Tổng quan về ngành logistics tại Trung Quốc

Một phần của tài liệu 741 kinh nghiệm quốc tế và bài học phát triển dịch vụ logistíc 3PL tại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 32)

Trung Quốc là cường quốc đứng thứ hai thế giới, có diện tích đứng thứ ba thế giới và là một trung tâm sản xuất lớn nhất thế giới với tốc độ tăng trưởng kinh tế vượt bậc. Lội ngược dòng thời gian, trước đây, vào những năm 1980, Chính phủ Trung Quốc đã thông qua chính sách kinh tế kế hoạch hóa tập trung. Tất cả những sản phẩm hoặc hoạt động liên quan đến logistics đều được quản lí và kiểm soát bởi Chính phủ. Các nhà

phân phối chỉ cung cấp các dịch vụ cơ bản như vận tải và kho bãi mà không có sự can thiệp hỗ trợ của marketing. Họ không được phép tự nhập khẩu vì quyền quyết định thuộc

về Tổ chức ngoại thương (FTCs - Foreign Trade Corporations). Vận tải lúc đó vẫn còn là điểm yếu của Trung Quốc bởi các tuyến đường sắt và đường bộ chưa thực sự hiệu quả cho việc giao thương giữa các khu vực. Chất lượng của các dịch vụ này vẫn còn ở mức thấp.

Sau những năm 1980, Chính phủ Trung Quốc bắt đầu cải cách. Sự kiểm soát của

Chính Phủ đã được chia cho các bộ máy thuộc tỉnh và thành phố, các thương nhân có quyền tự do thành lập công ty thương mại cho riêng mình. Sau đó, nền kinh tế được chuyển từ nền kinh tế kế hoạch sang nền kinh tế thị trường, phân phối thuộc quyền sở hữu của quốc gia chuyển sang phân phối thuộc quyền sở hữu cá nhân, liên doanh và thậm chí là các công ty nước ngoài đã được gia nhập vào thị trường của Trung Quốc. Khoảng sau những năm 1980, những công ty nội địa đáp ứng được lượng hàng thương mại chỉ định đã được phép xuất khẩu và nhập khẩu trực tiếp. Sự cải cách này đã dẫn đến

sự phát triển nền công nghiệp logistics của Trung Quốc.

Sang đến những năm đầu của thế kỉ XXI, Logistics tại Trung Quốc bắt đầu có những chuyển biến rõ ràng hơn. Năm 2001, Trung Quốc đã tham gia vào tổ chức Thương

mại Thế giới (WTO) mở ra rất nhiều những cơ hội cũng như lợi thế cạnh tranh trên thị trường Logistics. Nó cho phép nhiều người có nhiều quyền lựa chọn mở rộng giao thương, mua bán các sản phẩm nội địa và nước ngoài tại Trung Quốc. Tổng giá trị thương mại cũng như đầu tư nước ngoài đã tăng lên nhanh chóng. Đặc biệt, chỉ sau khi gia nhập WTO, đất nước này được dự báo sẽ trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới

chỉ trong vòng 20 năm (The Economist, 2001). Trung Quốc đã vượt Mỹ, vươn lên trở thành nước dẫn đầu trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài vào năm 2002 (Goh & Ling, 2002).

Sự phát triển nhanh chóng của ngành Logistics tại Trung Quốc được thể hiện qua

từng năm. Theo báo cáo thống kê của cục Thống Kê Quốc gia Trung Quốc và Liên đoàn

Logistics và Mua hàng Trung Quốc, trong giai đoạn Ke hoạch năm năm lần thứ 10 (từ 2001 đến 2005), tổng số tiền chi tiêu cho logistics xã hội đạt 158,7 nghìn tỷ Nhân dân tệ, tăng 1,4 lần so với giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2000. Với mức độ tăng trưởng GDP trung bình hằng năm là 23%, cao hơn rất nhiều so với những năm trước đó chỉ xấp

xỉ 10%.

