1.3.4.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tổng tài sản
Vòng quay tổng tài sản
Doanh thu thuần Vòng quay tổng tài sản =
Tổng tài sản bình quân trong kỳ
Trong đó: Tổng tài sản bình quân trong kỳ đƣợc tính là bình quân giữa tài sản đầu kỳ và tài sản cuối kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh tạo ra đƣợc bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần trong kỳ từ một đơn vị tài sản. Giá trị của chỉ tiêu càng cao, chứng tỏ cùng một tài sản mà thu đƣợc mức lợi ích càng nhiều, vì thế trình độ quản lý tài sản càng cao thì năng lực thanh toán và năng lực thu lợi của doanh nghiệp càng cao và ngƣợc lại.
Khả năng sinh lời của tổng tài sản:
Lợi nhuận sau thuế Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) =
Tổng tài sản bình quân trong kỳ Hệ số này phản ánh tạo ra bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế trong kỳ từ một
đơn vị tài sản. Nếu tỷ số này càng cao, chứng tỏ doanh nghiệp làm ăn hiệu quả .
Khả năng sinh lời của tổng tài sản càng lớn, đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản của công ty vào các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng
23
hiệu quả. Tuy nhiên, để có kết luận chính xác về mức độ hiệu quả của việc sử dụng tài sản của một doanh nghiệp, chúng ta cần so sánh khả năng sinh lợi tài sản của doanh nghiệp đó với khả năng sinh lợi tổng tài sản bình quân của ngành.
1.3.4.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn
Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn là một trong những chỉ tiêu tổng hợp dùng để đánh giá tốc độ luân chuyển của tài sản ngắn hạn, hàng tồn kho, các khoản nợ phải thu từ đó đánh giá chất lƣợng quản lý và sử dụng của doanh nghiệp. Thông qua các tiêu chí đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp phản ánh và đánh giá trình độ vật tƣ, hàng hóa, quá trình mua sắm, dự trữ, sản xuất và tiêu thụ của doanh nghiệp.
a. Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời Hệ số sinh lời tài sản ngắn hạn
Lợi nhuận sau thuế Khả năng sinh lời TSNH =
Tổng tài sản ngắn hạn bình quân trong kỳ Trong đó: tổng tài sản ngắn hạn bình quân đƣợc tính là bình quân tài sản ngắn hạn đầu kỳ và cuối kỳ.
Chỉ số này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản ngắn hạn và cho biết tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế từ một đồng tài sản ngắn hạn trong kỳ cho doanh nghiệp.
Ngoài ra, tác giả còn đƣa ra một số nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn nhƣ: chỉ tiêu về khả năng hoạt động để đo lƣờng khả năng hoạt động của tài sản, chỉ tiêu về khả năng thanh toán để phản ánh năng lực tài chính của doanh nghiệp.
b. Các chỉ tiêu về hoạt động
Các chỉ tiêu hoạt động để đo lƣờng khả năng hoạt động và phản ánh hiệu quả các khoản mục cấu thành nên tài sản ngắn hạn nhƣ vòng quay tài sản ngắn hạn, hàng
24
tồn kho, khoản phải thu. Các chỉ tiêu thƣờng đƣợc sử dụng để phân tích về hoạt động nhƣ sau:
Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn
Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng TSNH =
Tài sản ngắn hạn bình quân trong kỳ
Trong đó: Tài sản ngắn hạn bình quân trong kỳ đƣợc tính là bình quân của tài sản ngắn hạn đầu kỳ và cuối kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh tạo ra bao nhiêu đơn vị doanh thu thuần từ một đơn vị giá trị tài sản ngắn hạn sử dụng trong kỳ. Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn càng cao Nếu chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn càng cao .
Vòng quay khoản phải thu
Doanh thu thuần Hệ số vòng quay khoản phải thu =
Khoản phải thu bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh tính hiệu quả của chính sách tín dụng mà doanh nghiệp áp dụng với khách hàng. Tốc độ thu hồi nợ nhanh, khả năng chuyển đổi các khoản nợ sang tiền mặt cao nếu chỉ tiêu này càng lớn. Ngƣợc lại, nếu vòng quay càng thấp thì lƣợng tiền của doanh nghiệp bị chiếm dụng nhiều và giảm khả năng chủ động của doanh nghiệp.
