Khóa luận tốt nghiệp - Phạm Phương Anh Học Viện Ngân Hàng
Việc nghiên cứu, đánh giá hệ thống KSNB của đơn vị với nghiệp vụ TSCĐHH được triển khai thực hiện đánh giá trên 3 khía cạnh: Sự hiện hữu của các chính sách kiểm soát, các quy định về kiểm soát nội bộ; Việc áp dụng các quy chế và tình hình thực hiện các nguyên tắc tổ chức hoạt động KSNB.
□ Đánh giá về sự hiện hữu các quy chếKSNB
Mục tiêu chủ yếu ở đây là để đánh giá về tính hiện hữu và đầy đủ của các quy chế KSNB, cụ thể là các quy chế, quy tắc có thực sự tồn tại; có được ban hành đầy đủ hay không? Cách thức đánh giá có thể là:
- Kiểm tra sự đầy đủ của các quy định kiểm soát nội bộ đối với các khâu, các bước công việc trong chu kỳ mua sắm, thanh lý TSCĐHH
- Kiểm tra tính chặt chẽ và phù hợp của quy chế KSNB đối với đặc điểm hoạt động của chu kỳ.
□ Đánh giá về việc áp dụng các nguyên tắc tổ chức hoạt động KSNB
Để đánh giá về việc vận hành các quy chế KSNB đối với chu kỳ mua sắm và thanh lý TSCĐHH, các thủ tục khảo sát thường được KTV áp dụng là:
- Quan sát quá trình vận hành của hệ thống (Quan sát quá trình thực hiện công việc tiếp nhận, quản lý TSCĐHH, đánh giá về mặt giá trị của các TSCĐHH).
- Phỏng vấn những người có trách nhiệm với việc xây dựng và duy trì sự hoạt động của hệ thống (như thực hiện thủ tục mua sắm, tiếp nhận, quản lý, thanh lý TSCĐHH, các quy định bảo vệ vật chất đối với TSCĐHH...)
- Kiểm tra các tài liệu và dấu hiệu chứng minh cho các thủ tục KSNB đã thực hiện (dấu hiệu phê chuẩn trên hợp đồng, biên bản bàn giao TSCĐHH.)
Khi đánh giá việc áp dụng các quy chế KSNB cần chú ý đến các khía cạnh cơ bản: Tính hiệu lực, hiệu quả của các quy chế kiểm soát và việc thực hiện thường xuyên, liên tục của các quy chế kiểm soát.
□ Đánh giá về tình hình thực hiện các nguyên tắc tổ chức thực hiện hoạt động Kiểm soát nội bộ
Bên cạnh việc đánh giá việc thiết kế, vận hành các quy chế KSNB đối với chu kỳ mua sắm và thanh lý TSCĐHH, KTV cũng cần phải đánh giá việc tổ chức thực hiện các nguyên tắc KSNB: Bất kiêm nhiệm, phân công phân nhiệm và phê chuẩn, ủy quyền. Các thủ tục khảo sát thường được KTV áp dụng là:
Mục tiêu Các nghiệp vụ thông thường Lưu ý
Khóa luận tốt nghiệp - Phạm Phương Anh Học Viện Ngân Hàng
- Đọc, tìm hiểu các văn bản, quy chế quy định rõ trách nhiệm, công việc của người tham gia thực hiện công việc.
- Phỏng vấn những người có trách nhiệm và những người thực thi công việc như mua sắm TSCĐ, tiếp nhận TSCĐHH...
- Kiểm tra các dấu hiệu kiểm soát lưu trên chứng từ.
b.2 Thử nghiệm cơ bản đối với khoản mục Tài sản cố định hữu hình
❖ Thủ tục phân tích
Ở giai đoạn lập kế hoạch, KTV đã tiến hành thủ tục phân tích sơ bộ, đến bước này; KTV sẽ tiếp tục đi sâu phân tích hơn nữa đối với hai kỹ thuật phân tích chủ yếu là phân tích xu hướng và phân tích tỷ suất:
Kỹ thuật phân tích xu hướng: So sánh nguyên giá của các loại TSCĐHH hiện có của đơn vị với các kỳ trước; so sánh giá trị hao mòn lũy kế của các loại TSCĐHH với các kỳ trước; so sánh giá trị còn lại của các loại TSCĐHH với các kỳ trước, so sánh tổng hợp chi phí khấu hao TSCĐHH với các kỳ trước; lập Bảng kê tăng, giảm từng loại TSCĐHH với các kỳ trước.
