Định hướng phát triển công tyTNHH Kiểm toán AGS

Một phần của tài liệu 608 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán AGS thực hiện (Trang 89)

5. Câu hỏi nghiên cứu

3.1. Định hướng phát triển công tyTNHH Kiểm toán AGS

3.1.1. Thứ nhất, định hướng phát triển nguồn nhân lực trong giai đoạn

2021-2026

Hiện nay, với sự phát kinh tế cùng nhu cầu người sử dụng thông tin ngày càng nhiều thì sự mở rộng thị trường cho các Công ty kiểm toán độc lập như AGS là một điều tất yếu.

Tận dụng vị thế sẵn có của mình trên thị trường kiểm toán trong nước, Ban Tổng giám đốc AGS xác định mục tiêu: duy trì mức tăng trưởng cao, nâng cao trình độ nhân viên và cải thiện chất lượng dịch vụ, phấn đấu là một trong những công ty hàng đầu về mọi mặt trong ngành kiểm toán độc lập. Đây là định hướng quan trọng trong quá trình phát triển AGS trong tương lai bởi lẽ yếu tố con người mới chính là yếu tố mang tính quyết định thành công của doanh nghiệp.

3.1.2. Định hướng phát triển và mở rộng thị trường trong giai đoạn từ

2021-2026

Mặc dù số lượng khách hàng của AGS là khá lớn - khoảng 1000 khách hàng, nhưng với tiềm năng của thị trường, AGS đang nỗ lực hết mình để thu hút thêm lượng khách hàng không chỉ ở Hà Nội mà còn ở các tỉnh thành. Trong năm 2020, công ty AGS mở thêm chi nhánh ở Đà Nẵng. Vì thực tế số lượng công ty ở miền Trung rất tiềm năng, đặc biệt là các công ty Nhật Bản đầu tư trải dài hầu hết các tỉnh thành tại Việt Nam nên đây là bước đi đánh dấu sự mở rộng thị trường và phát triển hơn nữa của AGS trong tương lai. Các chi nhánh, văn phòng đại diện của AGS ở cả ba thành phố đều hoạt động ngày có hiệu quả và luôn giữ được mối liên hệ thường xuyên mật thiết với trụ sở.

Đối với các khách hàng trong nước: bởi vì thực tế khách hàng của AGS 90% có vốn đầu tư từ Nhật Bản nên số lượng khách hàng trong nước chưa được quan tâm thu hút. AGS sẽ khai thác thêm nhóm đối tượng khách hàng này như Công ty Cổ Phần, Công ty Trách nhiệm hữu hạn hay doanh nghiệp tư nhân nhằm mở rộng SV: Nguyễn Thị Mai Linh GVHD: PGS.TS Phạm Thanh Thuỷ

Có Kbftng Kbftng áp duι⅞

Khóa luận tốt nghiệp 71 Lớp: K20CLCI

Đối với khách hàng nước ngoài: Bên cạnh đối tượng khách hàng đến từ Nhật Bản, AGS sẽ tiếp tục tìm kiếm khách hàng đến từ các nước lân cận cụ thể là Thái Lan, Campuchia, Malaysia... AGS sẽ thu hút nhu cầu sử dụng các dịch vụ của nhóm khách hàng này theo ngành nghề kinh doanh hay vị trí lãnh thổ. Vì là các doanh nghiệp nước ngoài nên đặc biệt chú trọng đến các vấn đề liên quan đến pháp luật nên AGS có thể mở rộng các dịch vụ tư vấn pháp luật, tư vấn đầu tư, tư vấn thuế...

3.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục

Tài sản

cố định trong kiểm toán Báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán AGS

thực hiện

AGS đang đứng trước những cơ hội và thách thức mới của sự phát triển. Với mục tiêu phát triển mà Ban Giám đốc đưa ra, AGS đã và đang cố gắng vươn lên trở thành một trong những công ty đạt chất lượng kiểm toán tốt nhất, thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Chất lượng dịch vụ kiểm toán của AGS đã được thực tế khẳng định qua hàng trăm cuộc kiểm toán mỗi năm với doanh thu hàng chục tỉ đồng, 1000 khách hàng thường xuyên và hàng loạt các giải thưởng, chứng nhận đã đạt được. Sau một thời gian thực tập ở AGS, tác giả đưa ra một số ý kiến t nhằm hoàn thiện hơn quy trình kiểm toán TSCĐ do Công ty TNHH Kiểm toán AGS thực hiện như sau:

3.2.1. Trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán

Tìm hiểu thông tin khách hàng

Các KTV dựa vào hồ sơ kiểm toán năm trước để dùng cho mục đích kiểm toán năm sau có thể gây ra hạn chế bỏ qua các thông tin thay đổi trong năm và ảnh hưởng đến cái nhìn tổng quan đến hoạt động kinh doanh của DN, không đạt hiệu quả tối đa trong quá trình thực hiện kiểm toán.

