Phân tích Báo cáo tài chính Tổng Công Ty Hàng Không ViệtNam

Một phần của tài liệu 831 phân tích báo cáo tài chính nhằm cải thiện tình hình tài chính của tổng công ty hàng không việt nam (Trang 48)

6. Kết cấu khóa luận:

2.2. Phân tích Báo cáo tài chính Tổng Công Ty Hàng Không ViệtNam

2.2.1. Phân tích môi trường và chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp 2.2.1.1. Phân tích môi trường vĩ mô (sử dụng mô hình PEST)

a. về chính trị pháp luật

Năm 2020, giữa những tác động của đại dịch Covid-19 Việt Nam vẫn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ là Chủ tịch ASEAN 2020 đồng thời là Ủy viên không thường

trực Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2020 - 2021. “Bằng ý chí kiên cường,

hành động mạnh mẽ của cả Cộng đồng ASEAN và tay lái vững vàng của thuyền trưởng Việt Nam, đến hôm nay chúng ta cùng tự hào tuyên bố: Năm Chủ tịch ASEAN

2020 đã thành công toàn diện, vang dội”- (Trích lời phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị tổng kết Năm Việt Nam Chủ tịch ASEAN 2020). Ngoài ra cũng trong năm 2020, Việt Nam đã ký kết thêm các hiệp định thương mại là Hiệp định thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVFTA) và Hiệp định Bảo hộ đầu tư Việt Nam - Liên minh châu Âu (EVIPA), đặc biệt nhất, đã ký kết thành công Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) - hiệp định được ký bao gồm 10 nước là thành viên ASEAN và 5 quốc gia mà ASEAN đã ký hiệp định thương

mại tự do là Australia, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và New Zealand. Những điều này mang lại những cơ hội phát triển rất lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong tất cả các ngành, đặc biệt là cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp hàng không mở rộng quy mô đường bay, vận chuyển hàng hóa. Năm 2020 ngành hàng không phải

cắt giảm mạnh các chuyến bay vận chuyển hành khách, do đó khi các hiệp định được

ký kết, các đơn vị hàng không có thể tăng số lượng chuyến bay vận chuyển hàng hóa để có thêm doanh thu. Tuy nhiên ngành nghề kinh doanh chính của các hãng hàng không là vận chuyển hành khách nên doanh thu kinh doanh của các hãng đều suy giảm nghiêm trọng.

b. về Kinh tế:

Mặc dù chịu ảnh hưởng không nhỏ của đại dịch nhưng năm 2020 Việt Nam vẫn giữ được mức tăng trưởng dương, nhưng chỉ đạt 1.8% thuộc nhóm cao nhất khu vực và thế giới. Mặt khác, hầu hết các nền kinh tế trên thế giới đều chịu tác động nghiêm trọng của đại dịch, xung đột thương mại Mỹ - Trung diễn ra căng thẳng càng làm cho nền kinh tế thế giới bị sụt giảm. Đặc biệt, ngành hàng không thế giới chịu

thiệt hại nặng nề và ngành hàng không Việt Nam cũng không tránh khỏi sự sụt giảm. Năm 2020, tổng khách quốc tế đạt 6,02 triệu khách, giảm 82.7% so với năm 2019, tổng khách nội địa đạt 28,3 triệu khách, giảm 24.2%, mặc dù các hãng hàng không đã thực hiện các chương trình khuyến mại kích cầu du lịch nhưng doanh thu vẫn sụt giảm rất nghiêm trọng. Trước tình hình đó, Chính phủ đã đưa ra các gói cứu trợ cho ngành hàng không khắc phục tình hình. Ngoài ra, chính vì số lượng các chuyến bay năm 2020 bị cắt giảm mạnh mà giá nhiên liệu cũng giảm theo.

c. về Văn hóa, xã hội:

