Vai trò, mục tiêu củakiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo

Một phần của tài liệu 608 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán AGS thực hiện (Trang 25 - 29)

5. Câu hỏi nghiên cứu

1.2.2. Vai trò, mục tiêu củakiểm toán Tài sản cố định trong kiểm toán Báo cáo

Báo cáo

tài chính

1.2.2.1. Vai trò của kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài

chính

Với sự tiến bộ về khoa học kĩ thuật, TSCĐ hữu hình như máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất ngày càng giữ vai trò quan trọng trong hoạt động của các doanh nghiệp. Đặc biệt với các doanh nghiệp sản xuất, hoạt động kinh doanh đang phát triển mạnh mẽ cả về chiều sâu và chiều rộng, đòi hỏi phải có một lượng TSCĐ thích hợp cho kinh doanh. Do đó vấn đề quản lý TSCĐ càng trở nên phức tạp. Giá trị khoản mục TSCĐ trong tổng tài sản của đơn vị thay đổi phù hợp tùy theo từng ngành nghề tùy loại hoạt động. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, khoản mục TSCĐ phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật nói chung và máy móc thiết bị nói riêng và thường có giá trị lớn. TSCĐ có liên quan tới nhiều chu trình như bán hàng và thu tiền, mua hàng và trả tiền, huy động và hoàn trả vốn đầu tư cho TSCĐ nên TSCĐ được đặc biệt nghiên cứu cùng với các chu trình kiểm toán khác trong kiểm toán BCTC. Chẳng hạn, trong chu trình kiểm toán đầu tư và chi trả, do chi phí mua sắm và đầu tư cho TSCĐ lớn, quay vòng vốn chậm, vì vậy để đảm bảo hiệu quả của việc đầu tư cho TSCĐ, kiểm toán khoản mục TSCĐ sẽ đánh giá tính kinh tế và tính hiệu quả của việc đầu tư, định hướng cho đầu tư sao có hiệu quả cao nhất. Đồng thời, nó sẽ góp phần phát hiện ra các sai sót trong việc xác định các chi phí phải chi trả như chi phí cấu thành nguyên giá TSCĐ, chi phí sửa chữa, chi phí khấu hao TSCĐ. Những sai sót trong việc tính các chi phí này thường dẫn đến những sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính của DN. Bên cạnh đó, thông qua việc kiểm toán, KTV có thể đưa ra những kiến nghị giúp cho DN cải tiến nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý TSCĐ. Vì vậy, kiểm toán TSCĐ không hẳn là một chu trình SV: Nguyễn Thị Mai Linh GVHD: PGS.TS Phạm Thanh Thuỷ

Khóa luận tốt nghiệp 16 Lớp: K20CLCI

1.2.2.2. Mục tiêu của kiểm toán tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài

chính

- Đối với tài sản cố định, mục tiêu kiểm toán đuợc thể hiện nhu sau:

1 Tính hiện hữu và phátsinh TSCĐ đuợc ghi chép là có thật. Các nghiệp vụ ghităng, giảm, trích khấu hao trong kỳ đều có thật.

2 Tính đầy đủ

TSCĐ thuộc quyền sở hữu của đơn vị đuợc ghi chép và báo cáo. Mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến TSCĐ đều phải đuợc hạch toán.

3 Tính đánh giá

TSCĐ đuợc đánh giá phù hợp với chuẩn mực và các chế độ kế toán hiện hành.

4 Quyền và nghĩa vụ

TSCĐ thuộc quyền sở hữu của đơn vị và đơn vị có quyền kiểm soát lâu dài

5 Tính chính xác

Các TSCĐ phản ánh trên sổ chi tiết đã đuợc ghi chép đúng, tổng cộng đúng và phù hợp với tài khoản tổng hợp trên sổ cái.

6 Trình bày và công bố

Sự trình bày và khai báo TSCĐ bao gồm cả việc công bố phuơng pháp tính khấu hao là đầy đủ và phù hợp với chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành.

