Thực hiện kiểm toán đối với khoản mục Tài sản cố định

Một phần của tài liệu 608 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán AGS thực hiện (Trang 37 - 44)

5. Câu hỏi nghiên cứu

1.3.2. Thực hiện kiểm toán đối với khoản mục Tài sản cố định

1.3.2.1. Đánh giá Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục Tài sản cố định

Để có hiểu biết về các chính sách, các quy định của đơn vị về KSNB đối với khoản mục TSCĐ, KTV yêu cầu các nhà quản lý đơn vị cung cấp các văn bản quy định về KSNB có liên quan, như: Các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ phận hay cá nhân trong việc phê duyệt mua sắm, sửa chữa lớn, thanh lý, nhượng bán TSCĐHH... Khi nghiên cứu các văn bản quy định về KSNB của đơn vị, cần chú ý đến các khía cạnh:

- Sự hiện hữu: Sự tồn tại đầy đủ của các quy định cho kiểm soát đối với các bước công việc liên quan tới TSCĐ.

- Tính hiệu lực và liên tục: Tính chặt chẽ, phù hợp và liên tục của quy chế KSNB đối với hoạt động liên quan tới TSCĐ.

KTV có thể tiến hành đánh giá KSNB đối với khoản mục TSCĐ của đơn vị bằng các kỹ thuật sau:

- Kiểm tra các tài liệu chứng minh cho sự tồn tại của các thủ tục KSNB đối với khoản mục TSCĐ như: các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của các bộ phận, cá nhân trong việc phê duyệt, mua sắm, thanh lý TSCĐ; chính

Khóa luận tốt nghiệp 26 Lớp: K20CLCI sách đánh giá của đơn vị với TSCĐ; chính sách phân loại, trình tự ghi sổ các nghiệp vụ liên quan đến TSCĐ;...

- Quan sát việc thực hiện các quy chế, quy định về quản lý và sử dụng TSCĐ; kiểm tra các tài liệu như: giấy đề nghị mua, phê duyệt mua, hợp đồng, hóa đơn GTGT, biên bản bàn giao, nghiệm thu, thẻ TSCĐ, phiếu nhập kho, quyết định thanh lý,... để đảm bảo cho tính thường xuyên liên tục và hoạt động hiệu quả của KSNB.

- Phỏng vấn trực tiếp những người có trách nhiệm trong việc xây dựng và duy trì sự hoạt động của DN đối với khoản mục TSCĐ.

- Thủ tục thực hiện lại quy trình ghi nhận các nghiệp vụ liên quan đến việc ghi nhận TSCĐ của đơn vị.

1.3.2.2. Thực hiện thủ tục phân tích

Thủ tục phân tích giúp KTV đánh giá sơ bộ đối với các chỉ tiêu có liên quan đến nội dung kiểm toán, phát hiện những dấu hiệu bất thường từ đó có thể xét đoán sơ bộ khả năng có thể có của các sai phạm đối với khoản mục TSCĐ, KTV thực hiện thủ tục phân tích thông qua phân tích các số liệu sau:

- Phân tích tỷ suất:

+ So sánh tỷ lệ khấu hao bình quân của kỳ này với các kỳ trước.

+ So sánh hệ số hao mòn bình quân của toàn bộ TSCĐ, từng loại TSCĐ với kỳ trước.

+ So sánh tỷ suất giữa tổng chi phí sửa chữa lớn TSCĐ với tổng nguyên giá TSCĐ, giữa tổng nguyên giá TSCĐ với giá trị tổng sản lượng của các kỳ trước,...

- Phân tích xu hướng: các kỳ trước KTV thực hiện so sánh nguyên giá của các loại TSCĐ hiện có của đơn vị với các kỳ trước, so sánh giá trị hao mòn lũy kế của các loại TSCĐ với các kỳ trước, so sánh giá trị còn lại của các loại TSCĐ với các kỳ trước, so sánh tổng chi phí khấu hao TSCĐ (hoặc từng loại TSCĐ) với các kỳ trước, lập các bảng tăng, giảm từng loại TSCĐ với các kỳ trước.

