Phương pháp thu thập thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố vĩnh yên (Trang 56)

5. Kết cấu của luận văn

2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

* Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Chi cục Thuế thành phố Vĩnh Yên sử dụng ứng dụng quản lý thuế theo mô hình tập trung. Vì vậy đề tài này sử dụng số liệu thứ cấp, nguồn số liệu được lấy từ các ứng dụng của cơ quan thuế như:

- TMS: Ứng dụng Quản lý thuế tập trung

- TPR: Ứng dụng Phân tích rủi ro người nộp thuế - TTR: Ứng dụng Thanh tra, kiểm tra thuế

- BCTC: Ứng dụng Phân tích Báo cáo tài chính

- Các báo cáo của Tổng Cục thuế, Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc và Chi cục Thuế Thành phố Vĩnh Yên và các cơ quan hữu quan khác.

- Thu thập thông tin, tài liệu phục vụ cho nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý thuế đối với doanh nghiệp tư nhân ở sách, báo, tạp chí chuyên ngành, hội thảo, các báo cáo có liên quan, báo cáo khoa học đã được công bố, các trang web, các bài báo trên mạng internet,...có liên quan đến đề tài.

46

- Thu thập các thông tin, số liệu về đặc điểm tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của thành phố Vĩnh Yên tại Chi cục Thống kê, Văn phòng HĐND - UBND thành phố và các cơ quan, đơn vị cấp thành phố.

Thông qua hệ thống thông tin dữ liệu về người nộp thuế của cơ quan thuế và các kênh thông tin khác (từ các cơ quan hữu quan, đài, báo, Internet…), tác giả đã thu thập, phục vụ nghiên cứu luận văn

* Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Ngoài ra để nắm được thực tra ̣ng công tác quản lý thuế GTGT ở Chi cục thuế thành phố Vĩnh Yên, cũng như hiểu được những vấn đề vướng mắc trong quá trình quản lý thuế GTGT và đồng thời có được những đề xuất, đóng góp quý báu của các chuyên gia. Tác giả sử dụng phương pháp điều tra phỏng vấn đối với ban lãnh đạo và công chức, cán bộ tại Chi cục Thuế.

2.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu.

2.2.2.1. Phương pháp phân tích thông tin

Các thông tin, số liệu sau khi được thu thập, tổng hợp sẽ được tác giả phân tích, đánh giá để rút ra kết luận. Các công cụ và kỹ thuật tính toán được xử lý trên chương trình Excel dựa trên các tiêu chí đánh giá rủi ro. Công cụ phần mềm này được kết hợp với phương pháp phân tích chính được vận dụng là thống kê mô tả để phản ánh thực trạng về quản lý thuế GTGT trong những năm qua thông qua các số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân, được thể hiện thông qua các bảng biểu số liệu, sơ đồ và đồ thị.

2.2.2.2.Phương pháp tổng hợp thông tin

Các tài liệu sau khi điều tra, thu thập được đã tiến hành chọn lọc, hệ thống hóa để sử dụng phù hợp với mục đích nghiên cứu của đề tài

2.2.2.3. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp thống kê mô tả số tuyệt đối, tương đối để xác định sự biến động của các hiện tượng kinh tế - xã hội trong một thời gian và không

47

gian nhất định. Sử dụng phương pháp này để phân tích, đánh giá tình hình hoạt động của Chi cục Thuế thành phố Vĩnh Yên về quản lý thuế giá trị gia tăng đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc.

Thông qua việc sự dụng để mô tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu qua các cách thức khác nhau để có kết quả.

2.2.2.4. Phương pháp đối chiếu, so sánh

Để làm rõ mục tiêu nghiên cứu của đề tài, tác giả sử dụng phương pháp đối chiếu, so sánh số liệu thu thập được giữa các năm với nhau, cơ cấu giữa các chỉ tiêu trong cùng một năm để thấy được sự biến động tăng, giảm, mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu đến vấn đề nghiên cứu về những nội dung như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tại địa phương; dự báo tình hình phát triển kinh tế - xã hội, kết quả đạt được qua các năm. Trên cơ sở đó đánh giá mặt tích cực, mặt hạn chế, hiệu quả hay không để tìm ra các giải pháp tối ưu trong từng trường hợp.

