Thực trạng quy trình kiểm toán Tài sản cố định hữu hình trong Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Nexia STT chi nhánh Hà Nội thực hiện

Một phần của tài liệu 625 hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định hữu hình trong báo cáo tài chính tại công ty TNHH nexia STT chi nhánh hà nội (Trang 50 - 54)

c) Kết thúc kiểm toán

2.2 Thực trạng quy trình kiểm toán Tài sản cố định hữu hình trong Báo cáo tài chính do Công ty TNHH Kiểm toán Nexia STT chi nhánh Hà Nội thực hiện

2.2.1 Quy trình kiểm toán chi tiết khoản mục tài sản cố định hữu hình của công

ty

Dựa trên phương pháp kiểm toán “hình phễu rủi ro”, về cơ bản, Công ty TNHH Kiểm toán NEXIA STT cũng thực hiện cuộc kiểm toán theo 3 giai đoạn: lập kế hoạch kiểm toán, thực hiện kiểm toán và kết thúc kiểm toán. Tuy nhiên, do đặc

Khóa luận tốt nghiệp - Phạm Phương Anh Học Viện Ngân Hàng

điểm tiếp cận rủi ro, bởi vậy, NEXIA STT có những nét rất riêng, cải thiện và khoa học. Không chỉ quan tâm đến rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và rủi ro phát hiện, phương pháp kiểm toán của NEXIA STT còn tập trung vào rủi ro còn lại, đây là cơ sở để giảm rủi ro kiểm toán tới mức tối đa trong khi mỗi cuộc kiểm toán đều bị giới hạn về mặt thời gian và chi phí thực hiện.

a) Lập kế hoạch kiểm toán

Lập kế hoạch kiểm toán là khâu đầu tiên, bước làm cần thiết đối với một cuộc kiểm toán, nó ảnh hưởng và chi phối đến chất lượng của một cuộc kiểm toán. Việc vạch định ra một kế hoạch giúp KTV định hướng được tầm quan trọng của khoản mục TSCĐHH trên báo cáo tài chính, xác định được những vấn đề phát sinh và có biện pháp xử lí kíp thời, qua đó thực hiện tiến hành phân công, phân nhiệm, phối hợp công việc phù hợp cho các thành viên nhóm kiểm toán của mình.

Thực hiện phân tích môi trường hoạt động của khách hàng

Kiểm toán viên sẽ tiến hành thu thập và đánh giá toàn bộ những thông tin có liên quan đến tình hình kinh doanh của phía bên khách hàng, đặc biệt chú trọng vào những thông tin bên ngoài như môi trường, nhà cung cấp, các đối thủ cạnh tranh,...

• Môi trường (Environment): Để hiểu sâu hơn về môi trường hoạt động của

công ty khách hàng, Kiểm toán viên chủ động tiến hành thu thập các giấy phép đầu tư và các tài liệu có liên quan đến môi trường, ngành nghề hoạt động của công ty khách hàng, các ưu đãi được hưởng của chính quyền địa phương có liên quan đến việc sử dụng thuế, các chính sách được hoạch định ra để phát triển trong tương lai,.

• Thông tin (Information): Những thông tin chung, bao quát về đơn vị khách

hàng để từ đó giúp khoanh vùng được rủi ro, giảm thiểu thời gian, chi phí, qua việc tìm hiểu thông tin về khách hàng cũng giúp kiểm toán viên định hình được cách thức cho cuộc kiểm toán.

• Chủ sở hữu (Owners), Khách hàng (customers), Nhà quản lý (management),

Nhà cung cấp (Suppliers) đây chính là những người đại diện cho bên thứ ba mà kiểm toán viên cần phải biết và nắm được tình hình, mối quan hệ của họ với công ty khách hàng. Qua nhiều năm đối với từng công ty, đơn vị sản xuất thì thường có những thay đổi trong việc lựa chọn nhà cung cấp, khách hàng, các ban quản lý,.

Khóa luận tốt nghiệp - Phạm Phương Anh Học Viện Ngân Hàng

tìm hiểu những thông tin này giúp KTV trong quá trình kiểm toán hiểu được tình hình tài chính cũng như tình hình kinh doanh hiện tại đối với bên thứ 3 của khách hàng đang diễn ra như thế nào.

• Đối tượng cuối cùng mà kiểm toán viên cần chú ý đến đó chính là là giá trị

(value), ban quan lý (Management) và quá trình kinh doanh (Business process). Từ 3 yếu tố để trên là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến mô hình đánh giá rủi ro tại công ty Kiểm toán NEXIA. Việc tìm hiểu chúng giúp cho KTV nắm rõ hơn về khách hàng, sự vận hành của ban quan lý, và các thành viên trong ban được thành lập và hoạt động như thế nào, hay có thể là chu trình kinh doanh của doanh nghiệp gồm những bước gì, diễn ra như sao,.... Đây cũng chính là những thông tin quan trọng đối với mọi cuộc kiểm toán.

Thực hiện phân tích tình hình kinh doanh và hiệu quả kinh doanh

Nội dung khái quát như sau:

• Kết quả kinh doanh hiện tại: Thể hiện qua khả năng sinh lời (sử dụng các tỉ

suất: Tỉ suất sinh lời của tài sản, Tỉ suất đầu tư vào TSCĐHH, tỉ suất tự tài trợ TSCĐHH, vòng quay TSCĐHH,.)