Khi tiến hành so sánh cần phải xem xét ảnh hưởng của chính sách khấu hao, việc tăng, giảm TSCĐ trong kỳ... đến các số liệu so sánh để có kết luận phù hợp.

Mục tiêu kiểm toán Thử nghiệm cơ bản

Khóa luận tốt nghiệp 27 Lớp: K20CLCI

Các thủ tục phân tích thường được thực hiện để đánh giá sự tồn tại, đầy đủ, đúng đắn, việc tính toán và đánh giá đối với các số liệu có liên quan. KTV cũng cần xem xét, phân tích các thông tin phi tài chính có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến sự biến động của các thông tin tài chính nói trên.

1.3.2.3. Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết

Thực hiện thủ tục kiểm tra chi tiết là bước quan trọng nhất trong kiểm toán TSCĐ. Mục tiêu của thủ tục này là thu thập các bằng chứng kiểm toán cần thiết nhằm xác định tính trung thực và hợp lý của việc ghi nhận các khoản mục TSCĐ và khấu hao trong kỳ trên BCTC của đơn vị. Các công việc cần thực hiện là:

- Kiểm tra chi tiết các số dư các tài khoản TSCĐ - Kiểm tra nghiệp vụ ghi tăng TSCĐ

- Kiểm tra nghiệp vụ ghi giảm TSCĐ

- Kiểm tra hao mòn tài sản cố định và tính hợp lý của việc phân bổ chi phí khấu hao TSCĐ trong kỳ

Kiểm tra chi tiết các số dư các tài khoản TSCĐ

+ Đối với số dư đầu kỳ:

Việc xem xét số dư đầu kỳ về TSCĐ được tiến hành tùy thuộc vào doanh nghiệp được tiến hành kiểm toán lần đầu hay lần thứ hai trở đi.

- Nếu việc kiểm toán năm trước được thực hiện bởi chính Công ty kiểm toán đang thực hiện kiểm toán BCTC năm nay và số dư đầu kỳ đã được xác định là đúng thì không cần thiết phải thực hiện các thủ tục kiểm toán bổ sung. Nếu việc kiểm toán năm trước được thực hiện bởi Công ty kiểm toán khác, KTV phải xem xét BCTC năm trước, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến TSCĐ, nếu có thể tin cậy được thì KTV cũng có thể chấp nhận kết quả kiểm toán năm trước mà không cần thực hiện thêm các thủ tục kiểm toán bổ sung. - Nếu BCTC chưa được kiểm toán năm trước (kiểm toán lần đầu) hoặc việc

kiểm toán năm trước được thực hiện bởi Công ty kiểm toán khác và KTV không tin tưởng vào kết quả kiểm toán năm trước hoặc BCTC năm trước không chấp nhận toàn phần đối với số dư TSCĐ thì KTV phải xem xét đến các nguyên nhân không chấp nhận toàn phần của KTV năm trước. Trong các

SV: Nguyễn Thị Mai Linh GVHD: PGS.TS Phạm Thanh Thuỷ

Khóa luận tốt nghiệp 28 Lớp: K20CLCI

trường hợp này KTV phải áp dụng các thủ tục kiểm toán bổ sung như: kiểm tra các chứng từ chứng minh cho số dư đầu năm, chọn mẫu các TSCĐ để kiểm tra sự tồn tại thực tế của tài sản, xem xét kết quả kiểm kê TSCĐ của doanh nghiệp, kiểm tra tình trạng thế chấp TSCĐ (đặc biệt tình trạng thế chấp các giấy tờ sở hữu TSCĐ...).

+ Đối với số dư cuối kỳ: dựa trên cơ sở kết quả của số dư đầu kỳ và nghiệp tăng, giảm TSCĐ trong kỳ để xác định, đồng thời cần kiểm tra, đánh giá kết quả kiểm kê TSCĐ của doanh nghiệp.