Nhu cầu của con người ngày một tăng cao, con người ngày càng muốn có những dịch vụ đáp ứng được tốt nhất những nhu cầu đó. Ngày nay, di chuyển bằng máy bay là phương tiện có độ an toàn cao nhất và ngày càng được nhiều người dân ưu tiên lựa chọn vì những dịch vụ mà nó mang lại. Chính vì vậy, ngày càng có thêm nhiều các hãng hàng không được thành lập để phục vụ nhu cầu di chuyển của người dân. Các hãng hàng không cũng có những mức giá vé, những chương trình chính sách

của từng hạng bay phù hợp với nhu cầu và thu nhập của từng đối tượng. Mỗi quốc gia mỗi vùng lãnh thổ đều có một bản sắc văn hóa riêng, có những địa điểm du lịch di sản văn hóa phong phú đa dạng càng khơi gợi những nhu cầu khám phá du lịch của

con người. Do đó mà ngành hàng không Việt Nam ngày càng có thêm nhiều cơ hội để tăng số lượng hành khách, mở rộng quy mô các đường bay đến được nhiều địa điểm hơn trên lãnh thổ Việt Nam và trên thế giới.

d. về khoa học công nghệ:

Năm 2020 là năm lên ngôi công nghệ số, do ảnh hưởng của dịch bệnh, hầu hết

các phương thức kinh doanh truyền thống của doanh nghiệp đều bị đình trệ, các doanh

nghiệp có cơ hội để chuyển đổi phương thức theo hướng công nghệ số. Công nghệ số

giúp gắn kết các doanh nghiệp nhanh hơn gần nhau hơn. Ngoài ra công nghệ số giúp con người cũng như các doanh nghiệp xử lý công việc nhanh hơn, hiệu quả hơn, Chính phủ cũng như các doanh nghiệp đã áp dụng công nghệ số vào rất nhiều các hoạt động ngành nghề khác nhau như y tế, thuế, xuất khẩu, sản xuất,... Ngành hàng không nói chung và Vietnam Airlines cũng đã và đang dần chuyển đổi và áo dụng công nghệ số để nâng cao chất lượng dịch vụ..

2.2.1.2. Phân tích môi trường ngành (sử dụng mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Porter)

a. Cạnh tranh giữa các hãng hiện tại

Thị trường ngành hàng không Việt Nam bên cạnh Vietnam Airlines ngày có nhiều hãng hàng không gia nhập như Vietjet Air, BamBoo Airway, Pacific Airlines, Vietravel Airlines. Trong đó Pacific Airlines hiện là công ty con của Tổng công ty Hàng không Việt Nam và Vietravel Airlines là hãng hàng không mới được đưa vào khai thác từ cuối năm 2020. Ngoài ra tại Việt Nam cũng có rất nhiều hãng hàng không

nước ngoài hoạt động, có đường bay khai thác như Korean Air, Eva Air, Emirates, Japan Airlines, Asian Airlines, và rất nhiều hãng hàng không khác. Mỗi hãng máy bay đều có mức giá vé, những chương trình, chính sách ưu đãi với khách hàng khác nhau cho nên áp lực cạnh tranh trong ngành hàng không là rất cao. Chính điều này làm giảm khả năng sinh lời của VNA trong ngành.

b. Mối đe dọa từ những người mới gia nhập

Cuối năm 2020, Việt Nam có thêm một hãng hàng không mới dược đưa vào khai thác là Vietravel Airlines, nhưng hãng này mới chỉ khai thác được rất ít các chặng bay. Tình hình dịch bệnh khi đó đã được kiểm soát ổn định, nhu cầu di chuyển của người dân tăng lên, các hãng hàng không đẩy mạnh các chương trình giảm giá vé

để kích cầu. Hơn nữa trong thời gian này các đường bay quốc tế cũng mới chỉ có vài quốc gia cho phép mở lại. VNA là một hãng hàng không lâu đời với đội ngũ lao động

dày dặn kinh nghiệm, quy mô DN lớn. Vì vậy nên áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn là rất thấp.

