Lập kế hoạch kiểm toánkhoản mục Tài sản cố định

Một phần của tài liệu 608 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán AGS thực hiện (Trang 29 - 37)

5. Câu hỏi nghiên cứu

1.3.1. Lập kế hoạch kiểm toánkhoản mục Tài sản cố định

Lập kế hoạch tổng quát là hoạt động đầu tiên và nó có thể được coi là quá trình lập ra phương hướng kiểm toán và gắn liền với sự hiểu biết về tình hình kinh doanh của khách hàng với trọng tâm của công việc kiểm toán. Kế hoạch tổng quát bao gồm các vấn đề sau:

- Thu thập thông tin khách hàng - Thực hiện thủ tục phân tích

- Tìm hiểu về KSNB và đánh giá rủi ro kiểm soát - Đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán

- Xây dựng chương trình kiểm toán

1.3.1.1. Xem xét chấp nhận khách hàng và rủi ro hợp động

Chuẩn mực và người thực hiện

Theo yêu cầu của chuẩn mực “Kiểm soát chất lượng dịch vụ kế toán - kiểm toán” quốc tế (ISQCl) và chuẩn mực “Kiểm soát chất lượng hoạt động kiểm toán BCTC” (VSA 220), các công ty kiểm toán cần thực hiện công việc chấp nhận khách hàng mới hoặc xem xét, chấp nhận nhận duy trì khách hàng cũ theo mẫu: A110

Khóa luận tốt nghiệp 19 Lớp: K20CLCI (khách hàng mới), A120 (khách hàng cũ). Người thực hiện mẫu này là chủ nhiệm kiểm toán và người phê duyệt là thành viên BGĐ. Trường hợp hợp đồng được đánh giá là rủi ro cao nên có sự tham gia khảo sát ý kiến của Partner/ hoặc thành viên BGĐ khác (hoặc toàn bộ BGĐĐ) trước khi chấp thuận khách hàng. Điều này tùy thuộc vào chính sách quản lý chất lượng kiểm toán của từng công ty.

Thời điểm thực hiện

Giấy tờ làm việc được lập và phê chuẩn trước khi ký hợp đồng/Thư hẹn kiểm toán.

Cách thực hiện

Các nội dung của giấy tờ làm việc này được thực hiện như thông thường ngoài trừ phần đánh giá rủi ro hợp đồng. Mỗi công ty phải xây dựng chính sách đánh giá rủi ro hợp đồng vì đây là vấn đề thuộc về xét đoán chuyên môn. Các công ty cần căn cứ vào các yếu tố ngành nghề và mức độ quan tâm của công chúng, hiểu biết ngành nghề, trình độ công nghệ và đặc thù của của nguồn lực của Công ty để đưa ra hướng dẫn đánh giá mức độ rủi ro hợp đồng.

Thông thường, một hợp đồng được đánh giá có mức độ rủi ro cao khi có một trong các đặc điểm sau đây:

- Công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán - Công ty đại chúng

- Công ty không có Kiểm soát nội bộ hiệu quả

- Công ty có dấu hiệu nghi ngờ về khả năng hoạt động liên tục - Công ty có dấu hiệu vi phạm pháp luật nghiêm trọng

- Có nghi ngờ về tính chính trực của BGĐ/Ban quản trị

- BGĐ công ty có sức ép lớn cần phải hoàn thành các chỉ tiêu trong năm tài chính

- Công ty đang có kiện tụng, tranh chấp

- Công ty đang có kiểm tra,thanh tra của cơ quan nhà nước - Các năm trước có lãi nhưng năm nay lỗ lớn

Khóa luận tốt nghiệp 20 Lớp: K20CLCI - BCTC có nhiều khoản nợ phải trả lớn, đầu tư tài chính dài hạn lớn, nhiều

hoạt động liên doanh, liên kết lớn

- Thường xuyên thay đổi HĐQT, BGĐ, KTV, Kế toán trưởng

Liên kết với giấy tờ làm việc

Việc chấp thuận giấy tờ làm việc này cơ sở để thực hiện các phần tiếp theo như ký hợp đồng kiểm toán/Thư hẹn kiểm toán. Mức độ đánh giá rủi ro hợp đồng làm cơ sở cho việc bố trí nhân sự kiểm toán, thời gian kiểm toán và đặc biệt là cân nhắc khi xác định mức trọng yếu. Tất cả các vấn đề này thuộc về xét đoán chuyên môn của KTV.