Hình 2. 1. Tổng giá trị Logistics tại Trung Quốc (2005 - 2015)

Nguồn: JustLogsit 2016

Qua bảng trên ta có thể thấy tốc độ phát triển nhanh chóng của ngành logistics Trung Quốc. Trong 10 năm liên tục, tổng giá trị logistics tăng trưởng đều đặn từ 48,1 nghìn tỉ Nhân dân tệ lên 219,2 nghìn tỷ Nhân dân tệ, với tốc độ tăng trưởng trung bình là 16,4 %. Tuy nhiên, mức độ tăng trưởng giữa các năm có vẻ dần chậm lại. Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc, vào năm 2014, doanh thu của dịch vụ logistics tăng 5,6%, ít hơn so với tốc độ tăng trưởng trung bình là 11,8% trong giai đoạn 2006 - 2014. Tổng giá trị logistics năm 2015 tăng 5,8%, ít hơn 2,1% so với năm 2014. Một trong những nguyên nhân dẫn đến điều này là do nền kinh tế Trung Hoa tăng

trưởng chậm lại chỉ đạt 6,9% vào năm 2015, thấp nhất trong vòng 25 năm. Tăng trưởng kinh tế của năm sau đó chỉ ở mức 6,5-7%. Tuy nhiên, trong bối cảnh đó, ngành dịch vụ

Country Ysar

LPI Ran k

LPI Score

Customs Infrastructure Internationalshipments

_J? Logistics competence _j? Tracking & tracing 7 Timeliness 7 China 2018 6 2 1 3.6 29 3. 75 3. 54 3. 3.59 5 3.6 3.84 China 2014 3 2 3 3.5 2' 3. 67 3. 56 3. 3.46 0 3.5 3.87 China 2012 6 2 2 3.5 25 3. Ẽ' 3. 46 3. 3.47 2 3.5 3.80 China 2010 7 2 9 3.4 16 3. 54 3. 3' 3. 3.49 5 3.5 3.S'

logistics cũng đã chuyển đổi một cách toàn diện dưới mức tăng trưởng khiêm tốn (China

Logistics Industry Investment Promotion Report 2015-2016, 2017). Tổng giá trị logistics Trung Quốc vẫn tiếp tục tăng trong năm 2017 đạt 229,9 nghìn tỷ Nhân dân tê, tăng 6,7% so với năm trước.

Hình 2. 2. .Tổng chi phí logistics giai đoạn năm 1991-2015

I ITotal logistics costs (100 million yuan) ---Total logistics costs/GDP (%)

Nguồn: Just Logist 2016

Ve chi phí logistics, qua các năm tổng chi phí dành cho logistics của Trung Quốc

có xu hướng tăng lên đáng kể. Năm 2015, con số này đạt 10,8 nghìn tỉ Nhân dân tệ, tăng

2,8% so với năm trước bao gồm các chi phí dành cho vận tải, kho bãi, chi phí quản lý. Tuy vậy, trong thập kỉ qua, tỷ lệ chi phí logistics trên GDP của Trung Quốc có xu hướng

đi xuống. Điều này chứng minh rằng hiệu quả của dịch vụ logistics đang dần dần được cải thiện hơn. Năm 2015 tỉ lệ chi phí logistics trên GDP của Trung Quốc là 16%, giảm 0,6% so với năm trước.

Theo xếp hạng của Ngân hàng Thế giới, Trung Quốc đứng thứ 27 trong bảng xếp

hạng chỉ số LPI (Logistics Performance Index) đạt 3,66 vào năm 2016, và đạt 3,61 vào năm 2018 đứng thứ 26 trong bảng xếp hạng. Chỉ số LPI - chỉ số năng lực quốc gia về logistics được công bố bởi World Bank được đánh giá trên sáu tiêu chí: cơ sở hạ tầng (Infrastructure), chuyến hàng quốc tế (International shipment), năng lực logistics

(Logistics Competence), khả năng kiểm soát và theo dõi các lô hàng (Tracking and Tracing), sự đúng thời gian (Timeliness), hải quan (Customs).