Kiểm tra các nghiệp vụ ghi tăng TSCĐ

TSCĐ trong kỳ của doanh nghiệp có thể tăng do nhiều nguyên nhân như: mua sắm TSCĐ, hoàn thành việc đầu tư xây dựng TSCĐ và đưa vào sử dụng, TSCĐ nhận từ việc chuyển nhượng, nhận góp vốn, trao đổi.Việc ghi nhận một cách đúng đắn nguyên giá của các TSCĐ trong các nghiệp vụ này có ảnh hưởng lâu dài đến BCTC của doanh nghiệp.Vì vậy, KTV cần đảm bảo được tính hiệu lực, đầy đủ, tính giá, quyền và nghĩa vụ của việc ghi nhận TSCĐ mới trong kỳ. Cụ thể, các thử nghiệm cơ bản được KTV áp dụng cho kiểm tra chi tiết các nghiệp vụ này được trình bày trong bảng dưới đây:

1. Tính hợp lý chung: Việc ghi chép các nghiệp vụ tăng TSCĐ trong kỳ là hợp lý.

-So sánh tổng nguyên giá TSCĐ tăng năm nay so với năm trước

-Kiểm tra các TSCĐ tăng thêm trong kỳ của DN có hợp lý với ngành nghề kinh doanh của DN hay

không. 2. Tính giá: Nguyên giá

TSCĐ được DN xác định đúng đắn.

-KTV kiểm tra các chứng từ liên quan đến nghiệp vụ tăng TSCĐ trong kỳ như hóa đơn, hợp đồng mua bán TSCĐ, biên bản bàn giao TSCĐ, biên bản

thanh lý hợp đồng và các chứng từ liên quan khác.

định nguyên giá của TSCĐ thuê tài chính. 3. Hiệu lực: Các TSCĐ

tăng trong kỳ là có thật

- Kiểm kê các TSCĐ tăng trong kỳ của DN

-KTV kiểm tra các chứng từ liên quan đến TSCĐ tăng trong kỳ như hóa đơn, hợp đồng mua TSCĐ,

biên bản bàn giao TSCD,. để đảm bảo tính có thật của nghiệp vụ tăng TSCĐ

4. Đầy đủ: Các nghiệp vụ tăng TSCĐ trong kỳ đều được hạch toán đầy đủ.

- Đối chiếu biên bản kiểm kê TSCĐ với sổ kế toán

để đảm bảo DN hạch toán đầy đủ TSCĐ thực tế tại

DN, kể cả những TSCĐ tăng trong kỳ

- Kiểm tra các chứng từ liên quan đến việc mua TSCĐ trong kỳ để đảm bảo tất cả TSCĐ mua trong

kỳ đều được ghi nhận vào sổ sách kế toán của DN

5. Quyền và nghĩa vụ: Các TSCĐ tăng trong kỳ đề thuộc quyền sở hữu của DN hoặc do DN kiểm soát, sử dụng lâu dài.

- Kiểm tra các chứng từ liên quan đến việc ghi nhận tăng TSCĐ trong kỳ về quyền sở hữu của DN

đối với các tài sản đó.

-Đối với TSCĐ thuê tài chính, KTV xem xét lại nội dung hợp đồng thuê tài chính để đảm bảo việc

6. Phân loại và trình bày: các TSCĐ tăng trong kỳ được phân loại đúng trên sổ kế toán và BCTC của DN

-KTV dựa vào tính chất và mục đích sử dụng của TSCĐ tăng trong kỳ để phân loại TSCĐ vào các nhóm cho phù hợp.

- Đối chiếu với việc phân loại và trình bày của DN

với các TSCĐ mới này.

SV: Nguyễn Thị Mai Linh GVHD: PGS.TS Phạm Thanh Thuỷ

Đối với các TSCĐ phát sinh tăng từ quá trình đầu tư xây dựng cơ bản, nguyên giá của TSCĐ này thường liên quan đến nhiều loại chi phí như chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công, chi phí khấu hao máy móc thiết bị,... nên việc xác định nguyên giá của TSCĐ này khá phức tạp và thường có những sai phạm.

