Để có thể đạt được sự phát triển này, thứ nhất, các công ty logistics 3PL tại Mỹ mở rộng quy mô nhờ những cuộc sát nhập và mua lại hiệu quả, từ đó nâng cao khả năng
cung ứng dịch vụ và cạnh tranh. Do ngành công nghiệp logistics đã xuất hiện từ rất sớm,
cộng thêm sự phát triển về nền kinh tế cũng như văn hóa xã hội, xuất nhập khẩu đều đặn
nên dịch vụ 3PL tại Mỹ từ lâu đã đóng vai trò quan trọng đối với việc vận chuyển hàng hóa, giúp nhà cung cấp bảo đảm được khâu logistics diễn ra trôi chảy hơn, đạt hiệu quả kinh doanh cao hơn.
Mỹ được coi là nơi sản sinh ra rất nhiều doanh nghiệp 3PL. Các doanh nghiệp này đều có tầm ảnh hưởng nhất định đối với thị trường logistics ở Mỹ và trên thế giới bởi doanh thu mà họ kiếm được. Ngoài ra, Mỹ mở cửa đối với những đối với những doanh nghiệp 3PL ở nước khác đến thành lập và hoạt động. Đây đều là những doanh nghiệp lớn và nổi tiếng.
Hình 2. 10. Top 10 các các nhà cung cấp 3PL lớn tại Mỹ năm 2017 (Dựa theo thu nhập ròng)
Đứng đầu bảng là C.H Robinson với doanh thu 14869 nghìn đô la Mỹ, cao gần như gấp đôi với doanh nghiệp theo sau như UPS và Expeditors. Các công ty này đều hoạt động từ lâu đời, và có quy mô lớn. Các chi nhánh của họ đặt tại các nước là trung tâm phân phối và có cảng trung chuyển lớn như: Singapore, Việt Nam, Trung Quốc,... Bởi lẽ, thị trường tại Mỹ vô cùng tiềm năng, tuy nhiên cũng cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trong ngành cũng trở nên gay gắt, khi các doanh nghiệp này đều có tiếng và sự ảnh hưởng. Thị trường dường như trở nên rộng lớn hơn khi có nhiều nước trên thế giới ngày
càng phát triển, họ cũng đang bắt đầu vươn mình ra quốc tế, nhu cầu khách hàng ngày càng tăng cao. Hầu hết các CEO của 3PL tại Mỹ đều tin rằng điều kiện khu vực đang ngày càng được cải thiện, do đó các công ty của họ cần phải đáp ứng khả năng tăng trưởng thị trường bằng cách mở rộng quy mô, danh mục dịch vụ và phạm vi địa lý. Việc
mua lại và sáp nhập các công ty hậu cần đã mang lại hiệu quả cho các nhà cung cấp dịch
vụ logistics 3PL tại Mỹ. Việc mua lại cung cấp các phương tiện nhanh chóng mở rộng menu dịch vụ, đáp ứng áp lực về nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Đặc biệt nó sẽ càng hiệu quả hơn nếu công ty mua lại có lịch sử cung cấp dịch vụ chất lượng cao trong các danh mục mà khách hàng mong muốn. Ngoài ra, nếu công ty 3PL tập trung vào nhu cầu mở rộng dấu ấn địa lý của công ty họ, họ có thể liên minh hoặc mua lại các
công ty nhỏ tại khu vực kinh tế khác. Điều này cũng giúp tăng quy mô ra thị trường nước ngoài vì cơ sở khách hàng của họ đã được mở rộng ra những khu vực đó. Ví dụ như: công ty XPO logistics của Mỹ thông báo rằng họ đã mua lại Norbert Dentressangle
- một logistics khá lớn hoạt động tại 500 địa điểm ở 20 quốc gia tại Châu Âu vào tháng 4 năm 2015. Việc mua lại đã đánh dấu tiếng vang cho XPO logistics tại thị trường Châu
Âu. Ngoài ra XPO logistics còn mở rộng hoạt động dịch vụ của mình bằng cách thực hiện tiếp việc mua lại công ty vận tải, vận chuyển hàng hóa đa quốc gia của Mỹ là Con- way Inc., vào tháng 9 năm 2015. Việc mua lại bao gồm Freight Con-way, Menlo Logistics, Con-way Truck Load và Con-way Multimodal. Nó đã giúp cho doanh thu của
XPO Logistics tăng trưởng mạnh mẽ trở thành công ty đứng thứ 2 trong bảng xếp hạng doanh thu 3PL của Mỹ.