Ve hoạt động logistics 3PL tại Trung Quốc, doanh thu của dịch vụ Logistics 3PL tại Trung Quốc tăng đều qua các năm. Ví dụ như trong giai đoạn 2014-2016, doanh thu tăng đều từ 7,1 nghìn tỷ nhân dân tệ năm 2014 và chạm mức 7,9 nghìn tỉ nhân dân tệ vào năm 2016. Tốc độ tăng trưởng đạt 4,6% vào năm 2016.

Hình 2. 4. Doanh thu và tỉ lệ tăng trưởng của logistics 3PL tại Trung Quốc (2014-

2016)

Nguồn: National Logistics Operations Bulletin for 2014 -2016

Theo ước tính của Armstrong & Associates Inc., quy mô thị trường 3PL tại Trung Quốc vào năm 2015 chiếm khoảng 10% chi phí logistics của Trung Quốc. Tổng doanh thu của thị trường 3PL là 162,8 tỷ đô la Mỹ, đứng thứ nhất trên thế giới. Con số này vượt mức của Hoa Kỳ là 1,6 tỷ đô la Mỹ, chiếm 55,7% tổng doanh thu của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, và chiếm 20,6% tổng doanh thu trên toàn thế giới. Đến năm 2017, quy mô thị trường đã mở rộng hơn, chiếm khoảng 14,5% GDP của Trung Quốc.

Tổng chi phí cho logistics đạt 1742,1 tỉ USD với mức doanh thu tăng hơn 20 tỉ đô la Mỹ

so với năm 2015.

Hình 2. 5. Doanh thu của dịch vụ logistics 3PL tại một số nước 2015

Nguồn: Armstrong & Associates Inc.,

2.1.1.2. Kinh nghiệm phát triển của dịch vụ logistics 3PL tại Trung Quốc

Đầu tiên, ngành logistics 3PL tại Trung Quốc phát triển dựa trên nền tảng cơ sở hạ tầng và hệ thống logistics được chính phủ đầu tư bài bản và có trọng điểm. Cơ sở hạ tầng logistics cũng đóng một vai trò vô cùng quan trọng cho sự phát triển nền kinh tế Trung Quốc, nó giúp định hướng tốt hơn cho sự đi lên của hoạt động xuất nhập khẩu. Hệ thống này bao gồm đường cao tốc, đường thủy, đường sắt, vận tải hàng không. Trong

đó đường cao tốc có chức năng “xương sống” trong hệ thống giao thông vận tải của Trung Quốc. Trên thực tế, Trung Quốc có mạng lưới đường cao tốc lớn thứ hai thế giới, chỉ sau Mỹ.Sau khi gia nhập WTO, chính phủ Trung Hoa đã tập trung nâng cấp kết cấu cơ sở hạ tầng và hệ thống logistics như đường sắt, đường cao tốc. Từ năm 1999 đến năm

2000, tổng độ dài các tuyến cao tốc đã tăng thêm 50,000 ki lô mét, nâng tổng chiều dài hệ thống đường cao tốc lên 1,4 triệu ki lô mét (Tổng cục thống kê Cộng Hòa Nhân dân Trung Hoa, 2001). Hiện nay, Trung Quốc có 34 cảng lớn và hơn 2000 cảng nhỏ. Trong 10 cảng biển lớn nhất thế giới, Trung Quốc hiện đang sở hữu đến 7 cảng với độ dài cầu cảng lên đến gần 20km. Cảng nước sâu Thượng Hải là cảng lớn nhất thế giới với khả năng tiếp đón hơn 2000 tàu container cỡ lớn trong 1 tháng (Theo Technologymag.net, 2014). Các hệ thống cảng biển được đầu tư vô cùng kĩ lưỡng, nhằm mục đích mở rộng

thương mại kinh tế bao phủ toàn cầu. Ngoài việc hỗ trợ thương mại, các cảng biển này còn giúp Trung Quốc có thể nắm bắt được dữ liệu quý giá về hậu cần vận tải và kinh tế tại địa phương, kiểm soát chặt chẽ các tuyến vận tải. Ngoài ra với mục đích trở thành một cường quốc biển, Trung Quốc còn đầu tư rất mạnh vào hạ tầng cảng biển trên quy mô toàn cầu. Từ giữa năm 2016 đến nay, các công ty của Trung Quốc tăng cường đầu tư vào 9 cảng lớn ở nước ngoài với trị giá khoảng 20 tỉ USD. Theo đó, đến hết tháng 9/2017 các công ty đã nắm quyền đầu tư và sở hữu số lượng lớn các cảng biển tại 34 quốc gia (Trần Quang, 2017).