Khóa luận tốt nghiệp 30 Lớp: K20CLCI KTV cần chú trọng hơn đến việc kiểm tra các nghiệp vụ này. Bên cạnh đó, KTV cần xem xét các trường hợp sửa chữa lớn và nâng cấp TSCĐ trong kỳ để đảm bảo việc hạch toán các chi phí sửa chữa, nâng cấp là đúng đắn. Đối với trường hợp nâng cấp TSCĐ, chi phí nâng cấp TSCĐ phải được hạch toán tăng nguyên giá của TSCĐ mà không được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp.

Các nghiệp vụ ghi giảm TSCĐ

Doanh nghiệp thường có xu hướng ghi tăng giá trị các khoản mục tài sản để làm đẹp BCTC. Rủi ro kiểm toán có thể xảy đối với các nghiệp vụ ghi giảm TSCĐ là TSCĐ đã được thanh lý nhưng không được ghi giảm trên BCTC.Vì vậy, mục tiêu chính của kiểm tra các nghiệp vụ ghi giảm TSCĐ là đảm bảo các nghiệp vụ ghi giảm TSCĐ của DN trong kỳ được ghi nhận đầy đủ, các TSCĐ của doanh nghiệp đã thanh lý phải được ghi giảm trên bảng tài sản của DN.

Để phát hiện ra các nghiệp vụ giảm TSCĐ của DN mà chưa được ghi sổ hoặc ghi sổ sai, KTV thực hiện các công việc sau:

- KTV xem xét mối quan hệ giữa biến động TSCĐ với doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó có thể phát hiện khả năng có TSCĐ đã thanh lý, nhượng bán, điều chuyển nhưng vẫn được ghi sổ;

- KTV tính toán lại thu nhập và chi phí của nghiệp vụ thanh lý, nhượng bán để thấy được những điểm bất hợp lý trong quan hệ này;

- KTV so sánh chỉ tiêu giá trị hao mòn lũy kế đầu kỳ và cuối kỳ để xem tính đúng đắn của việc ghi chép các nghiệp vụ giảm TSCĐ;

- KTV xem xét các chi phí liên quan đến việc giảm TSCĐ trong sổ kế toán chi tiết.

Kiểm tra hao mòn TSCĐ và tính hợp lý của việc phân bổ chi phí khấu

hao TSCĐ trong kỳ.

Mục tiêu cơ bản của kiểm tra hao mòn TSCĐ và tính hợp lý của việc phân bổ chi phí khấu hao trong kỳ là xem xét quá trình tính toán, đánh giá, xác định và phân bổ mức khấu hao TSCĐ đã hợp lý và đúng quy định chưa, tài khoản chi phí được phân bổ có hợp lý không. Cụ thể KTV cần xem xét các yếu tố sau:

Khóa luận tốt nghiệp 31 Lớp: K20CLCI - Thời gian trích khấu hao và phương pháp trích khấu hao của DN đối với các

TSCĐ có nhất quán qua các năm và phù hợp với quy định hiện hành hay không?

- Việc tính khấu hao trong kỳ của DN có chính xác không?

- Việc phân bổ các chi phí khấu hao của TSCĐ vào các tài khoản chi phí đã hợp lý chưa?

Các bước mà KTV thực hiện trong việc kiểm tra hao mòn TSCĐ và tính hợp lý của việc trích khấu hao TSCĐ trong kỳ là:

- Phỏng vấn kế toán DN để có sự hiểu biết về chính sách khấu hao mà DN đang áp dụng, đánh giá tính hợp lý của các chính sách này.

- Thu thập bảng tính khấu hao của DN, giấy tờ làm việc (GTLV) của KTV năm trước để xem các chính sách kế toán đối với TSCĐ, thời gian trích khấu hao và phương pháp trích khấu hao của DN có giống với năm trước không. Nếu có sự thay đổi về thời gian trích khấu hao và phương pháp khấu hao thì phải yêu cầu DN giải trình trên thuyết minh BCTC.

- Dựa vào bảng tính khấu hao của DN, sổ cái, sổ chi tiết các tài khoản, KTV tính lại khấu hao trong kỳ và so sánh với mức trích khấu hao của DN.

- KTV phân bổ chi phí khấu hao vào các tài khoản chi phí và so sánh việc phân bổ đó với DN.

Một phần của tài liệu 608 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán AGS thực hiện (Trang 37 - 44)