6. Kết cấu khóa luận:
1.7.3. Phân tích sự biến động của tài sản, nguồn vốn và các mối quan hệ trên
trên Bảng cân đối kế toán
1.7.3.1. Phân tích sự biến động của tài sản, nguồn vốn
(TS.Lê Thị Xuân, 2018) cho rằng để phân tích sự biến động của tài sản và nguồn vốn của DN, phương pháp chủ yếu thường được sử dụng là phương pháp so sánh với kỹ thuật so sánh ngang và so sánh dọc.
Bằng việc so sánh ngang có thể thấy được sự biến động về mặt thời gian của quy mô tổng tài sản, tổng nguồn vốn, từng loại tài sản, từng loại nguồn vốn của một DN, qua đó đối chiếu với yêu cầu sản xuất kinh doanh của DN; các chính sách bán hàng, dự trữ của DN, xem xét các nhân tố tác động sự biến động của tài sản, nguồn vốn để đánh giá tính hợp lý hay không hợp lý của sự biến động đó.
Ngoài ra, các nhà phân tích nên sử dụng cả phương pháp so sánh dọc - sử dụng
báo cáo theo tỷ trọng, thường được dùng để chuẩn hóa các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán bằng cách biểu diễn các chỉ tiêu dưới dạng % của một chỉ tiêu được lấy làm gốc có liên quan. Ví dụ như các chỉ tiêu trong bảng cân đối kế toán có thể biểu diễn dưới dạng % của tổng tài sản, nguồn vốn. Bên cạnh đó, các báo cáo còn cung cấp các thông tin hữu ích cho những phân tích trong việc nâng cao tầm hiểu biết đối
với các đặc trưng kinh tế của ngành khác nhau và của các DN khác nhau trong cùng một lĩnh vực hoạt động. Trong phân tích để có đánh giá đúng về sự biến động của một tỷ trọng nào đó trong TS, nguồn vốn cần xem xét một cách kỹ lưỡng, trên mọi khía cạnh cùng với các nhân tố khách quan, chủ quan tác động.
1.7.3.2. Phân tích mối quan hệ giữa tài sản và nguồn vốn
a. Các mối quan hệ trên bảng cân đối kế toán
- Vốn lưu động ròng: là phần chênh lệch giữa nguồn vốn dài hạn hay còn gọi
là nguồn vốn thường xuyên với tài sản dài hạn trong DN. Thực chất vốn lưu động ròng là một phần nguồn vốn dài hạn được DN dùng vào việc tài trợ cho TS ngắn hạn
Vốn lưu động ròng = Nguồn vốn dài hạn - Tài sản dài hạn Hoặc
Vốn lưu động ròng = Tài sản ngắn hạn - Nguồn vốn ngắn hạn
Vốn lưu động ròng > 0 thể hiện phần nguồn vốn dài hạn trong DN đang được tài trợ cho tài sản ngắn hạn. Đây là điều cần thiết trong chính sách tài trợ vốn duy trì sự ổn định trong HĐKD của DN;
Nếu nguồn vốn dài hạn < TS dài hạn thì vốn lưu động ròng <0, chứng tỏ DN có một phần TS dài hạn được tài trợ bằng nguồn vốn ngắn hạn dẫn đến cơ cấu vốn rất mạo hiểm.
- Nhu cầu vốn lưu động là nhu cầu vốn ngắn hạn phát sinh trong quá trình sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhưng chưa được tài trợ bởi bên thứ ba trong quá trình kinh doanh đó.
Nhu cầu vốn lưu động = Tài sản kinh doanh - Nợ kinh doanh
+ TS kinh doanh > Nợ kinh doanh, nhu cầu vốn lưu động xác định được là một
số dương thể hiện DN phát sinh nhu cầu vốn do có một phần TS kinh doanh chưa được tài trợ bởi bên thứ ba;
+ TS kinh doanh < nợ kinh doanh, nhu cầu vốn lưu động xác định được là một
số âm thể hiện phần vốn chiếm dụng của từ bên thứ ba của doanh nghiệp nhiều hơn toàn bộ nhu cầu vốn ngắn hạn phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp;
- Ngân quĩ ròng gồm các khoản tiền và tương đương tiền cùng các khoản đầu
+ Ngân quĩ ròng = Ngân quỹ có - Ngân quỹ nợ
Ngân quỹ nợ chính là các khoản vay và nợ ngắn hạn từ các nhà cho vay Ngân quĩ có > ngân quỹ nợ thể hiện DN hoàn toàn có khả năng hoàn trả ngay các khoản nợ ngắn hạn cho nhà cho vay nếu các khoản vay này đến hạn trả nợ. DN dư thừa ngân quỹ. Ngược lại nếu ngân quỹ có < ngân quỹ nợ, tại thời điểm này DN chưa đủ tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn cho chủ nợ nếu các khoản vay này
đến hạn. DN thâm hụt ngân quỹ;
+ Ngân quỹ ròng = Vốn lưu động ròng - Nhu cầu vốn lưu động
Ngân quỹ ròng >0 (nếu nhu cầu vốn lưu động dương) chứng tỏ ngoài tài trợ cho TS dài hạn, đảm bảo thỏa mãn nhu cầu vốn lưu động phát sinh trong hoạt động sản xuất kinh doanh, nguồn vốn dài hạn trong DN chưa sử dụng mà còn để trên khoản
mục tiền hoặc đang dùng vào đầu tư chứng khoán ngắn hạn. Ngược lại ngân quỹ ròng
> 0 (nếu nhu cầu vốn lưu động âm) thể hiện DN dư thừa ngân quỹ một phần do thừa nguồn vốn dài hạn chưa sử dụng vào sản xuất, một phần do chiếm dụng được vốn từ bên thứ ba;
Ngân quỹ ròng < 0 chứng tỏ nguồn vốn dài hạn chỉ tài trợ một phần nhu cầu vốn lưu động, phần còn lại dựa vào tín dụng ngắn hạn ngân hàng.
