Thực trạng về quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố vĩnh yên (Trang 70 - 94)

5. Kết cấu của luận văn

3.3. Thực trạng về quản lý thuế giá trị gia tăng đối với các doanh nghiệp

3.3.1. Quản lý đăng ký thuế

TT Trình tự thực hiện Trách nhiệm 1 Bộ phận Một cửa 2 Bộ phận Một cửa 3 Bộ phận KKKTT 4 Bộ phận KKKTT 5 Bộ phận KKKTT 6 Bộ phận KKKTT 7 Bộ phận KKKTT 8 Bộ phận Một cửa

Hình 3.2. Quy trình đăng ký thuế

Để quản lý tốt các nguồn thu từ Thuế thì trước hết, việc quản lý đúng, đủ đối tượng nộp thuế và quản lý chính xác các thông tin cơ bản về NNT là rất quan

Trả kết quả Tiếp nhận tờ khai

Kiểm tra hồ sơ, Hẹn trả kết quả

Xác nhận tờ khai

Nhập thông tin vào máy tính

Truyền dữ liệu để kiểm tra xác minh

Nhận kết quả kiểm tra xác minh In kết quả và trình ký Điều chỉnh Thông báo Bổ sung

60

trọng. Thời gian vừa qua, Chi cục Thuế thành phố Vĩnh Yên đã rất chú trọng tới công tác quản lý đăng ký thuế của NNT.

Căn cứ vào Thông tư số 95/2016/TT-BTC ngày 28/6/2016 của Bộ Tài Chính hướng dẫn về đăng ký thuế; Căn cứ Quy trình quản lý đăng ký thuế số 329/QĐ-TCT ngày 27/3/2014 do Tổng cục Thuế ban hành việc thực hiện quản lý đăng ký thuế từ khâu tiếp nhận hồ sơ đăng ký, cấp Mã số thuế đến khâu đóng cửa Mã số thuế doanh nghiệp tại Chi cục Thuế thành phố Vĩnh Yên được thực hiện bởi Bộ phận một cửa ( Đội tuyên truyền hỗ trợ NNT), Đội kê khai kế toán thuế và tin học như sau:

- Đối với NNT mới ra kinh doanh: Khi NNT đến nộp Hồ sơ đăng ký thuế, bộ phận Một cửa thuộc Đội tuyên truyền hỗ trợ NNT của Chi cục tiếp nhận, kiểm tra ngay hồ sơ đăng ký thuế của NNT, nếu Hồ sơ không đầy đủ, không đúng thủ tục quy định, thì hướng dẫn NNT lập hồ sơ đăng ký thuế thay thế hoặc chỉnh sửa rồi viết Phiếu hẹn trả kết quả đăng ký thuế cho NNT. Sau đó chuyển Đội kê khai kế toán thuế và tin học nhập, xử lý thông tin đăng ký thuế, cấp mã số thuế cho NNT và lập thông báo NNT mới ra kinh doanh tới các bộ phận chức năng để theo dõi, đôn đốc việc thực hiện nghĩa vụ thuế. Tính đến hết tháng 12 năm 2016 Chi cục Thuế thành phố Vĩnh Yên đã phân cấp quản lý và cấp mới được 1.844 mã số thuế. Trong đó DNTN là: 395 MST; Công ty TNHH là: 872 MST; Công ty cổ phần là: 551 MST; Hợp tác xã là: 20 MST; Quý tín dụng là: 06 MST

- Đối với NNT thay đổi thông tin đăng ký thuế, sau khi kiểm tra hồ sơ đăng ký thuế của NNT đầy đủ và hợp lệ cán bộ thuế thực hiện cập nhật thông tin thay đổi vào Hệ thống đăng ký thuế của Ngành. Trường hợp NNT chuyển địa điểm kinh doanh khác địa bàn cơ quan thuế quản lý thì Đội kê khai kế toán thuế và tin học chuyển thông tin và Hồ sơ NNT tới cơ quan thuế nơi NNT chuyển đến, đồng thời cập nhật thông tin NNT về trạng thái không phải kê khai, thực hiện nghĩa vụ huế trên các ứng dụng theo dõi của Ngành. Vì vậy, việc kiểm soát các thông tin cơ bản của NNT phục cho công tác quản lý thuế được thực hiện khá chính xác.

- Đối với NNT tạm ngừng, nghỉ, bỏ kinh doanh hay giải thể, phá sản được theo dõi và rà soát thường xuyên. Do đó, việc chấm dứt hiệu lực và đóng cửa Mã số thuế NNT đã được cập nhật đầy đủ, đưa con số doanh nghiệp tư nhân không phải nộp Hồ sơ khai thuế tính đến cuối năm 2016 là 23 doanh nghiệp.

