a) Khái niệm sản phẩm dở dang.
Sản phẩm dở dang trong doanh nghiệp là những sản phẩm chưa kết thúc giai đoạn sản xuất cuối cùng trong doanh nghiệp để có thể trở thành thành phẩm có thể là bán thành phầm, hàng hóa vẫn nằm trong quá trình sản xuất. Nguyên liệu, sản
18
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Lê Văn Luyện
phẩm dở dang và dự trữ thành phẩm tạo thành mức đầu tư hàng tồn kho của doanh nghiệp
Khái niệm sản phẩm dở dang chỉ mang tính tương đối, vì đối với doanh nghiệp này đó có thể là sản phẩm cuối cùng nhưng đối với doanh nghiệp khác lại là thành phẩm. Bán thành phẩm là những sản phẩm đã kết thúc một số giai đoạn trong công nghệ chế biến sản phẩm tại doanh nghiệp nhưng chưa kết thúc giai đoạn chế biến cuối cùng.
b) Các phương pháp tính sản phẩm dở dang cuối kỳ.
- Đánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:
Theo phương pháp dánh giá sản phẩm dở dang theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp thì giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ chỉ tình phần chi phí nguyên vật liệu chính trực tiếp hoặc chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (cả nguyên vật liệu chính và phụ). Còn các khoản chi phí khác tính cả cho sản phẩm hoàn thành.
Phương pháp này áp dụng nếu chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng lớn (>90%) trong tổng chi phí sản xuất. Khối lượng sản phẩm dở dang ít và không biến động nhiều giữa cuối kỳ và đầu kỳ.
Công thức tính khối lượng sarun phẩm dở dang cuối kỳ theo CP NVLTT:
Dck= ^τττ X Qd (1.7)
Qtp+Qd v 7
Trong đó:
Dck: Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ (CPNVLtt, CPNVL chính)
Ddk: Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ (CPNVLtt, CPNVL chính)
cn: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ Q tp: Khối lượng thành phẩm
Q d: Khối lượng sản phẩm dở dang cuối kỳ
- Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo mức độ hoàn thành tương đương: Đối với những doanh nghiệp có chi phí nguyên vật liệu trực tiếp chiếm tỷ trọng không lớn trong tổng chi phí sản xuất và không ổn định giữa các kỳ, đánh giá được mức độ hoàn thành của sản phẩm dở dang. Nếu cơ sở có quy trình phức tạp, sản phẩm dở nhiều và không đều nhau thì áp dụng đánh giá sản phẩm dở danh theo mức độ hoàn thành tương đương.
19
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: PGS. TS Lê Văn Luyện
Đánh giá sản phẩm dở dang theo mức độ hoàn thành tương đương tính toán phức tạp nhưng chi phí sản xuất dở dang cuối kỳ được tính tương đối chính xác và phù hợp với nguyên tắc giá gốc trong tính giá vốn sản phẩm sản xuất.
Công thức xác định giá trị sản phẩm dở dang theo phương pháp sản lượng hoàn thành tương đương:
D^ = 7⅛F⅛ X Qd' (1.8)
Qtp+Qd!
Trong đó:
Qd' = Qdx mức độ chẽ biến hoàn thành
: Giá trị sản phẩm dở dang cuối kỳ (CPNVLtt, CPNVL chính)
Ddk: Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ (CPNVLtt, CPNVL chính)
cn: Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp phát sinh trong kỳ : Khối lượng thành phẩm
Q d': Số lượng sản phẩm hoàn thành tương đương.
- Đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí sản xuất định mức:
Đối với những doanh nghiệp đã xây dựng được hệ thống định mức chi phí sản xuất hợp lý và ổn định thì sử dụng phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí sản xuất định mức.
Căn cứ vào định mức các khoản mục chi phí (chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) cho từng thành phẩm, bán thành phẩm và căn cứ vào số lượng sản phẩm dở dang đã kiểm kê cuối kỳ.
Công thức tính sản phẩm dở dang cuối kỳ theo chi phí sản xuất định mức:
Giá trị sản = Số lượng sản x Định mức (1.9)
phẩm dở dang phẩm dở dang chi phí
cuối kỳ cuối kỳ
Theo cách này doanh nghiệp có thể đánh giá sản phẩm theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc theo tất cả các khoản mục chi phí sản xuất của doanh nghiệp.