STT Mục tiêu kiểm toánchung Mục tiêu kiểm toán chi phí khấu hao và hao mònluỹ kế

1

Tính đánh giá Xem xét việc xác định phương pháp, thời gian tính khấu hao tuân thủ đúng quy định hiện hành và áp dụng một cách nhất quán

2

Tính đầy đủ và chính xác

Xem xét việc ghi nhận giá trị hao mòn lũy kế, đầy đủ và chính xác khi giá trị hao mòn luỹ kế tăng lên do khấu hao, giá trị hao mòn luỹ kế giảm đi do thanh lý, nhượng bán TSCĐ cũng như việc phản ánh chính xác vào từng đối tượng TSCĐ cụ thể.

- Mục tiêu kiểm toán chi phí khấu hao và hao mòn luỹ kế

Mục tiêu kiểm toán chi phí khấu hao là xem xét trong việc tính mức khấu hao của DN và DN có phân bổ đúng cho các đối tuợng liên quan hay không? Để đáp ứng mục tiêu này kiểm toán cần xem xét phuơng pháp tính khấu hao và mức khấu hao đã trích để xác định xem:

- Phuơng pháp và thời gian tính khấu hao có tuân thủ quy định hiện hành hay không?

SV: Nguyễn Thị Mai Linh GVHD: PGS.TS Phạm Thanh Thuỷ

Khóa luận tốt nghiệp 17 Lớp: K20CLCI

- Thời gian tính khấu hao đã đăng ký có được áp dụng một cách nhất quán hay không? Neu thay đổi thì có được cho phép hay không?

- Việc tính toán mức khấu hao có chính xác không?

Đối với giá trị hao mòn luỹ kế, mục tiêu kiểm toán là xem xét việc ghi nhận đầy đủ và hợp lý giá trị hao mòn luỹ kế tăng lên do khấu hao, giá trị hao mòn luỹ kế giảm đi do thanh lý, nhượng bán TSCĐ cũng như việc phản ánh chính xác vào từng đối tượng TSCĐ cụ thể.

1.2.2.3. Căn cứ kiểm toán Tài sản cố định

Để có thể tiến hành kiểm toán và có thể đưa ra nhận xét về chỉ tiêu TSCĐ trên BCTC, KTV phải dựa vào các thông tin và tài liệu sau:

- Các nội quy, quy chế nội bộ của đơn vị liên quan đến việc mua sắm, quản lý sử dụng, thanh lý nhượng bán TSCĐ.

- Các tài liệu là căn cứ pháp lý cho các nghiệp vụ tăng, giảm, mua, bán, sửa chữa TSCĐ như: các hợp đồng mua bán, các bản thanh lý hợp đồng, các quyết định đầu tư...

- Các báo cáo kế toán tổng hợp và chi tiết các tài khoản có liên quan, như báo cáo tăng, giảm TSCĐ, các báo cáo sửa chữa, báo cáo thanh lý, bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. Các báo cáo tài chính có liên quan.

Khóa luận tốt nghiệp 18 Lớp: K20CLCI - Các sổ kế toán tổng hợp và chi tiết của các tài khoản liên quan như: sổ chi

tiết TSCĐ, hao mòn tài sản cố định, sổ cái và sổ tổng hợp các tài khoản có liên quan.

- Các chứng từ phát sinh liên quan đến TSCĐ, như: Hóa đơn mua, các chứng từ liên quan đến quá trình vận chuyển, lắp đặt, sửa chữa TSCĐ, các chứng từ thanh toán có liên quan như: Phiếu chi, giấy báo nợ, các biên bản thanh lý nhượng bán TSCĐ...

Các nguồn tài liệu về quá trình xử lý kế toán chủ yếu cung cấp bằng chứng liên quan trực tiếp đến các cơ sở dẫn liệu của các thông tin tài chính đã trình bày trên báo cáo tài chính được kiểm toán.

1.3. Quy trình kiểm toán khoản mục Tài sản cố định trong kiểm toán

Báo cáo

tài chính

Một phần của tài liệu 608 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán AGS thực hiện (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(135 trang)
w