Thứ hai, cũng giống như Trung Quốc, sự bùng nổ công nghệ thông tin đã mang lại rất nhiều cơ hội cho thị trường E-commerce tại Mỹ với những doanh nghiệp hoạt động trên nền tảng điện tử nổi tiếng như Amazon - một trang web mua sắm thống lĩnh thị trường thương mại điện tử tại Mỹ. Theo báo cáo Logistics Hoa Kỳ (2018), tăng trưởng doanh số bán lẻ thương mại điện tử tại Mỹ đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm là 15,7% trong vòng 5 năm qua và dự báo sẽ đạt mức tăng trưởng 14,4%/năm từ nay đến năm 2022. Doanh số bán lẻ trực tuyến chiếm khoảng 9% tổng doanh số bán lẻ, chứng tỏ tiềm năng to lớn đối với thị trường logistics phục vụ thương mại điện tử. Theo báo cáo Businesswire (2019), doanh thu 3PL liên quan đến thương mại điện tử vẫn chỉ chiếm
khoảng 5% tổng doanh thu 3PL, nhưng nó đang mở rộng với tỷ lệ gộp hàng năm là 15,7%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng 3PL. Amazon hiện chiếm khoảng 5% doanh thu bán lẻ tại Mỹ và 50% doanh thu bán lẻ thương mại điện tử tại nước này. Nhờ thế mà dịch vụ vận chuyển, giao nhận đến tay người tiêu dùng luôn diễn ra và được thúc
đẩy nhanh chóng do nhu cầu mua hàng không chỉ của khách hàng trong nước mà còn trên toàn thế giới.
Đối với các nhà cung ứng dịch vụ 3PL, tốc độ tăng trưởng nhanh của ngành thương mại điện tử mang lại cho họ nhiều cơ hội lớn, kèm theo thách thức về cạnh tranh
khốc liệt trong lĩnh vực công nghệ và hệ thống quản lý. Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng thương mại điện tử, nhiều 3PL lớn - chẳng hạn như C.H. Robinson, Chuỗi cung ứng UPS, Chuỗi cung ứng FedEx, Chuỗi cung ứng Ryder, Chuỗi cung ứng DHL và Kuehne + Nagel - cung cấp các dịch vụ hậu cần theo hướng dữ liệu được điều chỉnh rõ ràng cho các khách hàng thương mại điện tử. Khi Amazon tăng sự mong đợi của khách hàng về tốc độ và độ tin cậy thì đây cũng là áp lực để các công ty cung cấp dịch vụ 3PL phải tiếp tục nâng cao chất lượng dịch vụ của họ. Một ví dụ về việc áp dụng tiến bộ của công nghệ có thế nhắc đến XPO Logistics - một nhà cung cấp dịch vụ logistics hàng đầu trên thế giới, đã công bố kế hoạch triển 5000 con robot thông
minh trên khắp khu vực ở Bắc Mỹ và Châu Âu. Các con robot này được thiết kế để có thể cộng tác với con người như bê vác hàng hóa, bổ sung thêm vào lực lượng lao động của XPO, hỗ trợ các hoạt động giúp tăng trưởng hơn trong tương lai. Việc bổ sung robot
còn giúp cho hoạt động logistics của công ty an toàn hơn và hiệu quả hơn trong việc chọn, đóng gói và phân loại. Ngoài ra XPO cũng sử dụng công nghệ hậu cần tích hợp hóa thông minh, thích ứng với tốc độ cực nhanh. Điều này cho phép công ty sẽ giảm tối ưu chi phí và thời gian một cách hiệu quả. Đây cũng là những ưu thế cạnh tranh trong lĩnh vực bán lẻ thương mại điện tử khi khách hàng quan trọng yêu cầu về độ chính xác và nhanh chóng.
Hình 2. 11. Các robot được XPO Logistics sử dụng trong nhà máy của mình
Áp dụng tiến bộ công nghệ còn giúp cho ngành vận tải nước này có những bước tiến mới. Một ví dụ điển hình, ông Dennis Muilenburg, giám đốc điều hành của Boeing,
cho biết sẽ cho ra mẫu taxi bay trong năm 2019. Tập đoàn này cũng đang làm việc với cơ quan có thẩm quyền để phát triển một hệ thống quản lý giao thông cho máy bay trong
năm năm. Đây là bước tiến tới một tương lai mà ở đó người dân sẽ được hưởng lợi ích to lớn từ hệ thống đường cao tốc ba chiều để giảm tắc nghẽn giao thông. Loại máy bay “taxi” này sẽ được dùng để chở người, chở hàng hóa qua những nơi tắc nghẽn, giảm thiểu thêm được phần nào sự ùn tắc, đặc biệt trong thời gian cao điểm.