Đối với TSCĐ, KTV nên tìm hiểu thông tin liệu doanh nghiệp có mở rộng sản xuất kinh doanh hay có gì ảnh hưởng từ các yếu tố bên ngoài như giá cả, chính sách pháp lý... hay không? Điều này có thể giúp các rủi ro tiềm tàng được đánh giá một cách chính xác để qua đó lập kế hoạch kiểm toán phù hợp đạt hiệu quả cao. KTV nên kết hợp đa dạng các phương pháp thu thập thông tin khách hàng như qua báo chí, tài liệu về các doanh nghiệp cùng ngành. Từ đó KTV có cái nhìn khách SV: Nguyễn Thị Mai Linh GVHD: PGS.TS Phạm Thanh Thuỷ

Khóa luận tốt nghiệp 72 Lớp: K20CLCI

Đánh giá kiểm soát nội bộ

Đặc biệt đối với khách hàng cũ, thay vì chỉ sử dụng phương pháp phỏng vấn khách hàng KTV có thể sử dụng các công cụ như bảng câu hỏi, lưu đồ mô tả hay bản tường thuật về việc tăng giảm TSCĐ để đánh giá KSNB của DN. Điều này giúp KTV hiểu rõ hơn về KSNB của doanh nghiệp và từ đó đưa ra những đánh giá đúng đắn hơn về điểm mạnh, điểm yếu và phát hiện rủi ro trong việc kiểm soát. Thêm vào đó để tăng độ tin cậy của các bằng chứng kiểm toán thu thập, kiểm toán viên cần áp dụng linh hoạt xen kẽ các thủ tục như phỏng vấn, quan sát, kiểm tra tài liệu hay thực hiện lại khi đánh giá KSNB của DN.

2. Sổ chi tiết có được cập nhật thường xuycn không?

3. Các tài sàn lồi thời có được xóa sô sau khi có sự phê duyệt và SO chí tiêt có được cập nhật không?___________________ 4. Việc đối chiếu định kỳ có được thực hiện giữa:

* Các tài sản trong sổ chi tict và kicm ke thực te không? «

So tổng cộng giừa số chi tict và SO cáo không?___________

5. Tat cà các tài sản có được ghi chép trong sổ cái vả sô chi tict ngay khi nhận được vả được gan the đe de nhận biết không?

6. Chính sách khau hao có được áp dụng nhất quán và tỳ lệ khâu hao có phù hợp với thời gian hừu dụng ước tính không? 7. Thu nhập từ việc cho thuc TSCD có được trích ưước theo các điều khoản của hợp đồng không?

8. Có kiểm soát để đảm bảo tiền thu từ việc bán TSCD lả phù hợp với các điều khoản cùa hợp đồng và được ghi chép vào SO sách ke toán khồng?____________________________ 9. TSCD có được bảo vệ, đặc biệt khi ngừng sần xuất không?

10. TSCD có được mua bảo hiểm không?_________________ 11. Giay chứng nhận quyền sờ hừu tài sản có được cất giữ an toàn không?

Khóa luận tốt nghiệp 73 Lớp: K20CLCI

3.2.2 Giai đoạn thực hiện kiểm toán

Hoàn thiện thủ tục phân tích

KTV nên kết hợp khả năng xét đoán nghề nghiệp để phân tích biến động của các khoản mục, xác định nguyên nhân của những sự kiện và biến động bất thường giúp cho việc thực hiện thủ tục phân tích có hiệu quả. Bên cạnh việc phân tích sự biến động của các khoản mục như nguyên giá TSCĐ, số khấu hao lũy kế trong kỳ và chi phí khấu hao năm nay so với năm ngoái, KTV cần đi sâu hơn vào phân tích các tỷ suất tài chính trên BCTC của DN cũng như so sánh nó với số liệu của các công ty khác trong ngành và số liệu của toàn ngành. Việc phân tích này sẽ giúp cho KTV có cái nhìn rõ ràng hơn về khoản mục TSCĐ của DN cũng như nhận biết được các rủi ro có thể xảy ra.

KTV có thể phân tích các tỷ suất tài chính như tỷ trọng của TSCĐ trong tổng tài sản, sức sản xuất của TSCĐ theo doanh thu, sức sinh lời của TSCĐ và so sánh các tỷ suất này với tỷ suất trung bình của toàn ngành.

tiêu tại Công ty ABC.

