Thuế GTGT nói riêng hay Thuế nói chung luôn được là vấn đề quan tâm hàng đầu đối với chính sách phát triển của Nhà nước vì nó gắn liền với quyền lợi và nghĩa vụ của toàn xã hội. Thuế GTGT là một bộ phận quan trọng trong hệ thống thuế của Nhà nước, do đó để nghiên cứu những vấn đề liên quan đến thuế GTGT, chúng ta cần hiểu vai trò của nó đối với toàn bộ nền kinh tế xã hội.
Thứ nhất, thuế GTGT là một nguồn thu chủ yếu của NSNN. Thuế nói chung và thuế
GTGT nói riêng là công cụ hữu hiệu bậc nhất trong việc phân phối, điều tiết lợi tức quốc
dân, góp phần tăng nguồn thu NSNN, giảm bội chi, ổn định trật tự xã hội và dự trữ tài chính cho Nhà nước nhằm phát triển kinh tế lâu dài.
Thứ hai, thuế là công cụ quản lý và điều tiết nền kinh tế vĩ mô. Thuế GTGT có khả năng điều tiết sản xuất và tiêu dùng cao, nó là công cụ quản lý hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, giảm nguy cơ lạm phát, nâng đỡ những hoạt động sản xuất kinh doanh có lợi theo đường lối chính sách phát triển của Nhà nước, qua đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ngoài ra, thuế GTGT có tác dụng khuyến khích và thúc đẩy xuất khẩu, tạo sự bình đẳng giữa hàng hóa trong và ngoài nước.
Tiếp đó, thuế GTGT góp phần bảo đảm bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và công bằng xã hội. Hệ thống thuế GTGT được áp dụng thống nhất giữa các ngành nghề, các thành phần kinh tế, các tầng lớp dân cư, do đó, đảm bảo được sự bình đẳng và công bằng trong xã hội. Tất cả các cá nhân và tổ chức đều có nghĩa vụ đóng thuế theo quy định của pháp luật.
Cuối cùng, thuế GTGT là loại thuế gián thu, cho phép Nhà nước có thể kiểm soát
SV: Lê Cao Thắng-19A4020788 GVHD: TS Đặng Thị Bích Ngọc các DN xây dựng hệ thống chứng từ hóa đơn đầy đủ, tạo điều kiện cho việc kiểm tra, giảm sát, điều chỉnh của cơ quan chức năng.
1.1.5 Đặc điểm hạch toán thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ1.1.5.1 Chứng từ, sổ sách và tài khoản sử dụng