1.3.1.2. Thực hiện thủ tục phân tích sơ bộ Báo cáo tài chính

- Phân tích ngang: Đối với khoản mục TSCĐ, KTV có thể so sánh số liệu năm trước với năm nay qua đó thấy được những biến động bất thường và phải xác định nguyên nhân. Đồng thời KTV có thể so sánh dữ liệu của khách hàng với số liệu của ngành.

- Phân tích dọc: Là việc phân tích dựa trên cơ sở so sánh các tỷ lệ tương quan của các chỉ tiêu và khoản mục trên BCTC. Đối với TSCĐ, KTV có thể tính toán một số tỷ suất như tỷ suất tự tài trợ, tỷ suất đầu tư...

VD: Tỷ số tự tài trợ TSCĐ = ( Vốn chủ sở hữu/giá trị TSCĐ)*100 Tỷ suất đầu tư = (giá trị TSCĐ + đầu tư dài hạn)/ tổng Tài sản

1.3.1.3. Tìm hiểu về Kiểm soát nội bộ và đánh giá rủi ro kiểm soát

Việc nghiên cứu KSNB của khách hàng và đánh giá được rủi ro kiểm soát giúp cho KTV thiết kế được những thủ tục kiểm toán thích hợp cho khoản mục TSCĐ, đánh giá được khối lượng và độ phức tạp của cuộc kiểm toán, từ đó ước tính được thời gian và xác định được trọng tâm cuộc kiểm toán.

Sau khi tiến hành các công việc trên, KTV cần đánh giá rủi ro ban đầu về kiểm soát và thiết kế các thử nghiệm kiểm soát. Bước công việc này được thực hiện như sau:

- Xác định loại gian lận và sai sót có thể xảy ra trong khoản mục TSCĐ.

Khóa luận tốt nghiệp 21 Lớp: K20CLCI - Đánh giá tính hiện hữu của KSNB trong việc phát hiện và ngăn chặn các

gian lận và sai sót đó.

Tùy vào mức độ rủi ro kiểm soát được đánh giá mà KTV có thể tiếp tục tiến hành các thử nghiệm kiểm soát hoặc các thử nghiệm cơ bản ở mức độ hợp lý. Khi tiến hành thu thập thông tin khách hàng, KTV có thể đặt ra những câu hỏi về các vấn đề cần quan tâm như sau:

- Có tiến hành kiểm kê định kỳ tài sản và đối chiếu với sổ kế toán. - Có thường xuyên đối chiếu số liệu giữa sổ chi tiết với sổ tổng hợp. - Khi tiến hành mua sắm TSCĐ có tiến hành lập kế hoạch và dự toán? - Chênh lệch giữa giá thực tế và dự toán có được phê duyệt đầy đủ?

- Chính sách ghi nhận TSCĐ và việc trích khấu hao có hợp lý? Phương pháp tính khấu hao có phù hợp?

- Khi tiến hành thanh lý nhượng bán TSCĐ có thành lập hội đồng gồm các thành viên theo quy định?

1.3.1.4. Xác định mức trọng yếu tổng thể và mức trọng yếu thực hiện tổng

thể

a. Xác định rủi ro

Đây là một công việc quan trọng và cần thiết vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến mức độ và khối lượng công việc của các KTV và bằng chứng kiểm toán viên thu thập trong quá trình kiểm toán, qua đó, ảnh hưởng đến ý kiến của KTV trong báo cáo kiểm toán.