Công ty ABC có các TSCĐ sau: máy móc thiết bị, thiết bị quản lý. Áp dụng công thức trên ta có:

Tổng tài sản = 37.471.010.018 và lợi nhuận sau thuế= - Tỷ trọng tài sản: Máy móc thiết bị

= 441.624.178/37.471.010.018*100= 1.18%

Khóa luận tốt nghiệp 74 Lớp: K20CLCI - Tỷ trọng tài sản: Thiết bị dụng cụ quản lý

= 63.669.180/37.471.010.018*100= 0.17%

Tổng quát, có thể thấy TSCĐ chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong tổng tài sản của công ty ABC. Tỷ trọng tài sản có liên quan đến máy móc thiết bị chiếm tỷ lệ cao hơn với 1.18%. Dựa trên tình hình hoạt động thực tế của Công ty ABC thì tỷ lệ trên là hoàn toàn phù hợp. Vì công ty ABC chuyên về kinh doanh kính mắt nên TSCĐ không cần nhiều như các công ty thiên về sản xuất kinh doanh. KTV có thể đánh giá, xem xét tính hợp lý của cơ cấu tài sản tại thời điểm hiện tại và xu hướng biến động của cơ cấu tài sản từ việc tính toán tỷ trọng từng tài sản so với tổng tài sản. Trên thực tế, KTV đánh giá cơ cấu tài sản tại công ty ABC là hợp lý, rủi ro kinh doanh thấp và đòn bẩy kinh doanh cao. Mặt khác, rủi ro tiềm tàng của công ty cao vì máy móc thiết bị chiếm tỷ trọng cao. Vậy nên KTV sẽ đặc biệt chú trọng kiểm toán vào loại tài sản này.

Đối với chi phí sửa chữa thường xuyên TSCĐ, chi phí khấu hao, KTV có thể áp dụng thủ tục phân tích để tính toán và phân tích biến động qua các năm của một số tỷ suất như: tỷ suất tổng chi phí khấu hao so với tổng nguyên giá TSCĐ, tổng hao mòn lũy kế chia cho tổng nguyên giá TSCĐ... Thông thường, sự biến động của các tỷ suất này là khá đều qua các năm, các biến động bất thường cần được làm rõ và giải thích nguyên nhân vì có thể chứa đựng những sai phạm liên quan đến BCTC.

Hoàn thiện phần mềm chọn mẫu

Theo VSA 530 “Lấy mẫu kiểm toán và các thủ tục lựa chọn khác”, lấy mẫu kiểm toán là “việc áp dụng các thủ tục kiểm toán trên số phần tử ít hơn 100% tổng số phần tử của một tổng thể kiểm toán sao cho tất cả các đơn vị lấy mẫu đều có cơ hội được lựa chọn nhằm cung cấp cho kiểm toán viên cơ sở hợp lý để đưa ra kết luận về toàn bộ tổng thể”. Thực tế công việc chọn mẫu ở AGS được các KTV thực hiện 100% TSCĐ hoặc dựa vào tài sản giá trị lớn, biến động bất thường. Điều này khiến cho KTV có thể bị bỏ qua những sai sót ở quy mô nhỏ, do vậy để giảm thiểu rủi ro kiểm toán, KTV cần áp dụng đa dạng thêm nhiều phương pháp chọn mẫu khác nhau để đạt được hiệu quả tối đa ví dụ như: chọn mẫu hệ thống (tuy nhiên phần mềm của AGS hiện đang bị lỗi như đã nêu ở trước), chọn mẫu ngẫu nhiên hay

Khóa luận tốt nghiệp 75 Lớp: K20CLCI chọn mẫu theo đơn vị tiền tệ... Mỗi KTV có cách nhìn nhận và lấy mẫu khác nhau, điều này tùy thuộc vào ý chí chủ quan và trình độ của KTV. Vì thế, AGS cần nâng cao hơn nữa nhận thức, trình độ của KTV.

3.2.3 Giai đoạn kết thúc kiểm toán

Xem xét các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ

KTV cần chú trọng hơn đến việc xem xét ảnh huởng của các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc năm tài chính. Đối với khoản mục TSCĐ, công ty cần xem xét thực hiện nhiều thủ tục hơn để đánh giá tính trọng yếu và ảnh huởng của các sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc niên độ.

- Ví dụ, để thu thập bằng chứng kiểm toán TSCĐ tại ngày khóa sổ, các thủ tục kiểm tra chia cắt niên độ hay các thủ tục liên quan tới các khoản phải thu, đã thu đuợc tiền sau ngày kết thúc kỳ kế toán, cũng có thể đuợc sử dụng để cung cấp bằng chứng về sự kiện phát sinh sau ngày kết thúc kỳ kế toán

- Phỏng vấn Ban Giám đốc và Ban quản trị đơn vị để xác định liệu BCTC có bị ảnh huởng bởi những sự kiện đã xảy ra sau ngày kết thúc kỳ kế toán hay không

- Xem xét các biên bản cuộc họp của Ban Giám đốc sau ngày kết thúc kỳ kế toán và phỏng vấn về các vấn đề đã đuợc thảo luận trong các cuộc họp này nhung chua có biên bản

- Soát xét báo cáo tài chính giữa niên độ kỳ gần nhất kể từ sau ngày kết thúc kỳ kế toán của đơn vị (nếu có).