- Biểu hiện bằng số: Tỷ lệ phần trăm thực hiện. - Phương pháp so sánh gồm các dạng:

+ So sánh các nhiệm vụ kế hoạch + So sánh qua các giai đoạn khác nhau + So sánh các đối tượng tương tự

+ So sánh các yếu tố, hiện tượng cá biệt với trung bình hoặc tiên tiến So sánh số tuyệt đối là kết quả của phép trừ giữa trị số của kỳ phân tích so với kỳ gốc, kết quả so sánh này biểu hiện khối lượng, quy mô của các hiện tượng.

So sánh số tương đối: Là tỷ lệ phần trăm của chỉ tiêu kỳ phân tích với chỉ tiêu cơ sở, thể hiện tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc, để nói lên tốc độ tăng trưởng.

48

2.3. Hệ thống chỉ tiêu

2.3.1. Chỉ tiêu nghiên cứ u phân tích yếu tố về tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội tại địa phương, kết quả đạt được qua các năm xã hội tại địa phương, kết quả đạt được qua các năm

Một nền kinh tế phát triển không chỉ làm tăng nguồn thu cho ngân sách mà còn tạo điều kiê ̣n phát triển công nghê ̣, cải tiến trang thiết bi ̣ kỹ thuâ ̣t… Cơ sở vâ ̣t chất kỹ thuật phát triển sẽ làm giảm thời gian và chi phí trong công tác quản lý, nâng cao hiê ̣u quả quản lý

Những thông tin về tình hình cơ bản, tình hình phát triển KT - XH hội của địa phương; các chính sách của đi ̣a phương đố i với quản lý thu thuế GTGT và các vấn đề có liên quan đến đề tài do các cơ quan chức năng của thành phố Vĩnh Yên và tỉnh Vĩnh Phúc cung cấp.

Chỉ tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế - xã hội tại địa phương phản ánh tình hình phân cấp, quản lý và sự gia tăng số lượng doanh nghiệp theo từng loại hình doanh nghiệp của địa phương qua các năm. Đồng thời cũng chỉ rõ các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của doanh nghiệp trên địa bàn. Một địa phương có tốc độ phát triển kinh tế cao cũng phản ánh mức độ sức khỏe của doanh nghiệp trên địa bàn đó.

Thành phố Vĩnh Yên trở thành trung tâm kinh tế chính trị, văn hoá xã hội lớn nhất của tỉnh Vĩnh Phúc. Với hệ thống hạ tầng kiến trúc ngày càng hoàn thiện tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng, thành phố thực sự thay đổi, nổi bật là ngành sản xuất công nghiệp và du lịch - dịch vụ, qua đó cũng phản ánh được mức độ sức khỏe tốt của doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Vĩnh Yên.

2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh kết quả quản lý thuế của Chi cục Thuế thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc

Chỉ tiêu về số lượng đăng ký thuế: Chỉ tiêu phản ánh số doanh nghiệp được cấp mã số thuế và số doanh nghiệp thuộc Chi cục thuế thành phố Vĩnh Yên quản lý là cơ sơ để cơ quan thuế xây dựng và giao dự toán thu ngân sách hàng năm.

49

Chỉ tiêu cơ sở vật chất trang thiết bị của Chi cục Thuế Vĩnh Phúc: Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đáp ứng của cơ quan thuế đối với các doanh nghiệp và nhất là đối với doanh nghiệp tư nhân trong việc triển khai thực thi các chính sách thuế trên địa bàn. Cơ sở vật chất tốt sẽ đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp và trang thiết bị hiện đại sẽ phù hợp với các ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại của ngành thuế gắn liền với việc quản lý thuế trong công tác đăng ký thuế, quản lý hóa đơn điện tử, hoàn thuế điện tử..

Chỉ tiêu về số thuế còn nợ: Chỉ tiêu này phản ánh công tác quản lý thu thuế có hiệu quả hay không có hiệu quả từ đó đưa ra giải pháp quản lý thu thuế tốt hơn.