c. Sự đe dọa của các sản phẩm thay thế

Lĩnh vực kinh doanh của VNA là hàng không chủ yếu là vận chuyển hành khách và hàng hóa. Bên cạnh các phương tiện đường bộ gồm xe máy, ô tô, xe đạp, xe bus, đường sắt, đường thủy gồm tàu, thuyền, phà, ca nô,.. di chuyển bằng máy bay

hiện đang là phương tiện có độ an toàn cao nhất và tối ưu nhất đối với con người. Di chuyển bằng máy bay giúp con người tiết kiệm được thời gian, thuận tiện trong việc vận chuyển hàng hóa nếu di chuyển một quãng đường xa và cần trong một thời gian ngắn. Tuy nhiên nếu vận chuyển hàng hóa với số lượng lớn như xuất khẩu hàng nông

sản, thủy hải sản,... thì máy bay không phải là phương tiện vận tải tối ưu. Do đó trong

việc vận chuyển con người thì gần như áp lực cạnh tranh mà ngành hàng không sẽ chịu từ các phương tiện thay thế là rất thấp.

d. Sức mạnh đàm phán của người mua

Khách hàng ngày càng khó tính hơn trong việc lựa chọn hãng bay để phù hợp nhất với nhu cầu và thu nhập. Vì là hãng hàng không nên lượng hành khách của VNA

rất phong phú đa dạng, hãng chỉ khuyến cáo đối với những trẻ nhỏ dưới 1 tuổi và hành khách trên 80 tuổi không nên di chuyển bằng máy có thể ảnh hưởng đến sức khỏe do quá trình cất và hạ cánh làm thay đổi áp suất không khí. VNA có những chính sách ưu đãi, mức giá, chương trình dịch vụ cho từng hạng bay khác nhau phù hợp với từng đối tượng khách hàng, đáp ứng nhu cầu của hành khách. VNA đang cố gắng ngày càng mở rộng thêm quy mô, khai thác thêm nhiều đường bay, bổ sung thêm nhiều chương trình để phù hợp hơn nữa với thị hiếu khách hàng. Do đó, áp lực cạnh tranh từ khách hàng lên VNA khá là cao.

e. Sức mạnh đàm phán của người bán

Các nhà cung cấp cho VNA chủ yếu là cung ứng về nhiên liệu, vật liệu, phụ tùng máy móc thiết bị, các loại máy bay. Tính đến ngày 31/12/2020 các loại máy bay VNA đang sử dụng bao gồm máy bay TurboProp ATR72-500, máy bay thân hẹp gồm

A321CEO và A321NEO, máy bay thân rộng gồm A350-900, B787-9, B787-10. Hiện

nay các loại máy bay mà VNA sử dụng chủ yếu là đi thuê và các hãng sản xuất máy bay lớn trên thế giới là Airbus và Boeing, nếu 2 hãng sản xuất này gặp vấn đề khó khăn sẽ gây áp lực không nhỏ không chỉ tới VNA mà cả ngành hàng không trên thế giới. Tuy nhiên, bên cạnh việc vận chuyển hành khách và hàng hóa, VNA có những công ty thành viên, công ty liên kết sản xuất và cung ứng cho thị trường các phụ tùng,

thiết bị, máy móc liên quan đến hàng không. Do đó khả năng sinh lời của VNA vẫn được đánh giá cao.

2.2.1.3. Phân tích chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp

Chiến lược phát triển của VNA giai đoạn 2021 - 2025 rất cụ thể và rõ ràng. Tổng Công ty luôn mong muốn duy trì vị thế dẫn đầu thị phần hành khách cụ thể “trên 50% thị phần nội địa và trên 25% thị phần quốc tế, tổng sản lượng vận chuyển hành khách giai đoạn 2021 - 2025 đạt 169 triệu lượt khách, tăng trưởng bình quân trên 13%/năm và vận chuyển hàng hóa đạt 1,93 triệu tấn, tăng trưởng bình quân trên

14%/năm, đến năm 2025 đạt tiêu chuẩn 5 sao theo đánh giá của Skytrax” - trích Tổng

