5. Câu hỏi nghiên cứu
1.3.3. Giai đoạn kết thúc kiểm toán
1.3.3.1. Tổng hợp kết quả kiểm toán
Tổng hợp kết quả kiểm toán TSCĐ được thực hiện dựa trên những bằng chứng đã thu thập được và thường thể hiện dưới hình thức một bản tổng hợp kết quả kiểm toán hay biên bản kiểm toán.
Nội dung chủ yếu được thể hiện trong tổng hợp kết quả kiểm toán thường gồm: - Quan sát: KTV nêu rõ những công việc đã thực hiện trong quá trình kiểm
toán TSCĐ, từ đó kết luận về việc đạt hay chưa đạt được mục tiêu kiểm toán đối với khoản mục này.
Khóa luận tốt nghiệp 32 Lớp: K20CLCI - Ý kiến: KTV đề xuất các bút toán điều chỉnh (nếu có) hoặc những giải trình,
thuyết minh cần bổ sung trên BCTC, trong đó ghi rõ nguyên nhân điều chỉnh và số tiền điều chỉnh. Bên cạnh đó, KTV có thể đưa ra các ý kiến nhận xét về những hạn chế tồn tại của hệ thống kế toán và KSNB của DN đối với khoản mục TSCĐ và đề xuất các biện pháp nhằm cải tiến, hoàn thiện hệ thống kế toán và KSNB cho DN.
1.3.3.2. Phân tích Báo cáo tài chính
Thủ tục phân tích được tiến hành trong giai đoạn này, chủ yếu là phân tích soát xét BCTC lần cuối và đánh giá khả năng hoạt động liên tục của khách hàng. Đa phần các công ty kiểm toán và KTV vừa và nhỏ đều ít khi vận dụng thủ tục phân tích để thực hiện phân tích soát xét BCTC lần cuối. Bên cạnh đó, nhiều KTV và công ty kiểm toán cũng không tiến hành phân tích về khả năng hoạt động liên tục của khách hàng. Hầu hết, các công ty kiểm toán Việt Nam đều chưa biết đến việc vận dụng thủ tục phân tích để phân tích khả năng hoạt động của khách hàng như xét đoán các dấu hiệu lỗ liên tục trong nhiều năm, nợ ngắn hạn lớn hơn tài sản ngắn hạn, tính thanh khoản thấp hoặc không có sự hỗ trợ từ phía công ty mẹ,....
1.3.3.3. Đánh giá lại giả định hoạt động liên tục
Những thất bại trong kinh doanh của công ty khách hàng là kết quả của nhiều nguyên nhân khác nhau. Chẳng hạn như tài chính không thuận lợi, những vấn đề về luân chuyển tiền, quản lý yếu kém, sản phẩm lỗi thời, mất những khách hàng chính,... Nhà đầu tư sẽ rất thất vọng khi công ty đầu tư gặp những thất bại trong kinh doanh, đặc biệt là ngay sau khi kiểm toán viên phát hành báo cáo chấp nhận hoàn toàn. Ý kiến của kiểm toán viên không đảm bảo về sự hoạt động liên tục của công ty khách hàng. Tuy nhiên, kiểm toán viên phải đánh giá về sự hoạt động liên tục của mỗi khách hàng cho một kỳ nhưng không vượt quá một năm từ ngày lập bảng cân đối kế toán. Kiểm toán viên có thể đánh giá giả thuyết hoạt động liên tục dựa trên những thông tin thu thập được từ những thủ tục kiểm toán thông thường (đã thực hiện để kiểm tra với các cơ sở dẫn liệu quản lý). Nếu kiểm toán viên có nghi ngờ cụ thể về khả năng công ty khách hàng hoạt động không liên tục, kiểm toán viên sẽ nhận diện và đánh giá những kế hoạch
Khóa luận tốt nghiệp 33 Lớp: K20CLCI của ban quản lý đối với những vấn đề liên quan và đánh giá lại khả năng tiếp tục các hoạt động của công ty khách hàng.