Từ chỉ tiêu hệ số vòng quay khoản phải thu ta tính đƣợc kỳ thu tiền bình quân bằng cách lấy số ngày chia cho hệ số vòng quay các khoản phải thu. Chỉ tiêu này phản ánh để thu hồi các khoản phải thu của mình thì mất bình quân bao nhiêu ngày .
Kỳ thu tiền bình quân
Các khoản phải thu bình quân
Kỳ thu tiền bình quân = x 360 ngày Doanh thu thuần
25
Chỉ tiêu này càng thấp thì chứng tỏ trong khâu thanh toán ít bị ứ đọng và ngƣợc lại chỉ tiêu càng cao thì doanh nghiệp bị tồn đọng nhiều trong khâu thanh toán
Vòng quay hàng tồn kho
Giá vốn hàng bán Vòng quay hàng tồn kho =
Tồn kho bình quân trong kỳ
Trong đó: tồn kho bình quân trong kỳ đƣợc tính theo bình quân tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ
Vòng quay hàng tồn kho là số lần mà hàng hóa tồn kho bình quân luân chuyển trong kỳ. Chỉ số này phản ánh khả năng quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp. Nếu chỉ số này càng cao thì doanh nghiệp càng bán hàng nhanh và hàng tồn kho không bị ứ đọng nhiều . Tuy nhiên, nếu chỉ số này quá cao cũng không tốt cho doanh nghiệp vì lƣợng hàng dự trữ không đủ, trong trƣờng hợp nhu cầu thị trƣờng tăng đột biến thì nguy cơ doanh nghiệp bị mất khách hàng và bị đối thủ cạnh tranh thị phần.
Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho
360 Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho =
Số vòng quay hàng tồn kho
Chỉ tiêu này cho biết số ngày để hàng tồn kho đƣợc quay một vòng. Chỉ tiêu này tỷ lệ nghịch với vòng quay hàng tồn kho. Vòng quay giảm thì số ngày tăng và ngƣợc lại.
c. Các chỉ tiêu về khả năng thanh toán
Nhóm chỉ tiêu này thể hiện đƣợc năng lực thanh toán của doanh nghiệp, nó phản ánh về tài chính mà doanh nghiệp có đủ khả năng thanh toán các khoản nợ tới hạn cho các cá nhân hoặc tổ chức có quan hệ tới doanh nghiệp.
26
Khả năng thanh toán ngắn hạn
Tài sản ngắn hạn Hệ số thanh toán hiện hành =
Nợ ngắn hạn
Khả năng trả nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng lớn nếu hệ số này càng cao. Nếu hệ số nhỏ hơn 1, thì doanh nghiệp có khả năng không hoàn thành đƣợc nghĩa vụ trả nợ của mình khi tới hạn. Mặc dù hệ số nhỏ hơn 1, có khả năng không đạt đƣợc tình hình tài chính tốt, nhƣng điều đó không có nghĩa là công ty sẽ bị phá sản vì có rất nhiều cách để huy động thêm vốn.
Khả năng thanh toán nhanh
Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho Hệ số thanh toán nhanh =
Nợ ngắn hạn
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng của doanh nghiệp có đủ tài sản ngắn hạn để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn mà không cần phải bán hàng tồn kho đi hay không. Hàng tồn kho khó chuyển ra tiền mặt một cách dễ dàng vì thế không đƣợc đƣa vào công thức trên.
1.3.4.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn
Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn
Doanh thu thuần trong kỳ Hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn =
Tài sản dài hạn bình quân trong kỳ
Trong đó: Tài sản dài hạn bình quân trong kỳ đƣợc tính theo bình quân tài sản dài hạn ở đầu kỳ và cuối kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh một đơn vị tài sản dài hạn tạo ra đƣợc bao nhiêu đơn vị doanh thu trong kỳ. Nếu chỉ tiêu này càng lớn thì hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn càng cao.