Hình 2. 6.. Lượng hàng hóa qua các cảng chính của Trung Quốc (từ 03/2017 - 04/2018)

Nguồn: Báo cáo thị trường Logistics tại TQ

Lượng hàng hóa qua các cảng biển chính tại Trung Quốc từ tháng 3 đến tháng 10

năm 2017 khá ổn định, dao động trong khoảng 720 triệu tấn đến hơn 740 triệu tấn. Đến tháng 12 lượng hàng hóa có sụt giảm đến mức thấp nhất là 680 triệu tấn. Sau đó, con số này lập tức tăng vọt lên đáng kể và chạm mức cao nhất là 767,731 triệu tấn ngay trong tháng 1 của năm 2018, tăng hơn hai lần so với với tháng trước đó. Lượng hàng hóa này trong tháng 4/2018 đạt 765 triệu tấn, tăng 5,7% so với tháng 4/2017. Qua số liệu trong bảng trên, ta có thể thấy, hàng hóa đi qua các cảng biển chính của Trung Quốc là rất lớn.

Không những thế, lượng hàng hóa của tháng này, năm này luôn biến đổi và tăng mạnh so với tháng trước và năm trước. Trung Quốc là nước xuất khẩu lớn nhất và nhập khẩu lớn thứ hai thế giới, nền kinh tế nước này có những ảnh hưởng và gắn bó chặt chẽ với

nền kinh tế toàn cầu. Đặc biệt, một số công ty Trung Quốc sở hữu những cảng biển ở nước ngoài, việc này càng khẳng định được quy mô cũng như năng lực của Trung Quốc

trong thị trường logistics là cực kì lớn và vững chắc. Nhờ vào quy mô rộng lớn của thị trường logistics, mà dịch vụ 3PL nhờ đó cũng có sự tăng trưởng.

Chính phủ nước này lên kế hoạch dự định sẽ đầu tư khoảng 119 tỷ USD tương đương với 800 tỷ nhân dân tệ để xây dựng đường sắt, 268 tỷ USD tương đương với 1800

tỷ nhân dân tệ để xây dựng đường bộ và đường thủy (Tô Minh và Hữu Hưng, 2019). Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng cho hệ thống giao thông vận tải này đã giúp cho các công ty 3PL có xu hướng tăng khối lượng tài sản và tăng năng suất lao động như Sinotrans, Kerry Logistics - là những công ty có mạng lưới phân phối khá lớn ở Trung Quốc. Hệ thống đường sắt, đường bộ, giao thông tại cảng, sân bay được mở rộng hơn nữa. Ngoài ra, Chính phủ Trung Quốc còn phát triển thêm về hệ thống vận chuyển khu vực giáp ranh và hành lang biên giới. Đặc biệt là thương mại điện tử đang nắm một vị trí quan trọng trong hệ thống vận chuyển. Kế hoạch có thể tích hợp tốt hơn những phương tiện vận chuyển bao gồm đường sắt và đường biển. Mặt khác, Trung Quốc đang cố gắng tìm

ra được sự liên kết giữa những nhà máy sản xuất truyền thống, để có thể thiết lập được trung tâm logistics quốc gia đa phương tiện, có chức năng hỗ trợ phát triển nền kinh tế khu vực.