Kiểm toán viên nên xem xét kinh nghiệm của công ty khách hàng trong việc ước tính trong quá khứ. Tuy nhiên, trong hoàn cảnh hiện tại các nhân tố có thể đã thay đổi hoặc bản thân các thủ tục của công ty khách hàng đã làm cho các nhân tố thay đổi so với quá khứ và vì thế trở thành yếu tố cần thiết cho ước tính. Những sự kiện hoặc nghiệp vụ xảy ra sau ngày lập bảng cân đối kế toán nhưng trước khi hoàn thành kiểm toán có thể sẽ trở nên hữu ích cho kiểm toán viên nhằm nhận diện và đánh giá sự phù hợp của các ước tính. Các sự kiện có liên quan có thể là khả năng thu tiền từ các khoản phải thu, bán hàng, các công cụ tài chính, mua hàng theo các cam kết mua,... trong đó có liên quan tới ước tính khả năng bị thua lỗ. Trách nhiệm của kiểm toán viên đối với việc xem xét các sự kiện xảy ra sau sẽ được trình bày ở phần sau.
1.3.3.4. Báo cáo kiểm toán và thư quản lý bản thảo
Ý kiến kiểm toán là sản phẩm cuối cùng của một cuộc kiểm toán báo cáo tài chính. Ý kiến kiểm toán đóng vai trò quan trọng bởi nó mang lại sự đảm bảo tính minh bạch và trung thực của các thông tin tài chính góp phần phục vụ nhu cầu của các doanh nghiệp, nhà đầu tư. Theo chuẩn mực kiểm toán số 700 về “Hình thành ý kiến kiểm toán và báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính” quy định các dạng ý kiến kiểm toán:
• Kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến kiểm toán dạng chấp nhận toàn phần khi kiểm toán viên kết luận rằng báo cáo tài chính được lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng.
• Kiểm toán viên phải đưa ra ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần trong báo cáo kiểm toán theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 705 trong các trường hợp:
- Dựa trên bằng chứng kiểm toán thu thập được, kiểm toán viên kết luận rằng báo cáo tài chính, xét trên phương diện tổng thể, vẫn còn sai sót trọng yếu; hoặc
Khóa luận tốt nghiệp 34 Lớp: K20CLCI - Kiểm toán viên không thể thu thập đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp
để đưa ra kết luận rằng báo cáo tài chính, xét trên phương diện tổng thể, không còn sai sót trọng yếu.
+ Ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần: Bao gồm “ý kiến kiểm toán ngoại trừ”, “ý kiến kiểm toán trái ngược” và “từ chối đưa ra ý kiến”. Trong đó:
Ý kiến kiểm toán ngoại trừ: Kiểm toán viên phải trình bày “ý kiến kiểm toán ngoại trừ” khi: Dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, kiểm toán viên kết luận là các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với báo cáo tài chính; hoặc Kiểm toán viên không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán, nhưng kiểm toán viên kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có của các sai sót chưa được phát hiện nếu có có thể là trọng yếu nhưng không lan tỏa đối với báo cáo tài chính.
Ý kiến kiểm toán trái ngược: Kiểm toán viên phải trình bày “ý kiến kiểm toán trái ngược” khi dựa trên các bằng chứng kiểm toán đầy đủ, thích hợp đã thu thập được, kiểm toán viên kết luận là các sai sót, xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, có ảnh hưởng trọng yếu và lan tỏa đối với báo cáo tài chính.
Từ chối đưa ra ý kiến: Kiểm toán viên phải từ chối đưa ra ý kiến khi kiểm toán viên không thể thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp để làm cơ sở đưa ra ý kiến kiểm toán và kiểm toán viên kết luận rằng những ảnh hưởng có thể có của các sai sót chưa được phát hiện nếu có có thể là trọng yếu và lan tỏa đối với báo cáo tài chính. Trong một số rất ít trường hợp liên quan đến nhiều yếu tố không chắc chắn, kiểm toán viên phải từ chối đưa ra ý kiến khi mặc dù đã thu thập được đầy đủ bằng chứng kiểm toán thích hợp liên quan đến từng yếu tố không chắc chắn riêng biệt nhưng kiểm toán viên vẫn kết luận rằng không thể đưa ra ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính do những ảnh hưởng tương tác có thể có của những yếu tố không chắc chắn và những ảnh hưởng lũy kế của những yếu tố này đến báo cáo tài chính.
