Hiện nay, Việt Nam chưa có chính sách phát triển nguồn nhân lực nào phù hợp với nền kinh tế hội nhập. Nguồn nhân lực này nên phát triển theo hệ thống chính quy chuyên nghiệp. Chính phủ cùng các cơ quan chức năng có thể cùng hỗ trợ. Lao động có
thể được cấp chứng nhận quốc gia về logistics, có những yêu cầu chuẩn mực cho các lao động khi làm việc tại ngành này.
Cơ quan giáo dục đào tạo nên khuyến khích đưa những môn học và mở các khoa
bộ môn chuyên ngành logistics, chuỗi cung ứng ở các trường đại, cao đẳng về kinh tế và ngoại thương. Đào tạo được những thế hệ này sẽ giúp giảm đi lao động còn thiếu kiến thức nghiệp vụ, rút ngắn được thời gian đào tạo, tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp.
Các khu vực địa phương có tiềm năng phát triển ngành logistics, vận tải nên được
chú trọng đào tạo cán bộ quản lí để có những đội ngũ cán bộ xây dựng chính sách và biện pháp, tạo nên các trung tâm logistics hiện đại. Các địa phương cũng nên có những chương trình huấn luyện quản trị logistics cho doanh nghiệp địa bàn, phát huy tài năng, hướng tới mục tiêu dài hạn cho nguồn nhân lực trẻ
Hơn nữa, việc tìm kiếm nguồn tài trợ, liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước thực hiện những chương trình đào tạo ngắn hạn. Các doanh nghiệp nên liên kết chặt chẽ với các hiệp hội để có điều kiện thuận lợi mở những khóa đào tạo cho nhân lực
của mình. Từ đó, các doanh nghiệp có thể hiểu rõ ràng và sâu sắc hơn chuỗi cung ứng của mình, xây dựng chuỗi cung ứng, thay đổi tư duy sử dụng các dịch vụ thuê ngoài trọn
gói, tối ưu hóa chi phí cho doanh nghiệp.