Hoàn thiện Giấy tờ làm việc trong thời gian thực hiện kiểm toán

KTV nên kết hợp hoàn thành giấy tờ làm việc trong quá trình kiểm toán, tránh để tồn đọng công việc, gây nhầm lẫn giữa các khách hàng với nhau. AGS cần có những quy định xử lý cụ thể với các cuộc kiểm toán thu thập không đủ bằng chứng hoặc luu trữ bằng chứng không đạt yêu cầu, đồng thời cũng quy định về trách nhiệm của KTV thực hiện các cuộc kiểm toán đó để đảm bảo quá trình thực hiện kiểm toán và luu trữ hồ sơ đuợc thực hiện đúng tiêu chuẩn đề ra. Ví dụ đối với những khách hàng nhỏ nhu ABC thời gian thực hiện kiểm toán là ba ngày, sau khi hết thời gian kiểm toán các KTV phải cập nhật và hoàn thiện GTLV và gửi lại cho truởng nhóm kiểm toán. Đối với những khách hàng lớn nhu XYZ thời gian thực

Khóa luận tốt nghiệp 76 Lớp: K20CLCI hiện kiểm toán là ba ngày, KTV nên hoàn thiện càng sớm càng tốt. Tuy nhiên do khối lượng công việc lớn, ngày cuối cùng thực hiện kiểm toán khi trao đổi với BGĐ các vấn đề sơ bộ đang tồn tại trong DN và chủ động đề xuất thêm thời gian để hoàn thiện GTLV nhưng tối đa trong vòng một tuần để tránh tình trạng kiểm toán khách hàng này gối lên khi đang thực hiện kiểm toán khách hàng khác. Các KTV phải nhanh chóng hoàn thiện GTLV trong thời gian quy định và gửi cho trưởng nhóm xem xét. Sau khi trưởng đồng ý với nội dung trình bày trong GTLV sẽ gửi hồ sơ kiểm toán cho khách hàng, đồng thời các kiểm toán viên phải in các phần hành của mình và cho vào file kiểm toán nhằm mục đích lưu trữ hồ sơ nội bộ.

3.2.4 Một số giải pháp khác

Bên cạnh những giải pháp cụ thể cho quy trình kiểm toán TS CĐ, việc hoàn thiện công tác quản lý, đầu tư cơ sở vật chất, nhân lực cũng phần nào mang lại chất lượng của cuộc kiểm toán nói chung và cho khoản mục TSCĐ nói riêng.

Trang bị các phương tiện kỹ thuật tốt hơn cho các phòng nghiệp vụ và

kiểm toán viên

Tại AGS, các phòng nghiệp vụ có diện tích nhỏ, trong khi số lượng KTV nhiều, hơn nữa lại cất trữ nhiều hồ sơ kiểm toán nên không gian lại càng trở nên chật hẹp hơn. Khi đi kiểm toán tại khách hàng thì máy tính xách tay là phương tiện không thể thiếu, tuy nhiên KTV phải tự trang bị cho mình, chỉ được hỗ trợ một phần hàng năm gọi là tiền khấu hao máy tính cho KTV. Bên cạnh đó, nhiều thủ tục kiểm toán còn thực hiện thủ công, chưa áp dụng công nghệ, vừa mất thời gian, chi phí lại ảnh hưởng đến tính khách quan và tính chính xác của kết quả kiểm toán như thủ tục chọn mẫu.

Do đó để phù hợp với sự đòi hỏi ngày càng cao về chất lượng và thời gian của các cuộc kiểm toán, đồng thời cũng phù hợp với sự phát triển ngày càng đi lên của AGS, Công ty nên thay đổi hệ thống máy tính, máy in cũ của các phòng nghiệp vụ, trang bị máy tính xách tay cho KTV. Ngoài ra, Công ty nên mở rộng thêm diện tích các phòng ban để tạo môi trường làm việc hiệu quả. Hiện nay đã có phần mềm kiểm toán, mặc dù giá thành tương đối cao, song với quy mô và uy tín ngày càng cao trên thị trường, AGS nên đưa phần mềm kiểm toán vào để phục vụ hiệu quả cho quá trình kiểm toán, nâng cao chất lượng dịch vụ.

Khóa luận tốt nghiệp 77 Lớp: K20CLCI

Một phần của tài liệu 608 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán AGS thực hiện (Trang 89)