61

Số lượng doanh nghiệp Tư nhân trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên ngày càng tăng theo từng năm, năm 2014 số lượng Doanh nghiệp là 334 DN, năm 2015 số lượng Doanh nghiệp là 370, năm 2016 số lượng Doanh nghiệp là 395 DN, lượng tăng bình quân là 87,6%

Như vậy công tác quản lý đăng ký thuế thuế hiện nay của Chi cục thuế thành phố Vĩnh Yên đang triển khai rất khoa học, chặt chẽ và đúng quy định của Nhà nước. Tuy nhiên vẫn còn không ít các trường hợp NNT không tuân thủ đúng luật pháp và các quy định của nhà nước, khi ra kinh doanh nhưng không kê khai nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế nhằm mục đích gian lận thuế, trốn thuế. Điều này đòi hỏi công tác đăng ký thuế cần phải được quan tâm hơn nữa đặc biệt là sự phối kết hợp giữa cơ quan thuế với các cơ quan chức năng khác như Sở kế hoạch và đầu tư, Công an kinh tế…

3.3.2. Quản lý hóa đơn

Các bước Trình tự thực hiện Trách nhiệm 1. Khách hàng 2. Bộ phận Ấn chỉ 3. Bộ phận Ấn chỉ 4. Bộ phận Ấn chỉ 5. Bộ phận Ấn chỉ

Hình 3.3. Quy trình quản lý hóa đơn

Yêu cầu

Tiếp nhận

Kiểm tra

Theo dõi sử dụng hóa đơn Thông báo không đảm bảo đủ nội dung

Cập nhật thông tin lên mạng

62

Để quản lý tốt việc sử dụng hóa đơn của NNT Chi cục Thuế thành phố Vĩnh Yên có những biện pháp thực hiện quản lý việc mua, bán hóa đơn việc sử dụng hóa đơn theo đúng quy trình quy định của Nhà nước.

Căn cứ vào Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài Chính Hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, tại Chi cục Thuế thành phố Vĩnh Yên được thực hiện bởi Đội tuyên truyền hỗ trợ NNT (bộ phận ấn chỉ) như sau:

Bước 1. Yêu cầu:

NNT trước khi đặt in hóa đơn lần đầu, tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp phải gửi đến Chi cục Thuế đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in.Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị của NNT, Chi cục Thuế phải có Thông báo về việc sử dụng hóa đơn đặt in.

Trước khi sử dụng hoá đơn cho việc bán hàng hoá, dịch vụ, trừ hoá đơn được mua, cấp tại cơ quan thuế Doanh nghiệp phải lập Thông báo phát hành hoá đơn. Thông báo phát hành hoá đơn phải được gửi cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất năm (05) ngày trước khi doanh nghiệp bắt đầu sử dụng hóa đơn và trong thời hạn mười (10) ngày, kể từ ngày ký thông báo phát hành.

Trường hợp có sự thay đổi địa chỉ kinh doanh phải gửi thông báo phát hành hoá đơn cho cơ quan thuế nơi chuyển đến, trong đó nêu rõ số hoá đơn đã phát hành chưa sử dụng, sẽ tiếp tục sử dụng.

Bước 2. Tiếp nhận yêu cầu:

Đội TTHT- NNT tiếp nhận Thông báo phát hành hóa đơn, kiểm tra sơ bộ hồ sơ, hướng dẫn tổ chức, hộ cá nhân kinh doanh khi có sai sót.

Căn cứ vào nhu cầu sử dụng hóa đơn và việc chấp hành quy định về quản lý, sử dụng hóa đơn của tổ chức, doanh nghiệp, Chi cục Thu xác định số lượng hóa

63

đơn được thông báo phát hành để sử dụng từ 3 tháng đến 6 tháng tại Thông báo phát hành hóa đơn của tổ chức, doanh nghiệp.

Khi hồ sơ đã đủ điều kiện tiếp nhận, Bộ phận Ấn chỉ của Đội TTHT- NNT kiểm tra đóng dấu nhận hồ sơ.

Bước 3. Kiểm tra:

Công chức tiếp nhận hồ sơ có trách nhiệm kiểm tra Hồ sơ thông báo phát hành hóa đơn theo hướng dẫn tại Thông tư số 39/2014/TT-BTC và Quyết định số 2905/QĐ-BTC ngày 09/11/2014.

Trường hợp phát hiện thông báo phát hành không đảm bảo đủ nội dung theo đúng quy định thì công chức tiếp nhận thông báo, hướng dẫn cho tổ chức biết để điều chỉnh và gửi thông báo phát hành mới.

Nếu hồ sơ đã đảm bảo theo quy định thì cán bộ tiếp nhận chuyển hồ sơ sang bộ phận Ấn chỉ.