Thứ hai, kể từ khi Trung Quốc gia nhập WTO, một số hạn chế về đầu tư từ nước ngoài dần được loại bỏ, tăng cường đầu tư hạ tầng giao thông vận tải, cầu cảng, thành lập các kho và trung tâm phân phối. Thị trường đầy hứa hẹn tại Trung Quốc đã thu hút và khuyến khích rất nhiều các công ty cung cấp 3PL tại nước ngoài đến đầu tư với các tên tuổi lớn như: DHL, UPS, FedEx,... Ngoài ra, quốc gia này còn có chính sách thúc đẩy thị trường thuê ngoài logistics (outsourcing logistics) và tái cấu trúc thị trường logistics (mà trọng tâm là dịch vụ 3PL) nhằm tạo điều kiện cạnh tranh lành mạnh đông thời thúc đẩy liên kết hợp tác. Nhờ vậy, tại Trung Quốc đã hình thành đa dạng hơn các loại hình doanh nghiệp 3PL. Các công ty logistics tại Trung Quốc đa số là các công ty vừa và nhỏ. Hầu hết các công ty 3PL tại đây đều xuất phát từ các doanh nghiệp vận tải, kho bãi hoặc các đại lí vận tải truyền thống như SINOTRANS. Một số nhà cung cấp khác trước đây là bộ phận hậu cần trong các doanh nghiệp công nghiệp và thương mại như RRS Logistics, trước đây là chi nhánh hậu cần của Haier. Hoặc một số khác được hình thành từ việc tập hợp các bộ phận hậu cần của một số doanh nghiệp. Ví dụ như

Cosco Shipping Logistics Co., Ltd được thành lập bằng cách tái lập China Ocean Shipping Group, SCL, Cosco Shipping Agency Co., Ltd. Tại Trung Quốc cũng có khá nhiều công ty thuộc quyền sở hữu nhà nước. Các công ty này không chỉ sở hữu những tài nguyên về logistics, mà còn dần vươn ra thị trường quốc tế để trở thành các công ty xuyên quốc gia. Ngoài ra, còn có sự góp mặt của các công ty 3PL lớn của nước ngoài như DHL Global Forwarding, Kerry Logistics. Ngoài ra, các doanh nghiệp này cũng có thể bắt nguồn từ dịch vụ logistics của các doanh nghiệp sản xuất, hợp nhất nguồn lực logistics từ một số doanh nghiệp, hoặc các doanh nghiệp cung cấp 3PL được thành lập để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thị trường. Ngoài ra các doanh nghiệp 3PL quốc doanh còn mở rộng được mạng lưới logistics nhờ các hệ thống cảng biển đa dạng, mà còn liên kết được với thị trường quốc tế nhờ nền kinh tế bền vững trở thành các tập đoàn

logistics xuyên biên giới. Điều này dẫn đến khả năng cung cấp dịch vụ của các công ty này cũng trở nên đa dạng hơn, toàn diện hơn. Mặc dù phần lớn 3PL ở Trung Quốc chủ yếu hoạt động dựa vào tài sản, nhưng những năm gần đây nhờ sự phát triển nhanh chóng

chứng kiến sự gia tăng của các 3PL không có tài sản sở hữu.

Thứ ba, sự bùng nổ của nền tảng thương mại điện tử ở Trung Quốc là động lực phát triển dịch vụ 3PL. Sự tăng trưởng liên tục của tổng thể nền kinh tế Trung Quốc giúp tạo ra những nhu cầu ngày càng tăng cho các dịch vụ logistics trọn gói. Theo nghiên

cứu Logistics thường niên lần thứ 22, động lực phát triển 3PL tại Trung Quốc dựa trên nền tảng thương mại điện tử (E-commerce). Thương mại điện tử đã cung cấp thêm vào nền tảng và cơ hội mới cho ngành logistics. Trước đây, mua bán các loại hàng hóa theo hình thức mặt đối mặt (face - to - face) không cần đến những hoạt động logistics. Tuy nhiên, người ta cần đến các công ty logistics để có thể vận chuyển hàng hóa trực tiếp đến tay khách hàng trong khi giao dịch trực tuyến không thể làm được điều này. Dữ liệu

từ một báo cáo gần đây của Forrester cho thấy doanh số bán hàng trực tuyến tại Trung

Một phần của tài liệu 741 kinh nghiệm quốc tế và bài học phát triển dịch vụ logistíc 3PL tại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w