Khi xác định phương pháp tiếp cận kiểm toán, KTV phải quan tâm đến những đánh giá ban đầu về rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát để xác định mức độ rủi ro phát hiện có thể chấp nhận được cho cơ sở dẫn liệu của BCTC và xác định nội dung, lịch trình, phạm vi của các thủ tục cơ bản cho cơ sở dẫn liệu đó. Cách thức đánh giá từng loại rủi ro được tiến hành cụ thể như sau:

Xác định mức rủi ro kiểm toán có thể chấp nhận được

KTV thiết lập một mức rủi ro kiểm toán có thể chấp nhận được cho hợp đồng kiểm toán. Mức rủi ro kiểm toán có thể chấp nhận thường được được xác định căn

Khóa luận tốt nghiệp 22 Lớp: K20CLCI cứ vào mức độ người sử dụng tin tưởng vào BCTC đã được kiểm toán và khả năng khách hàng sẽ gặp khó khăn về tài chính sau khi báo cáo kiểm toán được công bố.

Đánh giá rủi ro tiềm tàng khoản mục TSCĐ

Các tài khoản có số dư lớn thường được đánh giá là rủi ro tiềm tàng cao hơn so với tài khoản có số dư bằng tiền nhỏ. Giá trịkhoản mục TSCĐ trong tổng tài sản của đơn vị thay đổi phù hợp tùy theo từng ngành nghề, tùy theo loại hoạt động. Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, khoản mục TSCĐ phản ánh tình hình trang thiết bị cơ sở vật chất kĩ thuật nói chung và máy móc thiết bị nói riêng và thường có giá trị lớn.

Trong kế toán khoản mục TSCĐ cũng tồn tại nhiều ước tính kế toán như: ước tính thời gian trích khấu hao, ước tính giá trị hợp lý của công trình xây dựng dở dang. Rủi ro cố hữu của các tài khoản phản ánh các ước tính kế toán thường được đánh giá là cao vì việc vào sổ đúng đắn các khoản mục này không những đòi hỏi sự hiểu biết về bản chất các khoản mục, lý thuyết liên quan mà còn cảkinh nghiệm và sự phán xét chủ quan của người có trách nhiệm.

Trong năm tài chính khách hàng có thể có các nghiệp vụ mua mới, thanh lý nhượng bán TSCĐ. Các nghiệp vụ kinh tế không thường xuyên này có khả năng bịvào số sai nhiều hơn là các nghiệp vụ diễn ra hàng ngày do khách hàng thiếu kinh nghiệm trong hạch toán các nghiệp vụ đó. Do đó, rủi ro cố hữu đối với các tài khoản chứa nghiệp vụ này thường được đánh giá cao.

Đánh giá rủi ro kiểm soát

Rủi ro kiểm soát được KTV đánh giá thông qua việc tìm hiểu KSNB của khách hàng đối với khoản mục này. Rủi ro kiểm soát sẽ luôn xuất hiện và khó tránh khỏi do những hạn chế cố hữu của bất kỳ KSNB nào. KTV thường lưu ý các vấn đề như:

- Khách hàng có lập kế hoạch chi tiêu cho việc mua mới TSCĐ hay không? - Định kỳ có tiến hành so sánh giữa sổ cái với sổ chi tiết TSCĐ hay không? - TSCĐ có được đánh số, dán thẻ không và tần suất kiểm kê TSCĐ?

- Khách hàng có thành lập ban thanh lý TSCĐ với đầy đủ các bên liên quan không?

Trường hợp Chỉ tiêu Khoảng cho phép

Doanh nghiệp hoạt động vì mục đích lợi nhuận

Lợi nhuận trước thuế

3% - 10%

Doanh thu 0.5% - 2%

Khóa luận tốt nghiệp 23 Lớp: K20CLCI - Các chính sách trích khấu hao TSCĐ có phù hợp với chuẩn mực và các quy

định hiện hành hay không?

Xác định rủi ro phát hiện

Cuối cùng, dựa vào mức rủi ro kiểm toán có thể chấp nhận được, rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát đã được đánh giá để xác định rủi ro phát hiện. Căn cứ vào rủi ro phát hiện chấp nhận được, KTV xác định nội dung, lịch trình và phạm vi các thử nghiệm cơ bản.