Kỹ thuật phân tích tỷ suất: So sánh tỷ lệ khấu hao bình quân của kỳ này với kỳ
trước; so sánh tỷ suất giữa tổng chi phí sửa chữa lớn TSCĐHH với tổng nguyên giá TSCĐ, giữa tổng nguyên giá TSCĐHH với giá trị tổng sản lượng với các kỳ trước.
Khi phân tích những biến động liên quan đến khoản mục TSCĐHH, KTV cần tìm hiểu và loại trừ ảnh hưởng của những nguyên nhân hợp lý, những yếu tố đương nhiên dẫn đến sự thay đổi của các chỉ tiêu so với kỳ trước như: môi trường kinh doanh, điều kiện kinh doanh, các biến động ngành nghề, sức ép, ảnh hưởng của chính sách khấu hao, ... Từ đó, đánh giá và xét đoán khả năng sai phạm với khoản mục TSCĐHH và hướng kiểm tra chi tiết đối với nghiệp vụ và các số dư các thông tin chủ yếu.
❖ Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư đối với các thông tin liên quan đến khoản mục tài sản tài cố định hữu hình
a, Đối với các nghiệp vụ ghi tăng, giảm Tài sản cố định hữu hình:
Việc kiểm tra chi tiết khoản mục TSCĐHH chủ yếu tập trung vào những nghiệp vụ có nhiều nghi vấn như: Giá trị nghiệp vụ lớn, số liệu so sánh không phù hợp với thực tế, thiếu các chứng từ liên quan. Mục tiêu của thủ tục kiểm tra chi tiết
Khóa luận tốt nghiệp - Phạm Phương Anh Học Viện Ngân Hàng
nghiệp vụ tài sản cố định hữu hình là tìm ra những điểm bất hợp lý, sai số trong tính toán, hạch toán sai quy định. Đối với việc kiểm tra chi tiết nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐHH có ý nghĩa quan trọng đối với việc kiểm toán khoản mục này, các sai phạm liên quan không chỉ ảnh hưởng các chỉ tiêu trên BCĐKT mà còn ảnh hưởng trọng yếu đến các BCTC khác của doanh nghiệp. Việc kiểm tra chi tiết nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐHH được thực hiện phù hợp với các mục tiêu kiểm toán cụ thể
Đảm bảo cho các nghiệp vụ tăng giảm được phê duyệt đúng đắn
- So sánh tổng nguyên giá TSCĐHH tăng năm
nay so với các năm trước.
- Đánh giá tính hợp lý của các nghiệp vụ tăng,
giảm TSCĐHH với tình hình hoạt động thực tế
của đơn vị (khả năng, công suất máy móc thiết
bị, mức độ cũ mới của máy móc thiết bị...)
- Đánh gía tính hợp lý của việc phê duyệt giá
mua, giá bán của các TSCĐHH tăng, giảm
KTV phải có hiểu biết sâu sắc về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình thực tế của doanh nghiệp
Đảm bảo cho các nghiệp vụ TSCĐHH là có căn cứ hợp lý
- Kiểm tra tính đầy đủ, hợp lệ và hợp pháp của
các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ tăng, giảm
TSCĐHH.
- Kết hợp kiểm tra chứng từ, tài liệu với kiểm
tra
vật chất thực tế TSCĐHH.
- Kiểm tra quá trình mua sắm, các chứng từ,
tài
Quy mô của thử nghiệm này càng lớn khi hệ thống KSNB được đánh giá là yếu Đảm bảo sự đánh giá đúng đắn, hợp lý của - Kiểm tra tính đúng đắn, phù hợp và nhất quán
của các chính sách xác định nguyên giá TSCĐHH mà doanh nghiệp áp dụng.