27
Tỷ suất sinh lời của tài sản dài hạn
Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất sinh lời tài sản dài hạn =
Tài sản dài hạn bình quân trong kỳ
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng sinh lời của tài sản dài hạn và cho biết một đơn vị giá trị tài sản dài hạn có trong kỳ đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế. Để đánh giá chi tiết hơn về kết quả sử dụng tài sản dài hạn của từng thời kỳ, ngƣời ta sử dụng chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Hiệu suất sử dụng tài sản cố định
Doanh thu thuần Hiệu suất sử dụng tài sản cố định =
Tài sản cố định bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu từ một đồng tài sản cố định. Nếu chỉ tiêu này càng cao thì hiệu quả sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp ngày càng lớn.
Để nâng cao hiệu quả sử dụng TSCĐ, thì phải nâng cao quy mô về kết quả đầu ra và còn phải sử dụng hợp lý và tiết kiệm về cơ cấu của TSCĐ.
Hệ số sinh lợi tài sản cố định
Lợi nhuận sau thuế Hệ số sinh lợi tài sản cố định =
Tài sản cố định bình quân
Chỉ tiêu trên phản ánh khả năng sinh lợi của tài sản cố định và cho biết một đơn vị giá trị tài sản cố định đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế.
Hệ số hao mòn tài sản cố định
Là tỷ số giữa số khấu hao lũy kế tài sản cố định với tổng nguyên giá tài sản cố định ở thời điểm đánh giá.
28
Số khấu hao lũy kế của TSCĐ ở thời điểm đánh giá Hệ số hao mòn TSCĐ =
Tổng nguyên giá TSCĐ ở thời điểm đánh giá Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hao mòn của tài sản cố định trong doanh nghiệp, đồng thời cũng phản ánh tổng quát tình trạng về năng lực còn lại của tài sản cố định cũng nhƣ tài sản dài hạn ở thời điểm đánh giá.
Nếu hệ số hao mòn càng tiến về 1 chứng tỏ tài sản cố định càng cũ, lạc hậu và doanh nghiệp chƣa chú trọng đến việc đầu tƣ xây dựng, hiện đại hóa và mua sắm mới tài sản cố định, và ngƣợc lại nếu hệ số hao mòn càng tiến về 0.
1.3.4.4 Các tiêu chí đánh giá khác về hiệu quả sử dụng tài sản
a. Chỉ tiêu về khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu
Lợi nhuận sau thuế Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE) =
Vốn chủ sở hữu
Chỉ tiêu này phản ánh cho nhà quản lý biết đƣợc tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế từ một đồng vốn chủ sở hữu sử dụng trong kỳ. Đây là chỉ tiêu để các nhà đầu tƣ có thể xem xét để có quyết định đầu tƣ thêm trong tƣơng lai.
b. Chỉ tiêu về hiệu quả doanh thu của doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Vốn lƣu động Hệ số đảm nhiệm vốn lƣu động =
Doanh thu thuần
Chỉ tiêu này phản ánh cần bao nhiêu đồng vốn lƣu động để đạt đƣợc một đồng doanh thu thuần. Hiệu quả sử dụng vốn lƣu động càng lớn nếu hệ số này càng nhỏ.
29
c. Chỉ tiêu về hiệu quả quản lý chi phí trong doanh nghiệp từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Lợi nhuận thuần HĐKD Tỷ suất sinh lời của chi phí quản lý doanh nghiệp =
Chi phí quản lý doanh nghiệp Chỉ tiêu này phản ánh doanh nghiệp thu đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận kế toán trƣớc thuế và lãi trong kỳ từ đầu tƣ 100 đồng chi phí. Chỉ tiêu này càng lớn, chứng tỏ mức lợi nhuận trong chi phí càng lớn và doanh nghiệp đã tiết kiệm đƣợc chi phí chi ra trong kỳ.
d. Chỉ tiêu về hiệu quả quản lý nguồn vốn
Tổng nợ Hệ số nợ trên vốn chủ sở hữu =
Vốn chủ sở hữu
Quy mô tài chính của doanh nghiệp đƣợc phản ánh qua hệ số trên. Hệ số cho ta biết về tỉ lệ giữa hai nguồn vốn cơ bản (nợ và vốn chủ sở hữu) mà doanh nghiệp sử dụng để chi trả cho hoạt động của mình, nếu tỷ lệ này lớn hơn 1, có nghĩa là tài sản của công ty đƣợc tài trợ chủ yếu bởi các khoản nợ, và ngƣợc lại thì tài sản của công ty đƣợc tài trợ chủ yếu bởi nguồn vốn chủ sở hữu.