6. Kết cấu khóa luận:
1.6.5. Tổng hợp và đưa ra dự đoán
- Tổng hợp kết quả, rút ra nhận xét, dự báo xu hướng phát triển
- Đề xuất các giải pháp tài chính cục giải pháp nhằm thực hiện mục tiêu
1.7. Nội dung phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
1.7.1. Phân tích môi trường và chiến lược kinh doanh của doanhnghiệp: nghiệp:
1.7.1.1. Phân tích môi trường vĩ mô
Khi phân tích môi trường vĩ mô, nhà phân tích dựa vào mô hình PEST bao gồm 4 yếu tố:
- Chính trị;
- Kinh tế;
- Văn hóa xã hội;
- Khoa học công nghệ;
Dựa vào mô hình PEST 4 yếu tố này, nhà phân tích sẽ đánh giá tình hình hiện tại của môi trường kinh doanh mà doanh nghiệp đang hoạt động. Xem xét từng yếu tố ảnh hưởng như thế nào đến tình hình hoạt động của ngành kinh doanh nói chung và của doanh nghiệp nói riêng.
1.7.1.2. Phân tích môi trường ngành
Để có cái nhìn tổng quát về môi trường ngành kinh doanh mà doanh nghiệp đang hoạt động, nhà phân tích dựa vào mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter bao gồm:
a. Cạnh tranh giữa các hãng hiện tại
Trong hầu hết các ngành kinh doanh, mức sinh lời bình quân bị ảnh hưởng chủ
yếu bởi bản chất mối quan hệ cạnh tranh giữa các hãng trong ngành kinh doanh đó. Một số nhân tố xác định mức độ cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành kinh doanh bao gồm:
- Tốc độ tăng trưởng của ngành kinh doanh: Nếu một ngành có tốc độ tawg trửng rất nhanh thì các hãng sẽ không cần phải tranh giành thị phần của nhau để tăng trưởng và ngược lại. Việc hiểu biết về mức tăng trưởng của ngành kinh doanh, kết hợp với thông tin nguồn lực và chiến lược hoạt động của doanh nghiệp có thể giúp cho nhà phân tích dự đoán được khả năng thực hiện các kế hoạch kinh doanh của DN;
- Mức độ tập trung và sự cân bằng giữa các đối thủ cạnh tranh: Số lượng DN
trong một ngành kinh doanh và quy môi tương đối của họ quyết định mức độ cạnh tranh của ngành đó. Mức độ tập trung sẽ ảnh hưởng đến mức độ mà các hãng trong ngành có thể hợp tác trong việc định giá và các chiến lược cạnh tranh khác;
- Mức độ khác biệt và chi phí chuyển đổi: Mức độ mà các DN trong một ngành
kinh doanh có thể tránh dược các cuộc đối đầu trực tiếp phụ thuộc vào mức độ mà họ
có thể làm khác biết hóa sản phẩm và dịch vụ của mình;
- Tính kinh tế/ khả năng học hỏi nhờ quy mô và tỷ lệ chi phí cố định trên chi phí biến đổi: Nếu đường cong học học rất dốc hay có những kiểu lợi thế kinh tế nhờ
quy mô khác trong một ngành kinh doanh quy mô sẽ trở thành một nhân tố quan trọng
đối với DN;
- Năng lực dư thừa và các rào cản của việc ra khỏi ngành: Neu công suất của
ngành kinh doanh lớn hơn nhu cầu của khách hàng, các hãng sẽ có động cơ mạnh mẽ
để cắt giảm giá nhằm phát huy hết năng lực sản xuất của mình.
b. Mối đe dọa từ những người mới gia nhập
Khả năng kiếm được những khoản siêu lợi nhuận sẽ thu hút những DN mới tham gia vào ngành. Mối đe dọa của việc các hãng mới sẽ gia nhập vào ngành kinh doanh sẽ ràng buộc việc định giá của các hãng hiện tại. Một số nhân tố quyết định độ
cao của các rào cản gia nhập trong ngành kinh doanh:
- Tính kinh tế nhờ quy mô: Khi có tính kinh tế nhờ quy mô, các đối thủ mói phải lựa chọn hoặc là đầu tư để có được công suất lớn mà chưa thể khai thác hết ngay
được, hoặc là tham gia ngành với công suất nhỏ hơn mức tối ưu;
- Lợi thế người đi đầu: Những người gia nhập ngành trước có thể cản trở những
người gia nhập tương lai nếu họ có những lợi thế của người đi đầu;
- Tiếp cận đến các kênh phân phối và cac mối quan hệ: Khả năng hạn chế của
các kênh phân phối hiện tại và chi phí cao cho việc phát triển các kênh phân phối có thể trở thành những rào cản gia nhập.