Các kiểm toán viên thường đưa ra những lưu ý về những vấn đề giúp cho nhà quản lý có thể quản lý tốt hơn. Báo cáo về những quan sát của kiểm toán viên trong
Khóa luận tốt nghiệp 35 Lớp: K20CLCI thư quản lý do kiểm toán viên cung cấp được xem như là một phần của cuộc kiểm toán. Thư quản lý không nên có những vấn đề mâu thuẫn với thư giải trình của nhà quản lý. Thư quản lý không phải là một nội dung bắt buộc nhưng bản thân nó lại cung cấp những đề xuất cần thiết về hoạt động nói chung và hoạt động kiểm soát nói riêng của công ty khách hàng. Nhân viên kiểm toán được khuyến khích đề xuất các ý kiến cải thiện từ những phát hiện của mình trong khi thực hiện kiểm toán có liên quan tới hoạt động sản xuất và hoạt động kiểm soát không hiệu quả. Kết thúc mỗi cuộc kiểm toán kiểm toán viên nên gửi thư quản lý để khách hàng xác nhận.
1.3.3.5. Soát xét, kiểm soát chất lượng cuộc kiểm toán
Sau khi các thủ tục được lập ra trong chương trình kiểm toán mẫu đã hoàn thành, KTV có trách nhiệm gửi lại cho trưởng nhóm kiểm toán, sau đó đến chủ nhiệm kiểm toán soát xét toàn bộ GTLV liên quan đến phần hành của mình. Partner sẽ là người soát xét cuối cùng đối với tất cả GTLV của cuộc kiểm toán một khách hàng. KTV thực hiện phần hành phải giải thích hợp lý trước các cấp soát xét nếu có bất kỳ điểm cần lưu ý nào xuất hiện hoặc còn chưa trình bày rõ ràng trong GTLV.
- Soát xét của Trưởng nhóm kiểm toán
Soát xét Báo cáo tài chính và Báo cáo kiểm toán: Các chính sách kế toán, việc tuân thủ các quy định của luật pháp và các chuẩn mực về lập BCTC, việc trình bày và công bố thông tin trên BCTC...; Soát xét hồ sơ kiểm toán: soát xét toàn bộ các giấy làm việc trong hồ sơ kiểm toán.
Mục tiêu soát xét: Các bằng chứng kiểm toán thu thập được là đầy đủ và thích hợp với ý kiến kiểm toán đề xuất không; Các BCTC không còn tồn tại sai sót trọng yếu mà chưa được phát hiện ra;Tính phù hợp của giả định hoạt động liên tục khi lập BCTC; Quá trình kiểm soát được thực hiện phù hợp với phương pháp kiểm toán, chính sách kiểm soát chất lượng của công ty cũng như các chuẩn mực kiểm toán chi phối.
- Soát xét của Chủ nhiệm kiểm toán
Soát xét Báo cáo tài chính và Báo cáo kiểm toán: xem xét các nội dung chi tiết trong BCTC và đảm bảo rằng các vấn đề quan trọng của BCTC đã
Khóa luận tốt nghiệp 36 Lớp: K20CLCI được xử lý; Ý kiến của KTV trên Báo cáo kiểm toán là phù hợp. Soát xét hồ sơ kiểm toán: soát xét toàn bộ giấy làm việc của trưởng nhóm kiểm toán và các giấy làm việc quan trọng của các trợ lý khác trong hồ sơ kiểm toán.