Công ty Hàng không Việt Nam (2020), Báo cáo thường niên. Để đạt được mục tiêu này, công ty đã có những kế hoạch, chính sách ưu đãi riêng cho từng hạng bay. Tổng công ty lập kế hoạch thy đổi nâng cao đổi mới các chương trình thẻ thành viên đặc biệt là chương trình Bông Sen Vàng để đáp ứng nhu cầu ngày càng khắt khe hơn của khách hàng. Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng phục vụ VNA đã tổ chức thêm các chương trình đào tạo nâng cao kỹ thuật chuyên môn cho phi công, hoàn thiện những kỹ năng cho tiếp viên để đem đến những dịch vụ tốt nhất cho hành khách. VNA muốn

tăng năng suất lao động bình quân 5%/năm, tăng các chỉ số hài lòng gắn kết nhân viên, thực hiện việc chuyên môn hóa lao động, cắt giảm những lao động không cần thiết và thực hiện thuê ngoài nếu nội bộ không thực hiện.

Ngoài ra, VNA không chỉ cải thiện những dịch vụ trên không mà công ty cũng

có sự thay đổi với những dịch vụ mặt đất. Công ty áp dụng công nghệ số trong việc tối ưu hóa việc check in cho hành khách, dịch vụ đặt vé, dịch vụ phòng chờ,... Đặc biệt trong tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh, nhằm phục vụ tốt nhất và an toàn cho hành khách VNA áp dụng khắt khe những chỉ dẫn của Bộ y tế về phòng chống dịch bệnh. Mặt khác, VNA cũng có những chiến lược marketing truyền thông đưa ra những chương trình khuyến mãi, giảm giá vé để kich cầu di chuyển của hành khách, kết hợp với các hãng du lịch đưa ra những gói cước ưu đãi cho từng đối tượng

khách hàng. Không những vậy, VNA cũng đã kết hợp với Chính phủ tổ chức những chuyến bay đưa công dân hồi hương và vận chuyển hàng hóa cứu trợ.

Trong tình hình đại dịch vẫn diễn biến phức tạp ít nhất là đến hết năm 2021, các đường bay quốc tế vẫn chưa được khai thác trở lại, VNA vẫn cố gắng để phát triển thị phần trong nước, phối hợp với nhà nước để đưa công dân hồi hương, ngoài ra đẩy mạnh công tác vận chuyển hàng hóa để có thể khắc phục tình hình kinh doanh.

Chỉ tiêu (đơn vị 1,000,000 VNĐ) Năm 2018 Chênh lệch 2018 - 2019 Năm 2019 Chênh lệch 2019 - 2020 Năm 2020

Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối

1. DT bán hàng và cung cấp dịch vụ____________ 97,589,70 6~ 1,509,905 1.55% 99,099,611 -58,342,820 -58.87% 40,756,79 1~ 2. Các khoản giảm trừ DT______________________ 779,065 92,462 11.87% 871,527 -653,074 -74.93% 218,453 3. DTT về bán hàng và cung cấp dịch vụ_________ 96,810,64 2 1,417,442 1.46% 98,228,084 -57,689,745 -58.73% 40,538,33 9 4. Giá vốn hàng bán___________________________ 84,546,64 9 2,712,859 3.21% 87,259,508 -39,284,258 -45.02% 047,975,25

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ 12,263,99 3 -1,295,417 -10.56% 10,968,576 -18,405,487 -167.80% -7,436,911 6. DT hoạt động tài chính_____________________ 1,159,738 -20,139 -1.74% 1,139,599 -257,290 -22.58% 882,309 7. Chi phí tài chính____________________________ 3,674,968 -1,330,092 -36.19% 2,344,876 -675,933 -28.83% 1,668,943 Trong đó :Chi phí lãi vay