c. Sự đe dọa của cac sản phẩm thay thế:
Những sự thay thế đáng quan tâm không nhất thiết phải là những sản phẩm có
cùng hình thức như sản phẩm của DN mà có thể là những sản phẩm có chức năng tương đương. Mối đe dọa bị thay thế nhiều hay ít phụ thuộc vào giá tương đối và khả
năng hoạt động tương đối của sản phẩm hay dịch vụ thay thế, cũng như phụ thuộc vào sự sẵn sàng thay thế của khách hàng.
d. Sức mạnh đàm phán của người mua
Có 2 nhân tố quyết định tới sức mạnh của người mua
- Sự nhạy cảm với giá: người mua sẽ nhạy cảm hơn với giá cả nếu sản phẩm ít có sự khác biệt và chi phí chuyển đổi thấp.
- Sức mạnh đàm phán tương đối: phụ thuộc vào chi phí đối với mỗi bên khi không làm ăn với bên kia. Sức mạnh đàm phán của người mua được xác định từ số người mua trong ngành so với số người bán trong ngành đấy.
e. Sức mạnh đàm phá của người bán: Việc phân tích sức mạnh đàm phán của người bán
Sức mạnh đàm phá của người bán: Việc phân tích sức mạnh đàm phán của người bán chính là hình ảnh ngược của việc phan tích về sức mạnh đàm phán của người mua trong ngành đó. Người bán sẽ có nhiều quyền lực nếu chỉ có ít người bán và ít sản phẩm thay thế sẵn trên thị trường.
Tư việc phân tích mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter, nhà phân tích đánh giá được mức độ cạnh tranh của DN đó trong ngành. Từ đó sẽ dự báo được khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
1.7.1.3. Phân tích chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp:
a. Phân tích chiến lược cạnh tranh:
Khả năng sinh lời của một DN không chỉ bị ảnh hưởng bởi cấu trúc ngành của
DN mà còn chịu ảnh hưởng của những lựa chọn chiến lược mà DN thực hiện để định
vị bản thân trong ngành đó. Có 2 kiểu chiến lược cạnh tranh chủ yếu:
- Chiến lược dẫn đầu về chi phí: là chiến lược nhằm cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ tương tự như của các đối thủ cạnh tranh nhưng với mức chi phí thấp hơn. Có nhiều cách để đạt được vi thế dẫn đầu về chi phí, bao gồm việc vươn tới tính kinh tế nhờ quy mô hay nhờ phạm vi hoạt động, tính kinh tế nhờ học hỏi, sản xuất hiệu quả, thiết kế sản phẩm đơn giản, dùng đầu vào giá rẻ, hay có một cách thức tổ chức DN hiệu quả;
- Chiến lược khác biệt hóa: là chiến lược cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ khác biệt so với các đối thủ cạnh tranh trên một số khía cạnh quan trọng được người tiêu dùng đánh giá cao. Để thành công với chiến lược này, DN cần làm được 3 việc. Thứ nhất phải xác định được một hoặc một số tính chất của sản phẩm mà người tiêu dùng coi trọng. Thứ hai, DN phải định vị được bản thân trong việc đáp ứng những nhu cầu đó của người tiêu dùng theo một cách thức độc đáo. Cuối cùng công ty phải đạt được sự khác biệt hóa đó với chi phí thấp hơn mức giá mà khách hàng sẵn sàng chi trả cho sản phẩm hoặc dịch vụ được khác biệt hóa.
b. Phân tích chiến lược công ty
Khi phân tích một công ty HĐKD đa ngành, nhà phân tích phải đánh giá không
chỉ bản thân các ngành kinh doanh và chiến lược kinh doanh trong ngành đó một cách
riêng lẻ mà còn phải đánh giá cả những hệ quả kinh tế tốt hoặc xấu của việc công ty hoạt động trong nhiều lĩnh vực cùng một lúc.
1.7.2. Phân tích tình hình và kết quả kinh doanh của DN
1.7.2.1. Phân tích khái quát kết quả kinh doanh
(TS.Lê Thị Xuân, 2018) cho rằng để có cái nhìn khái quát về kết quả HĐKD của doanh nghiệp, nhà phân tích có thể dựa vào Báo cáo kết quả HĐKD dạng so sánh
ngang và so sánh dọc.
