BÀI HỌC KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS 3PL

Một phần của tài liệu 741 kinh nghiệm quốc tế và bài học phát triển dịch vụ logistíc 3PL tại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 50 - 55)

VIỆT NAM

Mỹ và Trung Quốc là hai quốc gia đứng đầu về kinh tế. Nền tảng ngành logistics

nói chung và dịch vụ logistics 3PL tại Trung Quốc và Mỹ khá vững chắc, có những bước

phát triển vượt trội so với các nước trong khu vực. Qua những liệt kê và phân tích về sự

phát triển của dịch vụ logistics 3PL của hai quốc gia này, ta có thể rút ra được những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam như sau:

Về cơ sở hạ tầng, Trung Quốc đã có những nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng

của việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng. Cơ sở hạ tầng đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc kết nối các khu vực kinh tế với nhau. Trung Quốc đầu tư có trọng điểm vào hệ thống cơ sở hạ tầng, tránh đầu tư tràn lan và dàn trải. Đây là điều mà Việt Nam có thể học hỏi và áp dụng vào việc phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng của mình. Việc đầu tư vào cơ sở hạ tầng cho hệ thống giao thông vận tải này đã giúp cho các công ty 3PL có xu hướng tăng khối lượng tài sản và tăng năng suất lao động, giúp tiết kiệm được thời gian, chi phí, và nguồn lực. Ngoài ra, Việt Nam có thể học hỏi chính sách đầu tư của Trung Quốc bằng việc kết hợp chặt chẽ giữa đầu tư tư nhân và đầu tư từ ngân sách Nhà nước, tạo nên nguồn lực tổng hợp trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng, có những chính sách giúp đỡ các nhà đầu tư giải quyết các vấn đề khách quan như vay vốn ngân hàng, giảm các rào cản đầu vào, mở rộng không gian đầu tư. Mặt khác, việc cố gắng tìm ra được sự liên kết giữa những nhà máy sản xuất truyền thống, để có thể thiết lập được trung tâm logistics quốc gia đa phương tiện cũng là một điểm rất hay mà Việt Nam nên áp dụng trong hệ thống logistics của mình. Giống như Trung Quốc, Việt Nam có thể đưa ra chính sách đầu tư thông thoáng hơn thu hút công ty nước ngoài đầu tư vào thị trường 3PL để từ đó tận dụng được vốn đầu tư tư nhân vào cơ sở hạ tầng, cũng như tăng

khả năng kết hợp công ty nội địa và nước ngoài giúp nâng cao khả năng học hỏi và cạnh

tranh của các 3PL Việt Nam.

Thứ hai, tận dụng tối đa sự phát triển của công nghệ thông tin và kỹ thuật. Công nghệ kỹ thuật luôn thay đổi và phát triển qua từng ngày dần dần định hướng lại chuỗi cung ứng. Qua đó, nó thay dổi dòng thương mại và đầu tư với sự phát triển mạnh mẽ và

bùng nổ của tiêu dùng trực tuyến, quản lý dữ liệu về công nghệ của các công cụ như: điện toán đám mây, GPS (Global Positioning Systems) - hệ thống định vị toàn cầu, sử dụng các hệ thống thông tin tiên tiến để xử lí những “dữ liệu lớn”. Tại Trung Quốc, Chính phủ đã tăng cường hỗ trợ cho ngành logistics với nhiều chính sách ưu đãi, ban hành hướng dẫn về tái cơ cấu chuỗi cung ứng từ mô hình định hướng tăng trưởng sang mô hình định hướng chất lượng hơn. Có thể hiện tại nó chưa thể áp dụng chính sách như

vậy tại Việt Nam do mô hình chuỗi cung ứng chưa hoạt động hiệu quả. Việt Nam vẫn cần phải có những bước cải tiến để thúc đẩy tăng trưởng chuỗi cung ứng. Nhưng trong tương lai, chính sách này sẽ là một gợi ý cho Việt Nam trong việc định hướng phát triển

sâu rộng hơn chuỗi cung ứng, để từ đó làm tiền đề giúp cho hoạt động logistics 3PL gắn

kết chặt chẽ hơn với chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh.

Ngoài ra, Việt Nam có thể học hỏi Mỹ với những đầu tư phát triển công nghệ thông tin trong lĩnh vực logistics 3PL theo hướng hiện đại hóa và tự động hóa. Và việc áp dụng công nghệ sẽ có lợi cho dịch vụ logistics 3PL, cải thiện được chức năng, hướng

tới quản lí các khâu trở nên có hệ thống và khoa học hơn, toàn diện hơn, giảm chí phí vận hành. Việc thay đổi công nghệ thông tin này sẽ là liên tục và điều này sẽ buộc các tác nhân trong ngành cũng phải thay đổi liên tục để bắt kịp với xu hướng.

