Tây một thành viên
4.2.2.1. Nâng cao công tác quản lý tài sản cố định
Trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của mọi công ty thì tài sản cố định luôn đóng vai trò quan trọng. Tại Công ty TNHH Hồ Tây một thành viên, tài sản cố định không chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản nhƣng vẫn quyết định năng lực sản xuất của công ty. Vì vậy, doanh nghiệp xây dựng tốt các biện pháp nâng cao hiệu quả quản lý tài sản cố định cũng sẽ góp phần quan trọng để nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản.
Công tác quản lý tài sản cố định bao gồm việc thiết lập mã tài sản, kiểm kê tài sản, chế độ bảo dƣỡng, lựa chọn phƣơng pháp khấu hao hợp lý, công tác quản lý ngƣời sử dụng tài sản và một số công việc khác. Để quản lý dễ dàng hơn về mặt số lƣợng, khi mua về phòng kế toán cần xây dựng mã tài sản cho máy móc, thiết bị đó. Mã tài sản cần ghi đầy đủ nội dung nhƣ giá trị, xuất xứ, ngày mua, công suất, bộ phận sử dụng tài sản… để thuận lợi cho việc theo dõi, kiểm tra. Công việc tiếp theo là lựa chọn phƣơng pháp khấu hao tài sản, phƣơng pháp khấu hao phải phù hợp với điều kiện của công ty, đảm bảo đúng chế độ, chính sách do nhà nƣớc quy đinh. Phƣơng pháp khấu hao hợp lý đảm bảo khi năng lực sản xuất của máy móc giảm mạnh thì giá trị khấu hao vừa hết, không để tình trạng giá trị khấu hao chƣa đủ, máy móc đã không còn khả năng sản xuất và cũng phải tính đến lỗi thời của tài sản, từ đó tận dụng tối đa thời gian sử dụng hiệu quả của tài sản. Công ty cần xây dựng chế độ bảo dƣỡng, kiểm kê định kỳ 6 tháng một lần trong quá trình sử dụng. Nhân viên kế toán cùng với phòng tài chính kết hợp với các nhân viên các bộ phận khác đi kiểm kê và đánh giá. Ý thức và trách nhiệm của ngƣời sử dụng là yếu tố để đạt mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản.
90
Công tác quản lý tài sản cố định đƣợc thực hiện tốt sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc đổi mới tài sản và nâng cao năng lực sản xuất của máy móc, thiết bị, giảm thiểu đƣợc chi phí, thiệt hại về mặt kinh tế do máy móc, thiết bị gây ra.
4.2.2.2. Đổi mới và nâng cấp tài sản cố định
N â n g c ấ p và đ ổ i m ới tài sản cố định là một trong những vấn đề đáng quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp trong hoạt động quản lý tài sản cố định. Để đạt đƣợc hiệu quả sử dụng tài sản cao thì doanh nghiệp cần có các giải pháp tăng cƣờng đổi mới và nâng cấp tài sản cố định.
Đổi mới và nâng cấp không chỉ gồm hoạt động mua sắm, đầu tƣ mới tài sản cố định định kì, nhƣ mua sắm máy móc, thiết bị, công cụ dùng cho sản xuất, mà còn bao gồm cả hoạt động sửa chữa, nâng cấp, bảo trì, bảo dƣỡng tài sản cố định. Quá trình này nhằm đảm bảo cho tài sản cố định luôn đƣợc vận hành tốt với mục đích nhằm khai thác hết công suất hoạt động của máy móc, thiết bị. Nếu nhƣ việc mua sắm mới, đầu tƣ mới chỉ nhằm mục tiêu hiện đại hoá, đổi mới tài sản cố định, bổ sung các tài sản đã hết khấu hao, cần thanh lý. Ngoài ra, nâng cấp và đổi mới tài sản cố định còn đề cập đến việc phải xử lý dứt điểm những tài sản không cần dùng, hƣ hỏng chờ thanh lý bằng cách sửa chữa, thanh lý, nhƣợng bán để đƣa vào vận hành, nhằm thu hồi vốn cố định chƣa sử dụng vào luân chuyển, bổ sung thêm vốn cho hoạt động sản xu ất kin h do anh hoặc tái đầu tƣ tài sản cố định. Việc đầu tƣ và nâng cấp nhƣ vậy sẽ làm chất lƣợng tài sản cố định của công ty mới đƣợc nâng cao hơn. Trƣớc hết, công ty cần phân loại và có biện pháp kiểm kê tài sản định kì hàng tháng, quí, năm để thực hiện các giải pháp trên.
Mặt khác, công ty cần phải lập ra một hội đồng thẩm định khi có nhu cầu đổi mới tài sản cố định, nhằm tìm ra tài sản phù hợp nhất cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tại thời điểm cần phê duyệt. Khi thẩm định và
91
đánh giá sản phẩm cần dựa trên các tiêu chuẩn nhƣ: nguyên giá, thời gian sử dụng, chế độ bảo hành, công suất…
Để quá trình quản lý và sử dụng hiệu quả thì công ty phải có kế hoạch quản lý chặt chẽ về mặt hiện vật, không để mất mát hoặc hƣ hỏng tài sản cố định trƣớc thời hạn khấu hao và lập khấu hao theo quy định của nhà nƣớc hàng năm để tính đủ và đúng khấu hao vào giá thành sản phẩm. Hoạt động này phải đƣợc tiến hành định kỳ ở công ty.
4.2.2.3 Thanh lý, xử lý các tài sản cố định không còn sử dụng
Công ty cần tiến hành công tác kiểm kê, đánh giá tình trạng thực tế của từng tài sản cố định để phân loại những tài sản cố định bị hỏng, kém chất lƣợng không còn sử dụng đƣợc nữa để có các phƣơng án xử lý nhƣ nhƣợng bán, thanh lý… Có nhiều nguyên nhân nhƣ sử dụng chƣa đúng làm cho tài sản bị hƣ hỏng, bảo quản kém, hoặc thay đổi hình thức sử dụng tài sản. Nhiều tài sản cố định không sử dụng sẽ gây lãng phí cho doanh nghiệp, trong khi lại đang cần cần vốn cho các hoạt động kinh doanh mới. Vì vậy, doanh nghiệp cần xác định nguyên nhân dẫn đến tài sản cố định bị ứ đọng để nhanh chóng thanh lý những tài sản hƣ hỏng, nhƣợng bán những tài sản không dùng đến.