Tổng quan về ngành logistics tại Mỹ

Một phần của tài liệu 741 kinh nghiệm quốc tế và bài học phát triển dịch vụ logistíc 3PL tại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 42 - 46)

Logistics đã xuất hiện khá sớm tại Mỹ, khi mà logistics đóng vai trò như là chức năng hậu cần trong giai đoạn chiến tranh. Việc quản lý hậu cần này đóng một vai trò quan trọng đối với Hoa Kỳ trong hai cuộc chiến tranh thế giới. Trong chiến tranh Thế giới lần thứ I, Hoa Kỳ đã dựa vào hạm đội tàu hơi nước và tư nhân để có thể vận chuyển

hàng hóa tiếp tế cho chiến trường. Vào thời điểm đó, thì hàng hóa hầu như được xếp bằng tay, không có ngăn cách, xếp cao từ 8 đến 12 feet. Nhưng đến chiến tranh Thế giới

lần thứ II, hậu cần tại nước này đã được cải thiện đáng kể, với sự giúp đỡ của vận tải hàng không. Dây chuyển sản xuất hàng loạt cùng với xe nâng, pallet cho phép xếp chồng

hàng hóa lên đến 30 feet. Điều này cũng đóng góp tạo nên chiến thắng cho đồng minh trong Thế chiến thứ II.

Chiến tranh qua đi, cùng với sự nỗ lực và tiến bộ về kinh tế, văn hóa, xã hội, nền

kinh tế nước Mỹ luôn đứng top đầu thế giới. Mỹ cũng là một trong những nước xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ lớn nhất thế giới. Theo Hoàng Uy (2013), sau cơn khủng hoảng kinh tế năm 2008, kim ngạch xuất khẩu nước Mỹ tăng vọt. Kim ngạch xuất khẩu của năm 2012 đạt giá trị 2.200 tỉ USD, tăng gần 40% so với năm 2009 Các đối tác xuất nhập khẩu chủ yếu là Châu Âu, Canada, Mexico, Trung Quốc, Nhật Bản. Với những lợi

thế như vậy, ngành công nghiệp logistics tại Mỹ trở thành một phần rất quan trọng của nền kinh tế quốc gia.

Về chi phí logistics, cần tới 1,4 nghìn tỷ đô là Mỹ để duy trì hệ thống logistics của Mỹ vào năm 2015. Con số này tương đương với 7,85% GDP gần 18 nghìn tỷ đô la Mỹ vào năm 2015 Chi phí logistics tăng 2,6% qua các năm, tốc độ tăng trưởng kép hàng

năm (CAGR) được ghi nhận từ năm 2010 - 2014 đạt 4,6%. Sự tăng trưởng trong thời gian đó có được chủ yếu do tỉ lệ tăng trưởng hàng năm 5,5% trong tổng chi phí vận tải, thành tố lớn nhất trong tổng chi phí logistics ở Mỹ. Tuy nhiên, chi phí vận tải vào năm 2015 chỉ tăng 1,3% bởi vì phụ phí nhiên liệu giảm (do giá dầu giảm nhanh chóng) khiến

doanh thu trong hầu hết các phương thức vận tải giảm xuống, đồng thời tình trạng thừa tải (overcapacity) ở một số phương thức vận tải cũng đã làm giá giảm xuống.

Hình 2. 7. Cơ cấu chi phí logistics tại Mỹ

______________________________

Parcel 82^2 8.0% 6.7%

Carload 60.8 _________-12.0% 4.4%

Intermodal ____19.9 ______________2.0%______________ 2 1%

Rail 80.7 _____________-8.9%_____________ 3.8%

Air freight (includes domestic, import, export, cargo, and express)

67.4 2.1% 4.6%

Water (includes domestic, import,

and export) _______________ ___________ 47.6 2.1% 3.9%

Pipeline 29.5_____ ____________-11.8%____________ ____2.7%

Subtotal__________________________________________ 889,9 _____________1.3%______________ 5.5%

Storage __________________________________________ 141.0 2.5% 4.7%

Financial cost (WACC** X total business inventory)

158.1 7.4% 0.9%

Other (obsolescence, shrinkage, insurance, handling, others)

128.2 5.1% 2.6%

Subtotal 427.3 5.1% 2.6%

Carriers’ support activities 45 7 2.0% 6.3%

Shippers' administrative costs 45.3_____ 6.3% 4.8% Subtotal__________________________________________ 91.0 ____________4.1% ________j 5.5%

I Total U.S, business logistics costs 1,408.2 _____________2.6% _____________4.6% I

Nguồn: 27th Annual “State OfLogistics Report” 2016

Chi phí logistics trong năm 2015 chiếm khoảng 7,85% GDP danh nghĩa, tương đương với khoảng 2,5 nghìn tỷ đô la Mỹ, thấp hơn 0,06% so với năm 2014. Nhìn chung,

chi phí này luôn chiếm trên 7% của GDP. Ngoại trừ khoảng thời gian khủng hoảng năm 2008 - 2009, sụt giảm xuống mức thấp nhất là 7,37%, thì trong những năm gần đây chi phí này luôn duy trì ở mức khá ổn định không vượt quá 8% mỗi năm.