- Soát xét của Giám đốc (Partner)
Soát xét Báo cáo tài chính và Báo cáo kiểm toán: Xem xét các nội dung chi tiết trong BCTC và đảm bảo rằng các vấn đề quan trọng của BCTC đã được xử lý; Ý kiến của KTV trên báo cáo kiểm toán là phù hợp.
• Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày khóa sổ
Trong thời gian sau ngày khóa sổ và ngày phát hành báo cáo tài chính, công ty vẫn tiến hành hoạt động bình thường và phát sinh nhiều nghiệp vụ, hoàn toàn có thể dẫn đến ảnh hưởng trọng yếu tới các thông tin trình bày trên báo cáo. Nhiệm vụ của KTV là khẳng định các sự kiện phát sinh giữa hai mốc thời điểm này có ảnh hưởng trọng yếu đến phần hành mình đang chịu trách nhiệm hay không.
Đối với khoản mục TSCĐ, KTV cần xem xét các sự kiện như: TSCĐ bị mất không rõ nguyên nhân, TSCĐ bị trưng dụng hoặc bị phá hủy do các nguyên nhân khách quan (lũ lụt, hỏa hoạn, ...), nghiệp vụ thanh lý, nhượng bán TSCĐ có giá trị lon,... KTV cần xem xét và đánh giá về mức độ ảnh hưởng của các sự kiện này đến BCTC của đơn vị. Các thông tin kế toán có tính trọng yếu cần được thuyết minh trong BCTC của đơn vị theo quy định tại chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS số 23 về “Các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán năm”.
Để có thể thu thập được các thông tin về các sự kiện đó, kiểm toán viên có thể sử dụng các thủ tục sau:
- Phỏng vấn Hội đồng quản trị, Ban giám đốc đơn vị; - Xem xét các báo cáo nội bộ lập sau ngày lập BCTC;
- Xem xét các sổ sách kế toán TSCĐ và các tài khoản có liên quan lập sau ngày lập BCTC.
- Kiểm tra các biên bản phát hành sau ngày lập BCTC.
Khóa luận tốt nghiệp 37 Lớp: K20CLCI
1.3.3.5. Phát hành Báo cáo kiểm toán và thư quản lý
Kiểm toán viên phải đua ra ý kiến kiểm toán dạng chấp nhận toàn phần khi kiểm toán viên kết luận rằng báo cáo tài chính đuợc lập, trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính đuợc áp dụng.Kiểm toán viên phải đua ra ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần trong báo cáo kiểm toán theo Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 705 bao gồm: Ý kiến kiểm toán ngoại trừ và ý kiến kiểm toán trái nguợc hoặc từ chối đua ra ý kiến.
Ngoài ra, BCKT phải có đầy đủ các thông tin cần có nhu tên, địa chỉ của công ty kiểm toán, số liệu BCTC, tiêu đề của BCKT, trách nhiệm của BGĐ và công ty kiểm toán, phạm vi kiểm toán, chữ ký và đóng dấu, số đăng ký hành nghề. Sau khi phát hành BCKT, KTV có thể lập và phát hành thu quản lý nhằm tu vấn cho khách hàng về những tồn tại của đơn vị đuợc kiểm toán.
Khóa luận tốt nghiệp 38 Lớp: K20CLCI
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 của đề tài đã hệ thống hóa và làm rõ hơn các vấn đề cơ bản về kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC. Cụ thể, chương 1 đã nêu các đặc điểm khái quát về TSCĐ, mục tiêu và các căn cứ kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC, đồng thời khái quát về quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC. Chương 1 là căn cứ lý luận để khảo sát và đánh giá thực trạng kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC do Công ty TNHH Kiểm toán AGS thực hiện tại Chương 2, đồng thời cũng là căn cứ khoa học cho các giải pháp hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục TSCĐ trong kiểm toán BCTC tại Chương 3.
Khóa luận tốt nghiệp 39 Lớp: K20CLCI
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUY TRÌNH KIỂM TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG KIỂM TOÁN BÁO CÁO TÀI CHÍNH DO CÔNG TY TNHH KIỂM
TOÁN AGS THỰC HIỆN