Chỉ tiêu về thanh tra, kiểm tra và kết quả xử lý sau thanh tra, kiểm tra; Chỉ tiêu này phản ánh số thuế truy thu, xử phạt đối với doanh nghiệp từ đó để thấy rõ những hành vi vi phạm của các doanh nghiệp, là cơ sở để cơ quan quản lý thuế hiệu quả hơn, ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm chính sách thuế của doanh nghiệp.

Chỉ tiêu thực hiện dự toán thu ngân sách trên địa bàn và đối với doanh nghiệp tư nhân nhằm đánh giá kết quả triển khai thực hiện các luật thuế trên địa bàn và nhiệm vụ thu ngân sách của Chi cục Thuế thanh phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh phúc giai đoạn 2014-2016.

Chỉ tiêu công tác tuyên truyền và hỗ trợ NNT; Đây là chỉ tiêu đánh giá công tác tuyên truyền chính sách thuế, cũng như hỗ trợ NNT của Chi cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc để NNT hiểu biết pháp luật thuế và tự giác chấp hành.

Chỉ tiêu về tình hình khai thuế và nộp thuế: Đây là chỉ tiêu đánh giá tình hình thực hiện nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với NSNN, qua đó đánh giá được ý thức chấp hành pháp luật thuế của doanh nghiệp và hiệu quả quản lý thuế của cơ quan thuế.

Chỉ tiêu về xử lý vi phạm pháp luật về thuế; Đây là chỉ tiêu đánh giá chất lượng, hiệu quả công tác quản lý thuế và quản lý thuế GTGT của Chi cục thuế

50

thành phố Vĩnh Yên đối với doanh nghiệp tư nhân đang hoạt động thuộc Chi cục Thuế thành phố Vĩnh Yên quản lý.

Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu trên đây vừa đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng cũng đồng thời phản ánh hiệu quả công tác quản lý thu thuế của cơ quan thuế. Là cơ sở để bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách là căn cứ để đề xuất, giải pháp quản lý thu thuế đối với doanh nghiệp trong thời gian tới.

51

Chương 3

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ GIÁ TRỊ GIA TĂNG CỦA DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ VĨNH YÊN

3.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội thành phố Vĩnh Yên Vĩnh Yên

3.1.1. Đặc điểm tự nhiên

Tỉnh Vĩnh Phúc thuộc Đồng bằng Bắc Bộ, là vùng đồng bằng có trung du và miền núi. Phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang và Thái Nguyên, phía Đông và phía Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Tây giáp tỉnh Phú Thọ Tổng diện tích đất tự nhiên của tỉnh là 1.400km2. Vĩnh Phúc có một thành phố là thành phố Vĩnh Yên, có 8 huyện với 150 xã, phường, thị trấn, 39 xã miền núi.

Tổng diện tích tự nhiên của Thành phố Vĩnh Yên là 50,82 km2, chiếm 4,2% diện tích tự nhiên của tỉnh Vĩnh Phúc.

Khu vực các phường xã nằm trong toạ độ địa lý: từ 105033’53” đến 105o39’18” kinh độ Đông và từ 21014’19” đến 21021’19” vĩ độ Bắc.

- Phía Đông giáp huyện Bình Xuyên.

- Phía Nam giáp huyện Yên Lạc và Bình Xuyên. - Phía Bắc và phía Tây giáp huyện Tam Dương.

Trung tâm Thành phố Vĩnh Yên, cách Thủ đô Hà Nội gần 60 km về hướng Tây Bắc theo quốc lộ 2, cách Thành phố Việt Trì (Phú Thọ) khoảng 27 km về hướng Đông, cách cảng hàng không quốc tế Nội Bài 22 km, cách Tuyên Quang 55 km về phía Nam, và cách khu du lịch Tam Đảo và khu du lịch Đại Lải khoảng 26 km về phía Đông Nam.