Theo tính toán của tổ chức The Armstrong & Associates, thị trường Logistics dự

Hình 2. 8. Phần trăm chi phí Logistics trong GDP danh nghĩa của Mỹ qua các năm

[FIGURE 2] U.S. BUSINESS LOGISTICS

COSTS AS A SHARE OF NOMINAL GDP

Percentages from past years have changed due to the recalculation of data using current sources and methodologies.

!SOURCE: 27TH ANNUAL "STATE OF LOGISTICS REPORT," 2016∣

Nguồn: 27th Annual “State OfLogistics Report” 2016

Với điều kiện thị trường tốt và nền tảng kinh tế vững chãi, thị trường logistics 3PL tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2017 và có xu hướng tiếp tục phát triển trong năm 2018 và những năm sau đó. Báo cáo “Xu hướng đi lên của thị trường logistics Mỹ năm 2018” đã chỉ ra doanh thu thuần của thị trường 3PL tại Mỹ năm 2017 đã tăng lên 7%, đạt 77,1 tỷ đô la Mỹ. Doanh thu gộp đạt 184,3 triệu đô la Mỹ, tăng 10,5% so với năm trước. Trong đó, lĩnh vực vận tải nội địa với doanh thu gộp tăng 16% đạt 71,7 tỷ đô la Mỹ, vận tải quốc tế tăng 10,5%. Về lĩnh vực kho bãi, doanh thu từ hoạt động phân phối,

dịch vụ kho bãi tăng 2,5% (Logistics Management, 2018). Đến năm 2018, xu hướng này

lại tiếp tục có những bước phát triển đi lên. Một số công ty 3PLs đang tiếp tục đầu tư thêm xe tải, bất chấp quan ngại thị trường sẽ đi xuống trong năm 2019 theo chu kỳ, sau khi đã tăng trưởng tốt trong 2 năm trước đó và áp lực cạnh tranh trên thị trường lớn hơn.

Theo dự báo của Hiệp hội Vận tải Mỹ (ATA) công bố trong tháng 9/2018, năm 2018, khối lượng vận tải xe tải của Mỹ sẽ tăng 4,2% tại Hoa Kỳ so với năm 2017, được thúc đẩy một phần bởi sự phục hồi của ngành sản xuất và nền kinh tế.

Rank Third-Party Logistics Provider (3PL) Gross Revenue (US$Millions)

1 C.H. Robinson 14,869

2 XPO Logistics 9,506

3 UPS Supply Chain Solutions 7,981

4 Expeditors 6,921

5 J.B. Hunt (JBI, DCS & ICS) 6,828

6 Kuehne + Nagel (The Americas) 5,541

7 DHL Supply Chain North America 4,390

8 Hub Group 4,035

9 Burris Logistics 3,396

10 Ryder Supply Chain Solutions 3,066

Hình 2. 9. Quy mô thị trường dịch vụ hậu cần bên thứ ba, chia bởi khu vực vào năm 2017

Nguồn: Statista, 2018

Tổng giá trị của thị trường logistics bên thứ ba toàn cầu ước tính 869 tỷ đô la Mỹ.

Theo bảng này, khu vực Châu Á - Thái Bình Dương đứng thứ nhất với tổng giá trị quy mô là 329.3 tỷ đô la Mỹ. Tiếp đến là khu vực Bắc Mỹ, đạt khoảng 220 tỷ đô la Mỹ. Khu

vực Nam Mỹ có quy mô nhỏ hơn là 41,8 tỷ đô la Mỹ. Qua đó, ta có thể thấy quy mô thị trường 3PL tại Mỹ là khá lớn. Tuy không có hệ thống cảng biển nhiều như khu vực Châu

Á, nhưng vị trí địa lý giáp với những vùng biển lớn cũng đem lại lợi thế cho sự ra vào của tàu bè, tăng thêm sự kết nối với các khu vực kinh tế khác trên thế giới cho nước Mỹ

như khu vực Nam Mỹ.

Một phần của tài liệu 741 kinh nghiệm quốc tế và bài học phát triển dịch vụ logistíc 3PL tại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 42 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w