Quản lý kiểm tra thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố vĩnh yên (Trang 43 - 44)

5. Kết cấu của luận văn

1.2.5. Quản lý kiểm tra thuế

a.Lập kế hoạch kiểm tra năm: thực hiện theo 4 bước

Bước 1: Thu thập, khai thác thông tin dữ liệu về người nộp thuế.

Bước 2: Đánh giá, phân tích để lựa chọn đối tượng lập kế hoạch kiểm tra.

Bước 3: Trình, duyệt kế hoạch kiểm tra thuế năm.

Bước 4: Điều chỉnh, bổ sung kế hoạch kiểm tra.

b.Tổ chức kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế :thực hiện theo 7 bước

Bước 1: Chuẩn bị kiểm tra.

Bước 2: Công bố Quyết định kiểm tra thuế.

Bước 3: Phân công công việc và lập nhật ký kiểm tra thuế.

Bước 4: Thực hiện kiểm tra theo các nội dung trong Quyết định thanh tra.

Bước 5: Thay đổi, bổ sung nội dung công việc kiểm tra hoặc gia hạn thời gian kiểm tra.

Bước 6: Lập Biên bản kiểm tra thuế.

Bước 7: Công bố công khai Biên bản kiểm tra.

c.Xử lý kết quả sau kiểm tra:

Chậm nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Trưởng đoàn thanh tra phải báo cáo kết quả kiểm tra; dự thảo kết luận kiểm tra; dự thảo Quyết định xử lý truy thu thuế; dự thảo Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế để báo cáo Lãnh đạo bộ phận kiểm tra trình Thủ trưởng Cơ quan Thuế.

Khi nhận được hồ sơ trình của Lãnh đạo bộ phận kiểm tra, chậm nhất là 15 ngày, Thủ trưởng Cơ quan Thuế ký kết luận kiểm tra; Quyết định xử lý truy thu thuế; Quyết định xử phạt vi phạm hành chính về thuế.

d.Tổng hợp báo cáo và lưu giữ tài liệu kiểm tra thuế:

Các loại báo cáo tổng hợp gồm: Báo cáo tổng hợp kế hoạch kiểm tra; Báo cáo điều chỉnh kế hoạch kiểm tra; Báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch kiểm tra, kết quả kiểm tra tháng, quý, năm.

33

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố vĩnh yên (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)