3.1.2. Tình hình kinh tế - xã hội

Thành phố Vĩnh Yên tính đến thời điểm 31/12/2015, lãnh thổ hành chính của Thành phố Vĩnh Yên được chia ra thành 07 phường ( Tích Sơn, Liên Bảo, Hội Hợp, Đống Đa, Ngô Quyền, Đồng Tâm, và Khai Quang) và 02 xã (Định Trung và Thanh Trù).

52

Từ ngày tái thiết lập tỉnh (01/01/1997), Thành phố Vĩnh Yên trở thành trung tâm kinh tế chính trị, văn hoá xã hội lớn nhất của tỉnh Vĩnh Phúc. Với hệ thống hạ tầng kiến trúc ngày càng hoàn thiện tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng, thành phố thực sự thay đổi, nổi bật là ngành sản xuất công nghiệp và du lịch- dịch vụ. Hiện nay, trên địa bàn thành phố đã và đang hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp với qui mô lớn, tập trung ở các vùng ven thành phố, nơi có điều kiện giao thông thuận lợi và nguồn lực lao động dồi dào. Đặc biệt là khu công nghiệp đang phát triển về huyện Vĩnh Tường vì khi khánh thành cầu Vĩnh Thịnh thì giao thông thuận lợi hơn rất nhiều.

Ngoài ra tỉnh Vĩnh Phúc còn phát triển mạnh về dịch vụ du lịch trong đó có phải nói đến khu du lịch Tam Đảo, Tây Thiên, khu du lịch Đại Lải và khu du lịch Sông Hồng Thủ Đô là những khu vực kinh tế về dịch vụ du lịch phát triển mạnh mẽ làm tăng thu vào NSNN.

3.1.3. Định hướng phát triển kinh tế

Phát triển Vĩnh Yên trở thành Thành phố dịch vụ, chất lượng cao, về lâu dài trở thành thành phố dịch vụ, thành phố du lịch nghỉ dưỡng và du lịch sinh thái bền vững.

Xây dựng Vĩnh Yên tương xứng với vị trí trung tâm hành chính, chính trị, văn hoá, hạt nhân của tỉnh Vĩnh Phúc, bảo đảm quốc phòng, an ninh, góp phần tích cực vào tiến trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế.

Phát triển Vĩnh Yên với tầm nhìn dài hạn, hướng tới hiện đại, phát huy và gắn kết tiềm năng thế mạnh của Thành phố với định hướng phát triển của các huyện lân cận, của Tỉnh, của Vùng, tạo thế đột phá về phát triển dịch vụ.

3.2. Tổ chức bộ máy quản lý thuế tại địa bàn

3.2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chi cục Thuế thành phố Vĩnh Yên

Chi cục Thuế thành phố Vĩnh Yên là cơ quan trực thuộc Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nước thuộc phạm vi Chi cục Thuế thành phố Vĩnh Yên theo dõi và quản lý.

53

Chi cục Thuế thành phố Vĩnh Yên có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Chi cục Thuế thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo quy định của Luật quản lý thuế,các quy định pháp luật khác có liên quan.

Chi cục Thuế có nhiệm vụ và quyền hạn sau:

- Tổ chức, triển khai thực hiện thống nhất các văn bản quy phạm pháp luật về thuế; quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn.

- Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền hỗ trợ hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước, hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.

- Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao; tổng hợp, phân tích, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương về công tác lập và chấp hành dự toán thu ngân sách nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về NNT trên địa bàn

- Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với NNT thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế; Cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, miễn thuế, giảm thuế, tính thuế , hoàn thuế, xóa nợ thuế, tiền phạt, thông báo thuế và thu khác theo quy định của pháp luật thuế và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của ngành.

- Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật thuế đối với NNT và các tổ chức, cá nhân được ủy nhiệm thu thuế theo phân cấp và thẩm quyền quản lý của Chi cục Trưởng Chi cục Thuế.

- Tổ chức thực hiện kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế và khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thi hành công vụ của công chức, viên

54

chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế theo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý thuế GTGT đối với doanh nghiệp tư nhân trên địa bàn thành phố vĩnh yên (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)