Báo cáo kết quả HĐKD thể hiện sự thay đổi của các chỉ tiêu phản ánh tình hình và kết quả HĐKD của công ty bằng cả số tuyệt đối và số tương đối. Báo cáo này
cho thấy cá các thông tin cần để nghiên cứu các xu hướng HĐKD cũng như xu hướng
tài chính của công ty qua một thời kỳ dài. Báo cáo này cho thấy rõ hơn bản chất và xu thế của những thay đổi đang diễn ra có ảnh hưởng tới kết quả kinh donah của DN
Khi đánh giá những thay đổi trên báo cáo kết quả HĐKD, nhà phân tích cần lưu ý tới mối quan hệ giữa giá vốn hàng bán (GVHB) và các chi phí hoạt động khác với doanh thu thuần (DTT) từ bán hàng và cung cấp dịch vụ. GVHB không nên tăng nhanh hơn doanh thu thuần bởi vậy sẽ là tỷ suất lợi nhuận gộp trên doanh thu giảm. Chi phí bán hàng thường liên quan trực tiếp tới lượng sản phẩm tiêu thụ. Chi phí quản
lý DN không nên tăng theo cùng tỷ lệ với sản lượng tiêu thụ. Nhà phân tích cũng nên
so sánh những chỉ tiêu có liên quan giữa báo cáo kết quả HĐKD và bảng cân đối kế toán của DN.
Ngoài ra, nhà phân tích có thể sử dụng báo cáo kết quả kinh doanh đồng quy mô để so sánh DN đang với phân với các DN khác trong ngành. Báo cáo kết quả HĐKD đồng quy mô cho thấy tỷ lệ phần trăm doanh thu thuần đã phải chi cho các loại chi phí như thế nào và phần lợi nhuận còn lại bao nhiêu. Trong những thời kỳ mà
công ty có nhiều hoạt động tài chính hay phát sinh các khoản thu nhập và chi phí khác
thì do khoản này có thể không liên quan nhiều tới hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ nên nhà phân tích cũng có thể phân tích trên cơ sở tính cơ cấu của các khoản thu nhập và chi phí khác nhau của công ty so với tổng DT và thu nhập khác hay tổng chi phí của công ty.
1.7.2.2. Phân tích doanh thu thuần từ bán hàng và cung cấp dịch vụ:
Do DT bán hàng và cung cấp dịch vụ là nguồn thu nhập chủ yếu, sự thay đổi của bộ phận thu nhập này sẽ mang lại những thay đổi to lớn trong tổng nguồn thu của
DN. Ngoài ra, sự thay đổi này có thể phản ánh những thay đổi mang tính bản chất trong HĐKD của DN. Từ báo cáo kết quả HĐKD dạng so sánh ngang, nhà phân tích biết được quy mô và tốc độ thay đổi của DTT qua thời gian. Nhà phân tích cần so sánh các con số tăng trưởng này với mức kế hoạch đặt ra đầu năm và mức tăng trưởng
bình quân của ngành hoặc của đối thủ cạnh tranh chủ yếu trong ngành của DN để đánh giá cụ thể.
DTT thay đổi phụ thuộc cả vào sự thay đổi số lượng tiêu thụ lẫn mức giá bán của các sản phẩm. Nếu muốn hiểu rõ hơn về về sự thay đổi của DTT và dự báo được xu hướng tương lai của nó, nhà phân tích cần phải biết được nếu như DTT của DN thay đổi thì sự thay đổi đó là do DN tăng được số lượng sản phẩm tiêu thụ hay đơn thuần là do giá bán của các sản phẩm thay đổi.
1.7.2.3. Phân tích giá vốn hàng bán
Bước đầu tiên trong phân tích GVHB, nhà phân tích cần xem xét kỹ lưỡng mối
quan hệ giữa GVHB và DTT từ bán hàng và cung cấp dịch vụ thông qua việc so sánh
tốc độ thay đổi của giá vốn với DTT hoặc xem xét tỷ lệ GVHB trên DT.