- Tính toán lại nguyên giá TSCĐHH trên cơ sở
Mức độ khảo sát phụ thuộc vào việc đánh giá hệ thống KSNB
nghiệp vụ TSCĐHH các chứng từ đã kiểm tra. Đảm bảo cho việc phân loại và hạch toán đúng đắn các nghiệp vụ TSCĐHH
- Kiểm tra chính sách phân loại và sơ đồ hạch
toán TSCĐHH của doanh nghiệp, đảm bảo sự
hợp lý và phù hợp với các quy định hiện hành.
- Chọn mẫu các nghiệp vụ TSCĐHH để kiểm
tra
việc phân loại, xem xét bút toán ghi sổ và các Đảm bảo sự
cộng dồn đúng đắn các nghiệp vụ TSCĐHH
- Cộng dồn các bảng kê tăng, giảm TSCĐHH
trong kỳ.
- Đối chiếu số liệu giữa các sổ chi tiết, sổ tổng
hợp, các bảng kê với nhau và với sổ cái tổng hợp.
- Đối chiếu số liệu trên các sổ kế toán
TSCĐHH
với kết quả kiểm kê thực tế.
Bảng 1.1: Thủ tục kiểm tra chi tiết nghiệp vụ phát sinh tăng,giảm TSCĐHH
b) Đối với các số dư tài sản cố định:
Việc kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐHH thường kết hợp với quá trình kiểm tra chi tiết số dư của các khoản TSCĐHH. Quy mô các đánh giá nghiệp vụ tăng, giảm TSCĐHH phụ thuộc vào tính trọng yếu, mức độ rủi ro kiểm soát của đơn vị mà KTV đã đánh giá, cũng như kinh nghiệm và kết quả kiểm toán các niên độ trước (nếu có). Cụ thể kiểm tra chi tiết số dư các tài khoản TSCĐHH:
Với số dư đầu kỳ, nếu khoản mục TSCĐHH đã được kiểm toán năm trước thì KTV có thể dựa vào số liệu đó và không phải kiểm tra lại. Trong trường hợp ngược lại, KTV phải chia số dư đầu kỳ thành các bộ phận nhỏ chi tiết tương ứng với từng nhóm TSCĐHH như: nhà của vật kiến trúc, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải truyền dẫn, thiết bị dụng cụ quản lý sau đó tiến hành đối chiếu sổ chi tiết với sổ tổng hợp, sổ cái TSCĐHH để xem xét tính chính xác của các số dư.
Khóa luận tốt nghiệp - Phạm Phương Anh Học Viện Ngân Hàng
Với các số dư cuối kỳ, dựa trên cơ sở kết quả số dư đầu kỳ và các số phát sinh tăng, giảm TSCĐHH trong kỳ đã được kiểm toán chi tiết, KTV sẽ tính toán số dư cuối kỳ và đối chiếu với số liệu trên sổ sách kế toán. Đồng thời, KTV cũng cần đối chiếu với biên bản kiểm kê TSCĐHH của doanh nghiệp đó KTV tiến hành chọn mẫu số TSCĐHH trên sổ chi tiết và đối chiếu với các số liệu trên thực tế.
c)
Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ và số dư hao mòn Tài sản cố định hữu hình
❖Kiểm tra chi tiết nghiệp vụ khấu hao
Chi phí khấu hao là một loại chi phí ước tính, nghĩa là việc xác định chi phí phải trích hằng năm là một ước tính chứ không phải là chi phí thực tế phát sinh. Mức khấu hao phụ thuộc vào 2 yếu tố: nguyên giá và thời gian trích khấu hao. Mục tiêu cơ bản của kiểm toán chi phí khấu hao TSCĐHH là xem xét quá trình tính toán, đánh giá xác định và phân bổ mức khấu hao TSCĐHH cho các đối tượng sử dụng có hợp lý và đảm bảo tính nhất quán hay không, mục tiêu này được cụ thể hóa như sau:
- Phải đảm bảo chính sách khấu hao mà doanh nghiệp đang áp dụng là hợp lý
và nhất quán
- Việc tính toán mức khấu hao của TSCĐHH được thực hiện chính xác
- Việc phân bổ chi phí khấu hao cho các đối tượng được thực hiện một cách
hợp lý và nhất quán giữa các kỳ
Các thủ tục kiểm toán chi phí khấu hao chủ yếu:
- Tiến hành phân tích sơ bộ chi phí khấu hao: So sánh tỷ lệ khấu hao bình
quân kỳ này với các kỳ trước; So sánh tổng chi phí khấu hao kỳ này với các kỳ trươc; so sánh tỷ trọng chi phí khấu hao trong toàn bộ chi phí sản xuất hoặc trong giá thành sản phẩm với các kỳ trước... Khi so sánh nếu phát sinh các biến động bất thường, KTV cần tìm hiểu nguyên nhân và giải thích được các biến động đó.