Trên cơ sở xác định được rủi ro cố hữu, rủi ro kiểm soát và rủi ro kiểm toán mong muốn (DAR), rủi ro phát hiện (DR) được tính toán theo mô hình kiểm toán sau:

DR = AR / (IR*CR) b. Xác định mức trọng yếu:

Xác định trọng yếu là một thủ tục quan trọng nhằm giúp KTV xác định được phạm vi và mức độ của các thủ tục cần thực hiện đối với khoản mục TSCĐ ở mức chi phí thấp nhất mà vẫn đảm bảo BCTC phản ánh một cách trung thực hợp lý về tình hình tài chính của DN.

Để giúp cho các KTV trong ước lượng ban đầu về mức trọng yếu, các công ty đã đưa ra hướng dẫn cách tính trọng yếu dựa trên các chỉ tiêu tài chính của DN với tỷ lệ % thích hợp. Những chỉ tiêu thường được KTV sử dụng để tính trọng yếu là: lợi nhuận trước thuế, doanh thu, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu,... Mức trọng yếu được xác định theo công thức sau:

Trọng yếu = Chỉ tiêu * Tỷ lệ % tương ứng

Tỷ lệ % tương ứng của từng tiêu chí được xác định qua bảng sau:

Khóa luận tốt nghiệp 24 Lớp: K20CLCI

Quỹ đầu tư hoặc đơn vị đầu tư Tổng tài sản 1% - 2% Vốn chủ sở hữu 2% - 5%

Tổ chức phi lợi nhuận Tổng thu nhập 0.5% - 2%

Sau khi đã xác định mức trọng yếu cho báo cáo tài chính tổng thể, KTV sẽ xác định một mức trọng yếu thực hiện. Mức trọng yếu thực hiện là mức sai sót cao nhất mà KTV có thể chấp nhận cho một cơ sở dẫn liệu trong khi vẫn có thể kết luận rằng kết quả của công việc kiểm toán đã đạt được mục đích do KTV đề ra. Mức trọng yếu thực hiện được dùng vì việc lên kế hoạch cho một cuộc kiểm toán nhằm phát hiện những sai sót trọng yếu mà không tính đến trường hợp tổng các sai sót không trọng yếu có thể khiến báo cáo tài chính có sai sót trọng yếu, và các sai sót trọng yếu khác có thể có nhưng không được phát hiện. Mức trọng yếu thực hiện được đặt ra nhằm giảm xác suất của việc tổng các sai sót không được điều chỉnh và không được phát hiện trên báo cáo tài chính vượt quá mức trọng yếu tổng thể của báo cáo tài chính.

Mức trọng yếu thực hiện thường được đặt giữa 50% và 75% của mức trọng yếu tổng thể. Tùy từng trường hợp cụ thể mà kiểm toán viên sẽ xét đoán mức trọng yếu thực hiện cho phù hợp với tình hình thực tế của cuộc kiểm toán.

Khóa luận tốt nghiệp 25 Lớp: K20CLCI

1.3.1.5. Xây dựng chương trình kiểm toán

Dựa trên những thông tin thu thập được về khách hàng, mức độ trọng yếu và rủi ro kiểm toán đã xác định ở các bước trên, KTV tiến hành xây dựng chương trình kiểm toán. Chương trình kiểm toán chỉ dẫn mục tiêu kiểm toán từng phần hành, nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán cụ thể và thời gian ước tính cần thiết cho từng phần hành. Đồng thời, chương trình kiểm toán cũng là toàn bộ những chỉ dẫn cho KTV và trợ lý kiểm toán tham gia vào công việc kiểm toán và là phương tiện ghi chép theo dõi, kiểm tra tình hình thực hiện kiểm toán. Chương trình kiểm toán khoản mục tài sản không được thiết kế riêng cho từng đối tượng khách hàng mà dựa trên hoạt động đặc thù của từng đơn vị và chương trình kiểm toán mẫu để công tác Kiểm toán hiệu quả và phù hợp nhất.

Một phần của tài liệu 608 hoàn thiện quy trình kiểm toán khoản mục tài sản cố định trong kiểm toán báo cáo tài chính do công ty TNHH kiểm toán AGS thực hiện (Trang 29 - 37)