Các nhà phân tích kỳ vọng tỷ lệ GVHB trên DT ổn định hoặc có xu hướng giảm. Ngoài ra các nhà phân tích cũng cần chú ý tới ảnh hưởng của việc thay đổi các chính sách kế toán (nếu có) lên số liệu báo cáo của DN. Đặc biết là ảnh hưởng của phương pháp tính giá trị HTK và phương pháp khấu hao TSCĐ lên GVHB. Mỗi phương pháp sẽ có những ảnh hưởng khác nhau .
1.7.2.4. Phân tích doanh thu tài chính, chi phí tài chính và các chi phí khác.
DT tài chính gồn 3 khoản chính là tiền lãi, tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận
được chia.
Chi phí tài chính bao gồm nhiều khoản nhưng thường gặp nhất là chi phí lãi vay, lỗ chênh lệch tỷ giá và lỗ hoặc chênh lệch dự phòng giảm giá các khoản đầu tư tài chính. Để có thể hiểu vè các chi phí tài chính, cần gắn chúng với chính sách tài trợ
Đánh giá hoạt động tài chính không phải là việc so sánh đơn giản doanh thu và chi phí tài chính mà cần thiết phải xem xét kĩ chính sách tài chính, đầu tư và bản chất hoạt động của DN làm phát sinh khoản này.
Chi phí bán hàng: khi xem xét chi phí bán hàng, nhà phân tích cần hiểu về hệ thống kênh phân phối và chiến lược tiếp thị của DN đây là 2 yếu tố ảnh hưởng mạnh nhất tới chi phí bán hàng.
Chi phí quản lý DN cũng như chi phí bán hàng, chi phí quản lý DN bao gồm nhiều loại, trong đó rất nhiều khoản mang tính chất cố định. Nếu chi phí này tăng lên
trong mối quan hệ với DT tiêu thụ, nhà phân tích cần tìm hiểu xem nguyên nhân nào dẫn tới sự gia tăng đó.
Nói tóm lại, những phân tích về DT và chi phí ở trên sẽ giúp cho nhà phân tích
đánh giá và dự báo được triển vọng LN thuần từ HĐKD của DN. Bên cạnh đó, nhà phân tích cũng nên xem xét cả chỉ tiêu thu nhập và chi phí khác, xem thay đổi LN khác ra sao, nguyên nhân có những thay đổi đó.
1.7.3. Phân tích sự biến động của tài sản, nguồn vốn và các mối quan hệtrên Bảng cân đối kế toán trên Bảng cân đối kế toán
1.7.3.1. Phân tích sự biến động của tài sản, nguồn vốn
(TS.Lê Thị Xuân, 2018) cho rằng để phân tích sự biến động của tài sản và nguồn vốn của DN, phương pháp chủ yếu thường được sử dụng là phương pháp so sánh với kỹ thuật so sánh ngang và so sánh dọc.
Bằng việc so sánh ngang có thể thấy được sự biến động về mặt thời gian của quy mô tổng tài sản, tổng nguồn vốn, từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn của một DN, qua đó đối chiếu với yêu cầu sản xuất kinh doanh của DN; các chính sách bán hàng, dự trữ của DN, xem xét các nhân tố tác động sự biến động của tài sản, nguồn vốn để đánh giá tính hợp lý hay không hợp lý của sự biến động đó.
Ngoài ra, các nhà phân tích nên sử dụng cả phương pháp so sánh dọc - sử dụng
báo cáo theo tỷ trọng, thường được dùng để chuẩn hóa các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán bằng cách biểu diễn các chỉ tiêu dưới dạng % của một chỉ tiêu được lấy làm gốc có liên quan. Ví dụ như các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán có thể biểu diễn dưới dạng % của tổng tài sản, nguồn vốn. Bên cạnh đó, các báo cáo còn cung cấp các thông tin hữu ích cho những phân tích trong việc nâng cao tầm hiểu biết đối
với các đặc trưng kinh tế của ngành khác nhau và của các DN khác nhau trong cùng một lĩnh vực hoạt động. Trong phân tích để có đánh giá đúng về sự biến động của một tỷ trọng nào đó trong TS, nguồn vốn cần xem xét một cách kỹ lưỡng, trên mọi khía cạnh cùng với các nhân tố khách quan, chủ quan tác động.
1.7.3.2. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
a. Các mối quan hệ trên bảng cân đối kế toán
- Vốn lưu động ròng: là phần chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn hay còn gọi
là nguồn vốn thường xuyên với tài sản dài hạn trong DN. Thực chất vốn lưu động ròng là một phần nguồn vốn dài hạn được DN dùng vào việc tài trợ cho TS ngắn hạn