- Kiểm tra việc tính toán khấu hao của doanh nghiệp: KTV có thể kiểm tra lại
các căn cứ mà doanh nghiệp sử dụng để tính khấu hao, nguyên giá TSCĐHH, giá trị thanh lý ước tính, thời gian sử dụng hữu ích; Chọn mẫu một số TSCĐHH tiến hành tính lại khấu hao; So sánh số liệu trên bảng tính khấu hao, sổ chi tiết hao mòn; Kiểm tra các trường hợp TSCĐHH đã hết khấu hao mà doanh nghiệp vẫn sử dụng được;
Khóa luận tốt nghiệp - Phạm Phương Anh Học Viện Ngân Hàng
Kiểm tra việc trích hoạc thôi trích khấu hao với các TSCĐHH mới tăng, giảm trong
kỳ.
- Kiểm toán giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐHH: Kiểm tra việc hạch toán chi
phí khấu hao TSCĐHH trong kỳ làm tăng giá trị hao mòn của TSCĐHH; Kiểm tra việc ghi giảm giá trị hao mòn TSCĐHH với các nghiệp vụ giảm TSCĐHH trong kỳ; Tính toán lại giá trị hao mòn lũy kế của TSCĐHH.
d)
Kiểm tra các khoản chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu
Mục tiêu kiểm toán đối với các khoản chi phí này là đảm bảo các khoản chi phí phát sinh thực tế, phù hợp với điều kiện thực tế của doanh nghiệp; các khoản chi phí này phải được hạch toán đầy đủ và đúng các trình tự, phương pháp kế toán theo quy định của các Chuẩn mực, chế độ kế toán liên quan...
Các thủ tục kiểm toán có thể được KTV áp dụng trong trường hợp này là:
- Lập các Bảng kê chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu liên quan đến
TSCĐHH phát sinh trong kỳ;
- So sánh các khoản chi phí phát sinh với các kỳ trước để đánh giá biến động
của các khoản phí tổn phát sinh;
- Đánh giá sự hợp lý của các khoản phí tổn phát sinh trong kỳ với tình hình
hoạt động thực tế của doanh nghiệp, KTV có thể tiếp cận trực tiếp, trao đổi với các nhà quản lý doanh nghiệp, cán bộ quản lý các bộ phận sử dụng TSCĐHH;
- Kiểm tra sự phát sinh thực tế của các khoản chi phí để loại bỏ khả năng hạch
toán khống các khoản chi phí sữa chữa nhằm hợp lý hóa cho các khoản chi phí khác bằng cách: kiểm tra tính đầy đủ, hợp pháp của các chứng từ liên quan, trong trường hợp cần thiết có thể đề nghị quan sát các bộ phận của TSCĐHH đã được thay thế, sửa chữa;
- Kiểm tra tác động của các khoản phí tổn đối với khả năng hoạt động của
TSCĐHH: Trong trường hợp các khoản phí tổn này chỉ nhằm mục đích khôi phục và duy trì tình trạng ban đầu của TSCĐHH thì sẽ được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, KTV cần xem xét việc kết chuyển các khoản chi phí phát sinh vào chi phí trong kỳ của doanh nghiệp nhằm đảm bảo tuân thủ các chuẩn mực và chế độ kế toán, nếu chi phí phát sinh lớn cần phân bổ vào chi phí của nhiều kỳ, KTV cũng cần kiểm tra các chính sách phân bổ doanh nghiệp đang áp dụng;
Khóa luận tốt nghiệp - Phạm Phương Anh Học Viện Ngân Hàng
Trường hợp các phí tổn chắc chắn làm tăng lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng TSCĐHH, thì phí tổn này phải được hạch toán tăng nguyên giá TSCĐHH (vốn hóa).