà nước và chính quyền địa phương

Để tạo được nguồn nhân lực có chất lượng phục vụ sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước nói chung và của tỉnh Nam Định nói riêng, Nhà nước cần phải đóng vai trò định hướng và hỗ trợ cho công tác phát triển nguồn nhân lực. Một số kiến nghị đối với Nhà nước trong công tác này như sau.

Thứ nhất, giáo dục, đào tạo gắn với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của từng giai đoạn, với mục đích cung cấp nguồn nhân lực có chất lượng theo yêu cầu của sự phát triển kinh tế. Khi nền kinh tế của các nước đã chuyển sang giai đoạn kinh tế tri thức, phát triển những ngành sử dụng công nghệ cao thì bên cạnh việc củng cố, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông làm nền móng cho việc đào tạo nguồn nhân lực, các quốc gia mới tập trung vào phát triển giáo dục đại học để tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho đất nước.

Thứ hai, tiến hành phân luồng học sinh sớm, định hướng nghề sớm, đảm bảo số lượng lao động kỹ thuật lành nghề tương ứng trong cơ cấu nguồn lao động.

Thứ ba, trong đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt chú ý đến đào tạo kỹ năng lao động và phẩm chất của người lao động. Một trong những hạn chế rất nổi bật của đào tạo nguồn nhân lực Việt Nam là quá nặng về lý thuyết, không chú ý đến phát triển kỹ năng lao động cũng như các phẩm chất của người lao

động dẫn tới việc người học khi ra trường không thể tiếp cận được ngay với công việc, nhiều doanh nghiệp, công ty đã phải tiến hành đào tạo lại trước khi sử dụng. Chính điều này đòi hỏi chúng ta phải học hỏi kinh nghiệm trong đào tạo nguồn nhân lực của các nước, đó là phải đặc biệt chú ý đến đào tạo kỹ năng và phẩm chất cho người lao động.

Thứ tư, huy động sự tham gia của các nguồn lực trong và ngoài nước vào công tác đào tạo để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Mặc dù các quốc gia với tiềm lực kinh tế mạnh mẽ của mình đã dành một khoản rất lớn trong ngân sách để chi cho giáo dục và đào tạo nhân lực, tuy nhiên để tăng cường nguồn lực tài chính cho công tác đào tạo nhân lực cũng như đảm bảo việc đào tạo luôn phù hợp với yêu cầu của các doanh nghiệp, tổ chức sử dụng lao động, các quốc gia này đều có những chính sách khuyến khích sự tham gia của các doanh nghiệp, công ty vào việc đào tạo nguồn nhân lực. Mặc dù đây đều là những quốc gia có nền giáo dục phát triển trên thế giới, có đẳng cấp khu vực và quốc tế về đào tạo nguồn nhân lực, đều có những trường đại học đứng trong tốp 200, 500 trường đại học uy tín nhất thế giới song các nước luôn biết tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm, thành tựu trong đào tạo nguồn nhân lực của các quốc gia phát triển khác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) tăng cường quản lý lao động tại công ty cổ phần cấu kiện bê tông hoàng anh nam định (Trang 126 - 127)