Bước 4. Cập nhật thông tin lên mạng

Sau khi có thông báo phát hành hóa đơn bộ phận Ấn chỉ có trách nhiệm tải các thông báo lên trang mạng của Tổng cục Thuế để mọi tổ chức, cá nhân tra cứu được nội dung cần thiết về hóa đơn đã thông báo phát hành của tổ chức.

Bước 5. Theo dõi sử dụng hóa đơn.

Việc thực hiện theo dõi sử dụng hóa đơn của NNT tại Chi cục Thuế thành phố Vĩnh Yên được giao cho Đội TTHT-NNT kết hợp với Đội Kiểm tra thuế số 01 và Đội Kiểm tra thuế số 02 trong việc thực hiện theo dõi sử dụng hóa đơn của NNT.

Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn

Hàng quý, doanh nghiệp có trách nhiệm nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tới Chi cục Thuế, kể cả trường hợp trong kỳ không sử dụng hóa đơn. Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn Quý I nộp chậm nhất là ngày 30/4; quý II nộp chậm nhất là ngày 30/7, quý III nộp chậm nhất là ngày 30/10 và quý IV

64

nộp chậm nhất là ngày 30/01 của năm sau. Trường hợp trong kỳ không sử dụng hóa đơn, tại Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn ghi số lượng hóa đơn sử dụng bằng không.

Bảng 3.2. Công tác quản lý hóa đơn

đối với Doanh nghiệp Tư nhân giai đoạn 2014 - 2016

Năm Tổng số Doanh nhgệp đề nghị đặt in hóa đơn Số Doanh nghiệp được đặt in hóa đơn Số Doanh không được đặt in hóa đơn 2014 334 329 5 2015 370 367 3 2016 395 394 1

(Nguồn: Báo cáo tổng kết - Chi cục Thuế TP.Vĩnh Yên 2014-2016)

Trong bảng trên cho thấy số lượng doanh nghiệp Tư nhân trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên có yêu cầu sử dụng hóa đơn đặt in là 100% doanh nghiệp, nhưng Chi cục Thuế thành phố Vĩnh Yên không cho 09 Doanh nghiệp được đặt in hóa đơn là vì lý do 09 Doanh nghiệp này có dấu hiệu rủi ro cao về thuế.

Với quy trình quản lý hóa đơn chặt chẽ và khoa học như trên việc thực hiện quản lý hóa đơn ngày càng được chú trọng và hoàn thiện tốt hơn. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp chưa chấp hành tốt các quy định của nhà nước thì vẫn còn xảy ra các trường hợp mua bán hóa đơn trái phép, việc này đòi hỏi khâu quản lý kiểm tra doanh nghiệp cần làm chạt chẽ kịp thời hơn.

65

3.3.3. Quản lý thu thuế

Các

Bước Trình tự thực hiện Trách nhiệm

1 Lãnh đạo Bộ phận QLN Các Bộ phận liên quan 2 Phụ trách Bộ phận QLN, Trưởng các Bộ phận liên quan 3 Công chức QLN, Công chức liên quan 4 Công chức QLN, Công chức liên quan 5 Công chức QLN, Công chức liên quan 6 Công chức QLN, Công chức liên quan 7 Công chức QLN, Công chức liên quan 8 Công chức QLN Công chức liên quan 9 Bộ phận QLN, Bộ phận

Thuế liên quan

Lập chỉ tiêu và giao kế hoạch

Phân công quản lý

Phân loại tiền thuế nợ

Lập sổ nhật ký & Sổ tổng hợp theo dõi

Lưu hồ sơ QLN Đối chiếu số liệu

Đôn đốc thu nộp

Xử lý các trường hợp nợ thuế

Báo cáo kết quả quản lý nợ

66

Đối với toàn ngành thuế nói chung và tại Chi cục Thuế thành phố Vĩnh Yên nói riêng, để góp phần hoàn thành kế hoạch thu Ngân sách nhà nước hàng năm, không thể không đề cập tới vai trò của công tác quản lý thuế. Đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế khó khăn, tình trạng nợ thuế càng tăng cao và trách nhiệm của công tác quản lý nợ, cưỡng chế nợ thuế càng nặng nề.