• Kết quả hoạt động kỳ vọng: Sử dụng chủ yếu đòn bẩy tài chính (sử dụng tỉ

suất nợ, tỉ suất nợ trên vốn chủ sở hữu), giá trị thị trường (cổ tức, tỉ suất giá trị thị trường trên giá trị sổ sách).

• Xác định và tìm nguồn gốc rủi ro: Sai sót và gian lận là hai điều không thẻ

tránh khỏi đối với mọi cuộc kiểm toán. Cần chú tới những yếu tố liên quan đến tính trọng yếu và sai phạm có thể bỏ qua được, tình hình kinh tế hiện tại gắn với hoạt động sản xuất của khách hàng, quá trình xử lí thông tin và cả tính hiện hữu, dễ nắm bắt được của yếu tố tạo ra rủi ro là gì.

• Đối chiếu với báo cáo tài chính (thủ tục phân tích ngang, dọc): Việc thực

hiện tính toán ngang, dọc giữa các chỉ tiêu trên báo cáo tài chính giúp ích cho KTV có thể liên kết được rủi ro xảy ra sai phạm giữa các khoản mục trên BCTC được cung cấp bởi ban giám đốc của công ty. Việc tiến hành kiểm tra đầy đủ, chi tiết các rủi ro có thể gây ra sai phạm trọng yếu và việc xác định được các khoản mục nào có rủi ro thấp sẽ giúp KTV biết được có nên thiết kế các thủ tục kiểm toán bổ trợ tiếp theo hay không.

Khóa luận tốt nghiệp - Phạm Phương Anh Học Viện Ngân Hàng

Sau khi thực hiện các quy trình phân tích thông tin khách hàng, tình hình kinh doanh và hiệu quả kinh doanh thì kiểm toán viên sẽ xác định được các vùng rủi ro theo các mức độ khác nhau, xác định được rủi ro còn lại để tiến hành thiết kế những thủ tục kiểm toán bổ trợ khác. Sau đó tiếp tục thực hiện giai đoạn kiểm toán tiếp theo.

Thực hiện tìm hiểu sơ bộ về KSNB của công ty đối với khoản mục Tài sản cố định hữu hình và đưa ra kết luận tổng quan nhất về hệ thống KSNB:

Mục tiêu thủ tục:

- Nắm bắt và phải hiểu được những giao dịch, sự kiện có liên quan tới chu

trình của khoản mục TSCĐHH

- Đánh giá về khâu thiết kế và thực hiện đối với các kiểm soát chính của chu

trình TSCĐHH

- Quyết định xem liệu có cần phải thực hiện thử nghiệm kiểm soát hay không

- Thiết kế các thử nghiệm cơ bản phù hợp và hiệu quả

Nguồn số liệu: Điều lệ Công ty, Quy chế quản lý sử dụng TSCĐHH, quy chế Tài chính, các văn bản, thông tư mà doanh nghiệp đang áp dụng đối với khoản mục TSCĐHH, quy định của Ban Giám Đốc về việc mua bán TSCĐHH, Quy định về chi tiêu nội bộ công ty,....

Thực hiện thủ tục: Kiểm tra, phân tích, đối chiếu tài liệu được Công ty cung cấp , Phỏng vấn Ban giám đốc, những người có liên quan trực tiếp.

Việc đánh giá tính trọng yếu được thực hiện thông qua các bước sau:

Bước 1: Tìm hiểu về quy định, quan điểm và sự hiểu biết của Ban giám đốc về

mức độ trọng yếu tại công ty mình.

Bước 2: Xác định mức độ trọng yếu.

Tại NEXIA STT, để xác định được được mức độ trọng yếu, cần xác định được hai thành phần: điểm chuẩn và phần trăm để có thể tính được mức độ trọng yếu.

- Xác định điểm chuẩn trọng yếu: Đầu tiên KTV cần xác định các chỉ tiêu có

mức độ trọng yếu cao, đáng chú ý trong kỳ kinh doanh của khách hàng, đây có thể là chỉ tiêu đang được mọi người quan tâm nhất, hoặc cũng có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất đối với khách hàng. Yếu tố này không cố định mà phụ thuộc vào đặc điểm của từng khách hàng kiểm toán. Trên cơ sở đó, bằng những kiến thức chuyên môn

Khóa luận tốt nghiệp - Phạm Phương Anh Học Viện Ngân Hàng

và phương pháp nghề nghiệp của mình thì kiểm toán viên sẽ tính ra điểm chuẩn trọng yếu. Việc này chủ yếu được thực hiện bởi các kiểm toán viên cấp cao.

- Xác định phần trăm sai phạm: Yếu tố kinh nghiệm nghề nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc xác định yếu tố này. KTV sử dụng kiến thức chuyên môn cũng như năng lực của mình để đưa ra được khoảng phần trăm có thể sai phạm và lựa chọn phần trăm sai phạm mà họ cho là có thể xảy ra nhiều nhất đối với từng nhóm khách hàng của mình.

Bước 3: Tính toán độ trọng yếu

Độ trọng yếu = Điểm chuẩn trọng yếu * Phần trăm sai phạm (%)

( Materiality amount = Benckmark Amount * Measurement Percentage )

Nguồn: Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn NEXIA STT

Một phần của tài liệu 625 hoàn thiện quy trình kiểm toán tài sản cố định hữu hình trong báo cáo tài chính tại công ty TNHH nexia STT chi nhánh hà nội (Trang 50 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w