____________________________________________ 1,561,364 -106,585 -6.83% 1,454,779

-529,201 -36.38% 925,578 8. Phần lãi/lỗ trong công ty liên doanh, liên kết_____ -16,075 -18,161 112.98% -34,236 -122,886 358.94% -157,122 9. Chi phí bán hàng___________________________ 4,771,158 -154,574 -3.24% 4,616,584 -2,567,345 -55.61% 2,049,239 10. Chi phí quản lý DN________________________ 2,606,023 56,221 2.16% 2,662,244 -1,194,243 -44.86% 1,468,001

11. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh 2,355,507 94,729 4.02% 2,450,236 -14,348,143 -585.58% -11,897,907

12. Thu nhập khác____________________________ 995,350 -12,797 -1.29% 982,553 30,121 3.07% 1,012,674 13. Chi phí khác______________________________ 38,952 4,941 12.68% 43,893 31,186 71.05% 75,079 14. Lợi nhuận khác___________________________ 956,398 -17,738 -1.85% 938,660 -1,066 -0.11% 937,594 Phần lãi/lỗ trong công ty liên doanh, liên kết_______

15. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế___________ 3,311,905 76,991 2.32% 3,388,896 -14,349,208 -423.42% -10,960,312

16. Chi phí thuế TNDN hiện hành________________ 695,812 238,152 34.23% 933,964 -721,367 -77.24% 212,597 17. Chi phí thuế TNDN hoãn lại_________________ 17,583 -100,112 -569.37% -82,529 87,725 -106.30% 5,196

18. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp 2,598,509 -61,048 -2.35% 2,537,461 -13,715,567 -

540.52% -11,178,106

Lợi ích của cổ đông thiểu số____________________ 263,469 -71,810 -27.26% 191,659 -442,729 -231.00% -251,070 LNST của cổ đông của Công ty mẹ_______________ 2,335,040 10,762 0.46% 2,345,802 -13,272,837 -565.81% -10,927,035 19. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (VND)______________ 1,747 -93 -5.32% 1,654 -9,358 -565.78% -7,704

(Nguồn: Báo cáo tài chính Tổng Công ty Hàng không Việt Nam năm 2018, 2019, 2020)

2.2.2. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của Tổng Công ty Hàngkhông Việt Nam không Việt Nam

Dựa vào Bảng 2.1, ta có thể thấy tất cả các chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận của VNA giai đoạn 2018 - 2020 có sự biến động mạnh. Doanh thu chủ yếu của VNA đến từ HĐKD, chủ yếu là từ vận chuyển hành khách và hàng hóa. Năm 2019, DTT từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 1,417,442 triệu đồng, tương đương với 1.46% và lợi nhuận trước thuế tăng 76,991 triệu đồng tương đương với 2.32% so với năm 2018. Đây là một kết quả kinh doanh khá tốt thể hiện doanh nghiệp đang mở

rộng quy mô, thị phần của DN tăng lên mặc dù lợi nhuận trước thuế chỉ tăng nhẹ nhưng cũng cho thấy tình hình khả quan. Tuy nhiên đến năm 2020, cả DTT từ hoạt động bán hàng&cung cấp dịch vụ và lợi nhuận trước thuế của DN đều giảm mạnh, cụ thể DTT giảm 57,689,745 triệu đồng tương đương với 58.73% và lợi nhuân trước thuế giảm 14,349,208 triệu đồng, giảm 423.42% so với năm 2019. Điều này phản ánh

tình hình kinh doanh của công ty sụt giảm nghiêm trọng, mặc dù theo báo cáo của công ty thị phần của công ty năm 2020 vẫn tăng lên. Nguyên nhân chính dẫn đến sự sụt giảm nặng nề này là do ảnh hưởng của đại dịch Covid19, VNA phải cắt giảm rất nhiều chuyến bay cả trong nước và quốc tế. Do đó, DT từ hoạt động bán hàng và

Một phần của tài liệu 831 phân tích báo cáo tài chính nhằm cải thiện tình hình tài chính của tổng công ty hàng không việt nam (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(104 trang)
w