b. Mối quan hệ giữa vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động
Để tài trợ nhu cầu vốn lưu động, một cơ cấu vốn an toàn là DN thường xuyên có một nguồn vốn dài hạn để bù đắp, phần còn lại sử dụng vốn tín dụng ngắn hạn. Tuy nhiên cơ cấu tham gia của vốn dài hạn và vốn tín dụng ngắn hạn tài trợ cho nhu cầu vốn lưu động nhiều hay ít sẽ quyết định mức độ an toán hay rủi ro trong HĐKD của DN. Nếu DN sử dụng quá nhiều vốn dài hạn cho nhu cầu vốn lưu động có thể sẽ làm giảm hiệu quả kinh doanh trong kỳ.
Một tỷ lệ hợp lý giữa vốn lưu động ròng và nhu cầu vốn lưu động cần được xem xét dựa vào đặc điểm hoạt động quá trình luân chuyển vốn của từng doanh nghiệp. Dựa vào các mối quan hệ giữa vốn lưu động ròng, nhu cầu vốn lưu động, ngân quỹ ròng và sự biến động của chúng có thể đánh giá mức độ rủi ro trong cơ cấu vốn, đánh giá khái quát tình hình đảm bảo vốn cho HĐKD của DN, mức độ chiếm dụng nguồn vốn từ bên ngoài, mức độ vay nợ,...
c. Phân tích các nhân tố và các nguyên nhân gây nên sự biến động của các chỉ tiêu
Việc duy trì vốn lưu động ròng dương trong cơ cấu nguồn vốn của DN là cần thiết cho HĐKD. Điều này đem lại cho DN một nguồn vốn tài trợ ổn định, một dấu hiệu an toàn. Mặt khác, sự biến động của vốn lưu động ròng của DN giữa các kỳ cũng
là vấn đề đáng quan tâm. Vốn lưu động ròng tăng/giảm do ảnh hưởng của 2 nhân tố: nguồn vốn dài hạn và tài sản dài hạn.
Nguồn vốn dài hạn tăng có thể do tăng nguồn vốn chủ sở hữu như DN phát hành thêm cổ phiếu, do bên liên doanh góp vốn hoặc DN tăng vốn từ việc tăng hiệu quả HĐKD của kỳ trước,.. hoặc nguồn vốn tăng do DN vay thêm vốn từ nhà cho vay hay phát hành trái phiếu dài hạn.
TS dài hạn tăng do mua sắm thêm máy móc, thiết bị, xây dựng mới hay mở rộng nhà xưởng kho tàng nhằm tăng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm,
tăng sức cạnh tranh của DN hoặc cũng có thể do bán bớt các TS không cần dùng, do điều chuyển thanh lý,.. làm giảm TSCĐ trong DN.
Để phân tích nhu cầu vốn lưu động có thể thực hiện phép so sánh nhu cầu vốn
lưu động giữa các kỳ kinh doanh. Trong điều kiện bình thường, một DN muốn mở rộng quy mô hoạt động sẽ phải tăng quy mô về vốn. Nhu cầu vốn lưu động tăng sẽ gây khó khăn cho ngân quỹ của DN, buộc nhà quản lý DN phải tìm nguồn vốn để bù đắp. Ngoài ra khi phân tích, nhà phân tích có thể xem xét mức biến động tương đối của nhu cầu vốn lưu động so với quy mô hoạt động của DN theo chỉ số
Nhu cầu Vốn lưu động
Doanh thu thuần . Tỷ só này nhỏ hơn 1 cho thấy DN có sự tiết kiệm tương đối về vốn trong việc tăng quy mô hoạt động của DN.
Bên cạnh đó, nhà phân tích có thể xem xét những nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu vốn lưu động và nguyên nhân của sự thay đổi các nhân tố đố. Cac nhân tố ảnh hưởng bao gồm sự biến động của TS kinh doanh và nợ kinh doanh.