Căn cứ Quyết định số 751/QĐ-TCT ngày 8/5/2009 và Quyết định số 1401/QĐ-TCT ngày 28/7/2015 thay thế cho Quyết định số 1395/QĐ-TCT ngày 14/10/2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục thuế về việc ban hành quy trình Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế, thời gian qua. Đội Quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế - Chi cục Thuế thành phố Vĩnh Yên đã triển khai các bước công việc như: Thu thập thông tin, xác định đối tượng nợ, số tiền thuế nợ để lập chỉ tiêu thu nợ, phân loại nợ thuế và tổ chức thực hiện đôn đốc thu nợ, cưỡng chế nợ. Riêng công tác phân loại nợ, phân tích nợ luôn được chú trọng, thực hiện thường xuyên để đưa ra các biện pháp phù hợp từ đôn đốc bằng điện thoại, phát hành thông báo nợ, yêu cầu cam kết trả nợ đến việc xác minh tài khoản ngân hàng, thông báo áp dụng cưỡng chế và chuẩn bị hồ sơ áp dụng các biện pháp cưỡng chế. Ngoài ra, Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế còn tham mưu cho lãnh đạo Chi cục gửi công văn đề nghị UBND thành phố chỉ đạo các cơ quan chức năng liên quan trên địa bàn cùng phối hợp thực hiện đôn đốc nợ. Kết quả từ năm 2014 đến năm 2016 đã thành lập được đoàn liên ngành về việc đôn đốc và cưỡng chế nợ thuế, thành phần gồm: Chi cục Thuế, Công an thành phố, Chi cục Quản lý thị trường, Đài truyền thanh truyền hình thành phố. Việc quản lý thuế tại Chi cục Thuế thành phố Vĩnh Yên được tiến hành theo các bước sau:

Bước 1. Lập chỉ tiêu và giao kế hoạch thu nợ

Chi cục Thuế căn cứ vào chỉ tiêu thu nợ thuế do Cục Thuế giao, giao chỉ tiêu thu tiền thuế nợ cho Đội Quản lý nợ và CCNT; Đội Kiểm tra thuế số 01 và số 02

67

Bước 2. Phân công QLN thuế

Hàng tháng, trước ngày khoá sổ thuế một (01) ngày làm việc trưởng bộ phận QLN có trách nhiệm:

Phân công QLN thuế cho công chức QLN hoặc công chức tham gia thực hiện quy trình như sau:

- Đối với doanh nghiệp thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật: Phân công QLN thuế cho công chức thuộc Bộ phận QLN hoặc Bộ phận tham gia thực hiện quy trình theo loại hình doanh nghiệp, địa bàn hành chính, địa bàn thu và theo các phương thức phù hợp khác.

- Đối với các khoản tiền thuế do các đoàn kiểm tra ra quyết định truy thu, Bộ phận QLN hoặc Bộ phận tham gia thực hiện quy trình thực hiện:

Phối hợp với bộ phận kiểm tra thuế có trách nhiệm đôn đốc NNT nộp khoản tiền thuế truy thu vào NSNN.

Bước 3. Phân loại tiền thuế nợ

Hàng tháng, chậm nhất là ba (03) ngày làm việc sau ngày khoá sổ thuế, công chức QLN và công chức tham gia thực hiện quy trình:

-Thực hiện đối chiếu số tiền thuế nợ tại thời điểm ngày cuối tháng trên các ứng dụng quản lý thuế tập trung (TMS).

-Căn cứ vào số nợ trên ứng dụng Quản lý thuế, tiêu thức phân loại tiền thuế nợ và hồ sơ, tài liệu liên quan đến NNT, rà soát danh sách NNT còn nợ thuế để phân loại theo từng khoản nợ, nhóm nợ.

Bước 4. Lập nhật ký và sổ tổng hợp theo dõi tiền thuế nợ

Ngay sau ngày làm việc kế tiếp ngày hoàn thành việc phân loại nợ thuế ở Bước 3 nêu trên, công chức QLN và công chức tham gia thực hiện quy trình:

- Lập nhật ký theo dõi tiền thuế nợ đối với từng NNT

Nhật ký theo dõi tiền thuế nợ được lập riêng cho từng NNT để theo dõi từng khoản tiền thuế nợ.

68

- Chuyển cho công chức được giao nhiệm vụ tổng hợp của Bộ phận QLN hoặc Bộ phận tham gia thực hiện quy trình tổng hợp

Bước 5. Đối chiếu số liệu

Sau khi phân loại tiền thuế nợ, nếu phát hiện có sai sót về tiền thuế nợ, Đội QLN&CCNT thực hiện mời NNT hoặc người đại diện pháp luật của NNT đến trụ sở CQT để thực hiện đối chiếu tiền thuế nợ. Căn cứ đối chiếu là bản sao hồ sơ khai thuế, chứng từ thu NSNN để xác định chính xác số liệu kê khai và nộp thuế, xác định số chênh lệch về tiền thuế nợ giữa NNT và CQT.

Bước 6. Thực hiện đôn đốc thu nộp

Căn cứ vào nhật ký theo dõi tiền thuế nợ, việc đối chiếu số liệu, thực hiện như sau:

- Đối với khoản nợ từ 01 đến 30 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp thuế, công chức QLN và công chức tham gia thực hiện quy trình thực hiện đôn đốc thu nộp bằng hình thức gọi điện thoại, nhắn tin, gửi thư điện tử cho NNT hoặc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố vĩnh yên (Trang 70 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)