Bên cạnh đó, sự có mặt của thương mại điện tử đã giúp cho logistics 3PL có thêm

nhiều cơ hội phát triển hơn nữa. Không chỉ riêng tại Trung Quốc và Mỹ, tại các nước trên thế giới trong đó có cả Việt Nam, thương mại điện tử đang dần trở thành một phần tất yếu trong giao thương giữa các khu vực kinh tế. Sự bùng nổ của nó đòi hỏi logistics 3PL phải càng cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ cũng như tốc độ và sự tin cậy đối với khách hàng. Qua phân tích ở bên trên, ta có thể rút ra rằng, 3PL phát triển song hành

với thương mại điện tử. Việc gắn kết, tạo mối quan hệ chặt chẽ giữa logistics 3PL với các doanh nghiệp thương mại điện tử là vô cùng cần thiết. Các công ty 3PL Việt Nam cũng có thể mở rộng quy mô như cách Mỹ mở rộng bằng việc lựa chọn, mua lại và sáp nhập các công ty với nhau để từ đó nhân rộng mạng lưới của mình, tăng sự tin tưởng

với các chủ hàng, tăng sức cạnh tranh với các doanh nghiệp logistics 3PL trong khu vực

và trên thế giới.

Mặt khác, tăng cường kiến thức chuyên môn, đào tạo nhân viên và nâng cao trình

độ quản lý logistics là công việc quan trọng đối với việc phát triển dịch vụ logistics bên thứ ba. Kinh nghiệm cho thấy hiện tại, sự phát triển của ngành dịch vụ này đã tạo ra thêm nhiều những yêu cầu đối với nguồn nhân lực cả về số lượng và chất lượng. Nguồn

nhân lực chất lượng sẽ giúp cho quốc gia đó cải thiện được tầm nhìn cũng như nâng cao

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Chương 2 nghiên cứu kinh nghiệm phát triển dịch vụ 3PL tại hai cường quốc kinh tế cũng là hai quốc gia đi đầu trong lĩnh vực 3PL trên thế giới là Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Thứ nhất, Trung Quốc là một trong những nước nằm trong khu vực Châu Á, chia

sẻ đường biên giới rộng lớn với Việt Nam vì thế quốc gia này có một khá nhiều điểm tương đồng với Việt Nam. Trung Quốc có ngành logistics phát triển với những thuận lợi về vị trí địa lí, doanh thu logistics tăng lên qua từng năm, chỉ số năng lực logistics quốc gia giữ vị trí khá ổn định. Về dịch vụ logistics 3PL, Trung Quốc là một trong những

nước có sự đầu tư lớn vào hệ thống cơ sở hạ tầng, với những hỗ trợ dài hạn của Chính phủ. Logistics 3PL cũng phát triển mạnh mẽ dựa trên nền tảng thương mại điện tử và chuỗi giá trị dịch vụ. Tuy vậy, loại hình dịch vụ này vẫn còn tồn tại một số những hạn chế nhất định như về quy mô công ty, dịch vụ vẫn còn thiếu sót, chi phí logistics còn cao. Chiến lược cho sự phát triển dịch vụ logistics 3PL tại Trung Quốc vẫn là chú trọng đầu tư cơ sở hạ tầng để giảm chi phí cho logistics. Chính phủ Trung Quốc đã xây dựng chính sách giúp tăng kết nối giữa các khu vực kinh tế, tích hợp phương tiện vận chuyển bao gồm đường sắt và đường biển.

Thứ hai, Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên phát triển logistics cũng như có tầm ảnh hưởng lớn đến hoạt động logistics trên thế giới. Ngành logistics tại Mỹ đã có lịch sử phát triển lâu đời, do đó mà các công ty logistics 3PL tầm cỡ hầu như đều sản sinh tại đất nước này. Điều kiện về kinh tế tốt và vững chãi, thị trường logistics 3PL tăng trưởng

mạnh mẽ qua các năm. Chiến lược phát triển cho dịch vụ logistics trọn gói tại Mỹ đó luôn hướng tới sự cập nhật, áp dụng tiến bộ công nghệ vào ngành của mình nhằm cải thiện trình độ và năng suất hoạt động. Ngoài ra, thương mại điện tử tại Mỹ cũng là một trong những yếu tố nền tảng, tạo xu hướng phát triển cho dịch vụ logistics 3PL.

Bài học rút ra cho Việt Nam đó là nhận thức đúng vai trò quan trọng của cơ sở hạ tầng và tăng cường đầu tư vào lĩnh vực này. Bên cạnh đó, từ kinh nghiệm của Trung Quốc và Mỹ, Việt Nam nên tận dụng hết những tiến bộ về công nghệ thông tin, giúp vận hành và quản lí các hoạt động logistics một cách dễ dàng hơn, hiệu quả hơn, phát triển dịch vụ logistics 3PL trên nền tảng thương mại điện tử. Đồng thời, Việt Nam nên

có những chính sách thúc đẩy, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, làm tiền đề giúp hoạt động logistics 3PL được cải thiện và hòa nhập được với các nền kinh tế.

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VÀ GỢI Ý GIÁI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ LOGISTICS 3PL TẠI VIỆT NAM

Một phần của tài liệu 741 kinh nghiệm quốc tế và bài học phát triển dịch vụ logistíc 3PL tại việt nam,khoá luận tốt nghiệp (Trang 50 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(78 trang)
w