Đánh giá rủi ro kiểm soát (control risk)

Một phần của tài liệu 625 hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định hữu hình trong báo cáo tài chính tại công ty TNHH nexia STT chi nhánh hà nội (Trang 54 - 56)

Trong giai đoạn này, KTV sẽ đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ dựa trên kế hoạch đã xây dựng để đánh giá mức độ rủi ro về việc liệu hệ thống kiểm soát nội bộ có thể ngăn chặn được sai phạm hay không .Rủi ro kiểm soát được KTV đánh giá đối với riêng khoản mục TSCĐHH thông qua việc tìm hiểu KSNB của khách hàng đối với khoản mục này. Và hơn nữa, quá trình này cũng cung cấp thông tin để kiểm toán viên có thể đưa ra các kiến nghị có giá trị trong thư quản lý để có thể cải thiện hệ thống kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp.

Cụ thể các bước công việc cần thực hiện trong giai đoạn này bao gồm:

Tìm hiểu về hệ thống của đơn vị đối với khoản mục Tài sản cố định hữu hình

KTV có thể thực hiện bằng cách phỏng vấn những người quản lý, cán bộ chủ chốt, đọc tài liệu hay quan sát việc sử dụng TSCĐHH tại đơn vị khách hàng và kết hợp với những hiểu biết về lĩnh vực hoạt động của khách hàng để đưa ra những đánh giá về phong cách quản lý, điều hành của các thành viên có liên quan. KTV cần phải chú ý đến hệ thống kế toán và các nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến TSCĐHH, quy trình kế toán và bên cạnh đó không thể không đánh giá tính liêm khiết của kế toán liên quan đến khoản mục và các nhân viên có liên quan. Những

Khóa luận tốt nghiệp - Phạm Phương Anh Học Viện Ngân Hàng

bảng câu hỏi về KSNB, bảng mô tả hệ thống KSNB, lưu đồ về KSNB,... là những công cụ hữu hiệu giúp KTV có thể tìm hiểu về KSNB một cách trọng vẹn nhất.

Đánh giá rủi ro kiểm soát và thiết kế thử nghiệm kiểm soát:

+Đánh giá sơ bộ về rủi ro kiểm soát

Sau khi tìm hiểu về cấu trúc, cách thức hoạt động của hệ thống KSNB thì KTV phải tiến hành đánh giá ban đầu về những rủi ro kiểm soát. Có 3 cấp độ về việc đánh giá rủi ro kiểm soát là cao, trung bình và thấp. Thông thường thì rủi ro kiểm soát cao khi hệ thống kế toán và hệ thống KSNB không đầy đủ, không hiệu quả, và có thể là KTV không nhận được sự hợp tác từ khách hàng từ việc cung cấp đầy đủ cơ sở cho việc đánh giá của mình. Ngược lại, KTV đánh giá rủi ro kiểm soát không cao nếu như KTV đã thu thập đầy đủ những bằng chứng, cơ sở để kết luận hệ thống kế toán và KSNB của đơn bị khách hàng được thiết kế, vận hành có thể ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu.

+Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát

Sau khi các sai sót, gian lận có thể xảy ra đối với khoản mục TSCĐHH được KTV xác định thì tiếp tục đánh giá tính hữu hiệu của hệ thống KSNB trong việc phát hiện, ngăn ngừa các rủi ro đó. Sau quá trình kiểm tra, nếu KTV nhận thấy được tính hiệu lực của các thủ tục kiểm soát là tốt, có hiệu quả thì sẽ đánh giá rủi ro kiểm soát dưới mức tối đa. Và đây cũng chính là cơ sở giúp KTV giới hạn được phạm vi của các thử nghiệm cơ bản sẽ phải tiến hành trong khi kiểm tra chi tiết. Ngược lại, nếu mức rủi ro được đánh giá là cao thì KTV sẽ bỏ qua các thử nghiệm kiểm soát mà đi tiến thành ngay vào các thử nghiệm cơ bản. Tùy từng trường hợp cụ thể mà thử nghiệm kiểm soát được thực hiện với những phương pháp khác nhau, ví dụ :

V Phương pháp kiểm tra tài liệu : Kiểm tra đến những tài liệu làm việc, chữ

ký phê duyệt, hóa đơn, chứng từ liên quan, mua bán hàng hóa có đủ báo giá hay không, ..

V Phương pháp phỏng vấn các nhân viên liên quan đến hoạt động kiểm soát

và việc vận hành các hoạt động kiểm soát đối với TSCĐHH, kế toán liên quan đến TSCĐHH.

Khóa luận tốt nghiệp - Phạm Phương Anh Học Viện Ngân Hàng

V Phương pháp quan sát hoạt động kiểm soát: KTV có thể thực hiện quan

sát các nhân viên của đơn vị thực hiện các công việc để xem các quy trình kiểm soát đối với khoản mục TSCĐHH có được tuân thủ không.

V Thực hiện lại thủ tục kiểm soát: KTV thực hiện lại các kiểm soát để xem

các kiểm soát đó có mang lại kết quả như kỳ vọng hay không. KTV có thể tự lập lại bảng kiểm kê, danh sách tài sản hiện có tại một bộ phận nào đó để xem có đúng với báo cáo hay không.

Một phần của tài liệu 625 hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định hữu hình trong báo cáo tài chính tại công ty TNHH nexia STT chi nhánh hà nội (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w